Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

* Kiến thức: Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh về biến mảng.

* Kỹ năng: Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh.

 * Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Ứng dụng phục vụ cho học tập cuộc sống, gia đình, xã hội.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

 - GV: Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.

 - HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

2. Kiểm tra bai cũ: Trong quá trình làm bài tập.

 3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/3/2018
Tuần: 27
Tiết: 53 
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (tiết 3)
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: - Biết được khái niệm mảng một chiều
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng
 * Kỹ năng: Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
 * Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán.
 - Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
 - GV: Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.
 - HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cú pháp khai báo mảng trong pascal, chỉ rõ các thành phần trong cú pháp? Cho ví dụ?
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số 
- GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 3 (SGK Tr 78).
- GV: Giới thiệu thuật toán tìm MAX (số lớn nhất của dãy số nguyên nhập từ bàn phím).
- Sau khi giới thiệu xong thuật toán tìm Max giáo viên hướng dẫn HS xác định các biến, kiểu biến và viết khai báo biến; viết câu lệnh thực hiện các bước nhập N, nhập các phần tử của mảng, tìm Max, in Max ra màn hình. 
- GV: Từ các hướng dẫn trên giúp HS có thể hiểu được các đoạn cương trình. GV đưa ra chương trình đầy đủ.
3. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số
Program P_Max;
Var
 i, N, Max : integer;
A: array[1..100] of integer;
Begin
	{Nhap N}
write('Hay nhap do dai cua day so, N = '); readln(N);
	{Nhap day so}
 writeln('Nhap cac phan tu cua day so:');
 For i:=1 to N do
 Begin
 write('a[',i,']='); readln(a[i]);
 End;
	{Tim Max}
 Max:=a[1];
 for i:=2 to n do if Max<a[i] then Max:=a[i];
	{Hien thi Max ra man hinh}
 write('So lon nhat la Max = ',Max);
 readln;
End.
Hoạt động 2 : Thực hành 
- GV: Yêu cầu HS nhập lại chương trình vừa học, dịch, chạy chương trình và nhận xét kết quả.
- HS: Đọc ví dụ SGK.
- HS: Chú ý quan sát và ghi chép.
- HS: Theo hướng dẫn thực hiện các yêu cầu của 
- HS: Hình thành được các đoạn chương trình và quan sát, ghi chép lại chương trình đầy đủ GV đưa ra.
- HS: Khởi động máy tính và thực hành.
Thực hành
 4. Hoạt động luyện tập
- Khái niệm mảng một chiều
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
- Thuật toán tìm số lớn nhất và nhỏ nhất trong mảng
	5. Hoạt động vận dụng
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Về nhà xem lại bài học tiết sau chúng thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Ngày soạn: 21/3/2018
Tuần: 27
Tiết: 54
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (tiết 4)
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh về biến mảng.
* Kỹ năng: Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng và kết hợp các câu lệnh.
 * Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Ứng dụng phục vụ cho học tập cuộc sống, gia đình, xã hội.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
 - GV: Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.
 - HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bai cũ: Trong quá trình làm bài tập.
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
I. Phần biến mảng
GV: Đưa ra các bài tập ở SGK và gọi học sinh lên bảng trả lời.
1) Hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng trong chương trình.
2) Đáp án a) Sai. Phải thay dấu phẩy bằng hai dấu chấm; b) và c) Sai, vì giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của chỉ số mảng phải là số nguyên; d) Sai, vì giá trị đâu của chỉ số mảng phải nhỏ hơn hoặc bằng chỉ số cuối; e) Đúng.
3) "Có thể xem biến mảng là một biến được tạo từ nhiều biến có cùng kiểu, nhưng chỉ dưới một tên duy nhất". Phát biểu đó đúng hay sai?
4) Câu lệnh khai báo biến mảng sau đây máy tính có thực hiện được không?
var N: integer;
A: array[1..N] of real;
5) Viết chương trình Pascal sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy cũng được nhập từ bàn phím
1) Lợi ích chính của việc sử dụng biến mảng là rút gọn việc viết chương trình, có thể sử dụng câu lệnh lặp để thay nhiều câu lệnh. Ngoài ra chúng ta còn có thể lưu trữ và xử lí nhiều dữ liệu có nội dung liên quan đến nhau một cách hiệu quả.
2) Các khai báo biến mảng sau đây trong Pascal đúng hay sai?
var X: Array[10,13] Of Integer; 
var X: Array[5..10.5] Of Real; 
var X: Array[3.4..4.8] Of Integer; 
var X: Array[10..1] Of Integer; 
var X: Array[4..10] Of Real; 
3) Đúng
4) Không. Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của chỉ số mảng phải được xác định trong phần khai báo chương trình.
5) Học sinh thực hành trên máy
Chương trình có thể như sau:
Program Do_dai;
var N, i: integer;
A: array[1..100] of integer;
begin	
write('Nhap so phan tu cua mang, n= ',n);
writeln('Nhap cac phan tu cua day so:');
 For i:=1 to N do
 Begin
 write('a[',i,']='); readln(a[i]);
 End;
readln
end.
4. Hoạt động luyện tập: 
	- Lỗi chương trình thường gặp.
	- Tham chiếu tới phần tử của mảng được xác định bằng cách: [chỉ số].
5. Hoạt động vận dụng: 
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
	- Xem lại các bài đã học chuẩn bị thực hành bài xử lý dãy số
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Khánh Hưng, ngày 22/03/2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_27_nam_hoc_2017_2018.doc