Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 * Kiến thức:

 -Hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.

 - Biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này.

 - Biết cách sử dụng phần mềm để vẽ các hình hình học trong chương trình môn toán lớp 8.

 * Kĩ năng

 - Học sinh có ý thức trong việc ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình.

 * Thái độ

 - Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: phòng máy hoạt động ổn định và cài đặt phần mềm Geogeobra

2. Học sinh: ôn lại cách sử dụng các nút lệnh vẽ các nhóm đối tượng hình, vẽ các đối tượng phụ thuộc, cách dựng hình của bài toán hình học.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản.

- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: phòng máy hoạt động ổn định và cài đặt phần mềm Geogeobra

2. Học sinh: đọc bài trước khi đến lớp.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/5/2018
Tuần: 33
Tiết: 65
HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức: - Hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
	- Biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này.
	- Biết cách sử dụng phần mềm để vẽ các hình hình học trong chương trình môn toán lớp 8.
 * Kĩ năng:
	- Học sinh có ý thức trong việc ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình.
 * Thái độ:
	- Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản.
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
Giáo viên: phòng máy hoạt động ổn định và cài đặt phần mềm Geogeobra
Học sinh: đọc bài trước khi đến lớp.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
 Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu về Geogebra
- Giáo viên: gọi học sinh đọc mục I.
- Học sinh: đọc mục I.
- Giáo viên: giới thiệu.
- Phần mềm Geogeobra dùng để vẽ các hình học đơn giản, phần mềm có thể tạo sự gắn kết các đối tượng hình học như vuông góc, song song. Có khả năng tương tác như chuyển động nhưng vẫn giữ được mối quan hệ giữa các đối tượng.
Phiên bản được giới thiệu là 3.0 đã được việt hóa hoàn toàn.
- Để chạy được các máy tính cần cài đặt môi trường Java phiên bản 1.4.2 trở lên (hay còn gọi là Java ảo). Phần mềm Java cần cài đặt trước khi cài đặt Geogeobra.
SGK/98.
Để xuất hiện giao diện tiếng việt
Optionsà Languageàh-zà Vietnamese.
Hoạt động 2. Làm quen với phần mềm Geogeobra tiếng việt
- Giáo viên: Em hãy cho biết cách khởi động phần mềm
- Học sinh: trình bày cách khởi động phần mềm.
a) khởi động
- Nháy chuột vào biểu tượng Geogeobra để khởi động phần mềm.
b) Giới thiệu màn hình Geogeobra tiếng việt.
c)Giới thiệu các công cụ làm việt chính.
d) Các thao tác với tệp
e) Thoát khỏi phần mềm
Hoạt động 3. Đối tượng hình học
- Giáo viên: gọi học sinh đọc khái niệm đối tượng hình học
- Học sinh: đọc khái niệm.
? thế nào là đối tượng tự do? Vd
- Học sinh: trả lời
? thế nào là đối tượng phụ thuộc?Vd
- Học sinh: trả lời
- Học sinh: nhận xét.
- Giáo viên: chốt lại
? nêu cách vẽ các đối tượng phụ thuộc
- Học sinh: nêu
- Học sinh: thực hành vẽ một số đối tượng phụ thuộc: điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm, giao của hai hình tròn, giao của đường tròn và đường thẳng.
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành
- Giáo viên: nhận xét và nhắc lại một số lỗi sai một số nhóm, tuyên dương nhóm thực hành tốt.
? làm như thế nào để hiển thị danh sách các đối tượng
- Học sinh: trả lời
? nhận xét gì về màu các đối tượng trên hình và trên danh sách
- Học sinh: nhận xét
- Giáo viên: chốt lại
- Học sinh: ghi nhận
? làm thế nào để ẩn đối tượng/ ẩn hiện tên nhãn
- Học sinh: nghiên cứu trả lời
- Giáo viên: chốt lại
- Học sinh: ghi nhận
? làm thế nào để thay đổi tên đối tượng
- Học sinh: nghiên cứu trả lời
- Giáo viên: chốt lại
- Học sinh: ghi nhận
? làm thế nào để hủy vết chuyển động đối tượng
- Học sinh: nghiên cứu trả lời
- Giáo viên: chốt lại
- Học sinh: ghi nhận
? làm thế nào để xóa
- Học sinh: nghiên cứu trả lời
- Giáo viên: chốt lại
- Học sinh: ghi nhận
a) Khái niệm đối tượng hình học: SGK/104)
b) Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc
Điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm, giao của 2 đối tượng hình học.
c) Danh sách các đối tượng trên màn hình
Hiển thịà hiển thị danh sách các đối tượng
d) Thay đổi thuộc tính của đổi tượng:
Ẩn đối tượng: 
1. Nháy chuột phải lên đối tượng
2. Hủy chọn hiển thị đối tượng
Ẩn/ hiện tên nhãn đối tượng:
1. Nháy chuột phải lên đối tượng
2. Hủy chọn hiển thị tên đối tượng
Thay đổi tên đối tượng:
1. Nháy chuột phải lên đối tượng
2. Chọn đổi tên, nhập tên vào hộp thoại
3. Nháy chọn Áp dụng
Đặt/hủy vết chuyển động đối tượng:
1. Nháy chuột phải lên đối tượng
2. Chọn mở dấu vết khi di chuyển.
Xóa đối tượng: (3 cách)
1. Dùng công cụ để chọn đối tượngà Delete
2. Nháy chuột phải lên đối tượngàthực hiện xóa
3. chọn công cụ xóa đối tượng.
	 4. Hoạt động luyện tập 
	- Cách sử dụng các nhóm công cụ vẽ của phần mềm.
	- Lưu lại hình vẽ và lưu để sử dụng.
	 5. Hoạt động vận dụng: 
 	 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM
......
Ngày soạn: 2/5/2018
Tuần: 33
Tiết: 66
HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (tt)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức:
	-Hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
	- Biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này.
	- Biết cách sử dụng phần mềm để vẽ các hình hình học trong chương trình môn toán lớp 8.
 * Kĩ năng
	- Học sinh có ý thức trong việc ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình.
 * Thái độ
	- Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: phòng máy hoạt động ổn định và cài đặt phần mềm Geogeobra
Học sinh: ôn lại cách sử dụng các nút lệnh vẽ các nhóm đối tượng hình, vẽ các đối tượng phụ thuộc, cách dựng hình của bài toán hình học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản.
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
Giáo viên: phòng máy hoạt động ổn định và cài đặt phần mềm Geogeobra
Học sinh: đọc bài trước khi đến lớp.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
 Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1. Bài tập thực hành
- Giáo viên: em hãy cho biết cách vẽ một tam giác
- Học sinh: trình bày
- Học sinh: nhận xét
- Học sinh: thực hành
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành và nhận xét kết quả các nhóm
?tính chất để nhận biết một hình là hình thang
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: em hãy cho biết cách vẽ một hình thang
- Học sinh: trình bày
- Học sinh: nhận xét
- Học sinh: thực hành
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành và nhận xét kết quả các nhóm
?tính chất của hình thang cân là gì
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: em hãy cho biết cách vẽ một hình thang cân
- Học sinh: trình bày
- Học sinh: nhận xét
- Học sinh: thực hành
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành và nhận xét kết quả các nhóm
Để vẽ được hình thang cân đi qua 3 điểm ta xác định đường trung trực của BC, vẽ tia x song song với BC, xác định AN=ND.
?Thế nào gọi là hình tròn ngoại tiếp tam giác
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: em hãy cho biết cách vẽ một hình tròn ngoại tiếp một tam giác biết trước.
- Học sinh: trình bày
- Học sinh: nhận xét
- Học sinh: thực hành
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành và nhận xét kết quả các nhóm
Để vẽ được hình tròn ngoại tiếp tam giác cần xác định tâm chính là giao điểm của hai đường trung trực tam giác ABC
?Thế nào gọi là hình tròn nội tiếp tam giác
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: em hãy cho biết cách vẽ một hình tròn nội tiếp một tam giác biết trước.
- Học sinh: trình bày
- Học sinh: nhận xét
- Học sinh: thực hành
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành và nhận xét kết quả các nhóm
Để vẽ được hình tròn nội tiếp tam giác cần xác định tâm chính là giao điểm của hai đường phân giác tam giác ABC
? Em hãy tìm cách dựng hình các bài tập 6,7,8,9,10 còn lại, ghi lại cách dựng và thực hành trên máy lưu với tên từng bài
- Học sinh: thực hành
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành và cho điểm nhóm thực hành tốt
Bài tập 1/SGK/108 
Vẽ tam giác, tứ giác.
Bài tập 2/SGK/108 
Vẽ hình thang.
Bài tập 3/SGK/108 
Vẽ hình thang cân.
Bài tập 4/SGK/108 
Vẽ hình tròn ngoại tiếp tam giác.
Bài tập 5/SGK/108 
Vẽ hình tròn nội tiếp tam giác.
	 4. Hoạt động luyện tập 
	- xem lại các bài toán dựng hình để có thể vẽ các hình theo nhiều cách
	 5. Hoạt động vận dụng: 
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM
......
Khánh Hưng, ngày 03/05/2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_33_nam_hoc_2017_2018.doc