Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức: + Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì xử lí khác nhau.

 + Hiểu phép toán Div, Mod.

 + Hiểu thêm các lệnh in dữ liệu ra ngoài màn hình và tạm dừng chương trình

- Kỹ năng: Vận dụng chuyển được biểu thức toán học sang biểu thức TP

 - Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, ham thích môn học, có ý thức tìm tòi.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực phát triển: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Năng lực chung: Phân biệt được lệnh Mod và Div, hiểu công dụng của lệnh Delay(5000), lệnh Readln và lệnh Writeln.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực khoa học máy tính cơ bản.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

 Giáo viên : Phòng máy có cài đặt TP đầy đủ và hoạt động ổn định, Bài tập làm thêm để học sinh thực hành.

 Học sinh : - Nghiên cứu lệnh nào để tạm dừng màn hình và cách để in các số thực cách nhau một khoảng để kết quả in ra dễ nhìn đẹp mắt.

- Học bài, nghiên cứu bài trước.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

 2. Kiểm tra bài cũ: Không

 Tiết trước các em đã được thực hành các phép toán, tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục thực hành trên máy tính về cách viết một chương trình để tính toán.

 3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2018	
Tuần: 5
Tiết: 9
Bài thực hành 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: + Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì xử lí khác nhau.
+ Hiểu phép toán Div, Mod.
+ Hiểu thêm các lệnh in dữ liệu ra ngoài màn hình và tạm dừng chương trình
- Kỹ năng: Vận dụng chuyển được biểu thức toán học sang biểu thức TP 
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, ham thích môn học, có ý thức tìm tòi.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực phát triển: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chung: Biết cách chuyển biểu thức toán học sang biểu diễn trong Pascal, biết sử dụng lệnh để viết chương trình.	 
- Năng lực chuyên biệt: năng lực khoa học máy tính cơ bản.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
¶ Giáo viên : Phòng máy có cài đặt TP đầy đủ và hoạt động ổn định, Bài tập làm thêm để học sinh thực hành.
¶ Học sinh : - Nghiên cứu lệnh nào để tạm dừng màn hình và cách để in các số thực cách nhau một khoảng để kết quả in ra dễ nhìn đẹp mắt. 
- Học bài, nghiên cứu bài trước.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
	 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
	 2. Kiểm tra bài cũ: Không
Tiết trước các em đã đi tìm hiểu về chương trình và dữ liệu ?Vậy làm thế nào để viết được một chương trình ?Tiết hôm nay các em sẽ đi thực hành trên máy tính về cách viết một chương trình để tính toán.
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Bài tập 1
- Giáo viên: em hãy trình bày lại cách chuyển các biểu thức toán học câu a bài 1/ SGK/28 sang biểu thức TP.
- Học sinh: 4 học sinh trình bày biểu thức TP trên bảng.
- Giáo viên: gọi học sinh khác nhận xét, cho điểm.
- Giáo viên: trong ngôn ngữ lập trình TP có hàm sqr để lấy bình phương nhưng trong khi thực hiện câu a chúng ta không sử dụng hàm mà để biểu diễn bình phương của một số thì ta nhân số đó với chính nó.
- Giáo viên: em có nhận xét gì về thứ tự ưu tiên các phép toán và để cho biết thứ tự các phép toán được ưu tiên đặt trong dấu ngoặc gì?
- Học sinh: đặt trong ngoặc tròn ()
- Học sinh: thực hành gõ các câu lệnh câu b vào chương trình và khi có thông báo lỗi thì so sánh đối chiếu với SGK để kiểm tra kết quả.
- Giáo viên: Lệnh Write hiển thị kết quả của xâu kí tự nằm trong dấu nháy đơn và dấu nháy sẽ đặt sau xâu kí tự thông báo còn Writeln thì dấu nháy sẽ xuống hàng.
- Giáo viên: Hai dãy giống nhau gồm số và kí hiệu phép toán, nếu đặt trong dấu nháy đơn thì Pascal hiểu đó là xâu kí tự và lệnh Write sẽ hiển thị xâu kí tự ra màn hình. Nhưng nếu không đặt trong dấu nháy đơn thì Pascal sẽ hiểu đó là biểu thức và lệnh Write sẽ hiển thị kết quả biểu thức. Đây cũng là VD minh họa cho việc kiểu dữ liệu khác nhau thì xử lí khác nhau. Sự kết hợp hiển thị dữ liệu xâu và kết quả biểu thức ở đây tạo thuận lợi cho người dùng theo dõi kết quả hơn.
- Giáo viên: khi làm xong câu b em có nhận xét gì về sự cần thiết của phần khai báo và phần thân.
- Học sinh: phần khai báo có thể không có nhưng phần thân nhất định phải có.
Luyện tập gõ các biểu thức số học trong chương trình TP:
Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức TP:
15x4-30+12
(10+2)2: (3+1)
10+5:3+1-18:5+1
(10+2)2-24: (3+1)
Khởi động chương trình TP và gõ các câu lệnh để tính các biểu thức trên.
Lưu với tên là CT2.Pas và chạy kiểm tra kết quả chương trình
4. Hoạt động luyện tập 
- Gõ được các biểu thức toán học trong chương trình Pascal.
5. Hoạt động vận dụng: 
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
 IV. Rút kinh nghiệm	
...
Ngày soạn: 25/9/2018	
Tuần: 5
Tiết: 10
Bài thực hành 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: + Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì xử lí khác nhau.
 + Hiểu phép toán Div, Mod.
 + Hiểu thêm các lệnh in dữ liệu ra ngoài màn hình và tạm dừng chương trình
- Kỹ năng: Vận dụng chuyển được biểu thức toán học sang biểu thức TP 
 - Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, ham thích môn học, có ý thức tìm tòi.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực phát triển: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chung: Phân biệt được lệnh Mod và Div, hiểu công dụng của lệnh Delay(5000), lệnh Readln và lệnh Writeln. 
- Năng lực chuyên biệt: năng lực khoa học máy tính cơ bản.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
¶ Giáo viên : Phòng máy có cài đặt TP đầy đủ và hoạt động ổn định, Bài tập làm thêm để học sinh thực hành.
¶ Học sinh : - Nghiên cứu lệnh nào để tạm dừng màn hình và cách để in các số thực cách nhau một khoảng để kết quả in ra dễ nhìn đẹp mắt. 
- Học bài, nghiên cứu bài trước.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
 Tiết trước các em đã được thực hành các phép toán, tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục thực hành trên máy tính về cách viết một chương trình để tính toán.
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1. Bài tập 2
- Học sinh: thực hành gõ nội dung chương trình bài 2.
- Giáo viên: em có nhận xét gì về kết quả phép chia với phép tính DIV và MOD
- Học sinh: phép tính DIV và MOD khác với phép chia. 
- Giáo viên: lệnh clrscr được dùng để làm gì? Chỉ sử dụng được lệnh này khi nào?
- Học sinh: khi khai báo thư viện uses crt
- Giáo viên: em có nhận xét gì về lệnh delay và readln vừa thực hiện.
- Học sinh: dừng màn hình xem kết quả.
- Giáo viên: Việc sử dụng hai lệnh này là thể hiện sự giao tiếp giữa người và máy tính.
Bài 2/SGK/27,28
Hoạt động 2: Bài tập 3 
- Giáo viên: em hãy cho biết đế mở tệp tin TP em phải làm gì?
- Học sinh: trả lời.
- Học sinh: thực hành gõ nội dung bài 3.
- Giáo viên: em có nhận xét gì về mỗi câu lệnh Writeln?
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: chốt lại.
Writeln(:n:m) dùng để điều khiển cách in số thực trên màn hình. Với giá trị thực là số thực, n quy định độ rộng in số thực, m số chữ số thập phân.
- Giáo viên: các lệnh in ra màn hình được căn về lề nào?
- Học sinh: căn lề phải.
Bài tập 3 SGK/28
4. Hoạt động luyện tập 
- Phép Div lấy phần nguyên, Mod lấy phần dư của phép chia.
- Lệnh tạm dừng màn hình xem kết quả là delay(x) và readkn.
	- Writeln(:n:m) dùng để điều khiển cách in số thực trên màn hình. Với giá trị thực là số thực, n quy định độ rộng in số thực, m số chữ số thập phân.
	- Các lệnh in kết quả được căn thẳng lề phải.
5. Hoạt động vận dụng: 
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
 IV. Rút kinh nghiệm	
..
Khánh Hưng, ngày: 27/09/2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_5_nam_hoc_2018_2019.doc