Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 * Kiến thức:

- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.

* Kỹ năng: Học sinh viết được chương trình của một bài toán. Và làm thành thục.

* Thái độ: Yêu thích môn tin học. Có trí hướng phấn đấu vươn lên trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết các bước giải bài toán trên máy tính; Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

 1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 17 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/2017	 
Tuần: 17
Tiết: 33
 BÀI TẬP
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức
- Học sinh rèn luyện để nắm vững thuật toán biến đổi để di được từ bài toán đến chương trình. Biết khái niệm bài toán, thuật toán.
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. 
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số. 
* Kỹ năng: Học sinh viết được chương trình của một bài toán. Và làm thành thục.
* Thái độ: Yêu thích môn tin học. Có chí hướng phấn đấu vươn lên trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết các bước giải bài toán trên máy tính; Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
1.GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
2. HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình làm bài tập.
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NÔI DUNG
Hoạt động 1: Bài tập 1
Giáo viên nêu bài toán 1 SGK:
Bài 1: Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau:
a)Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần.
b)Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
c)Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho.
* Học sinh trả lời từng câu hỏi một và viết lại ở bảng
* Cho học sinh nhận xét
* Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
Bài 1:
Đáp án:
a)INPUT: Danh sách họ của các học sinh trong lớp.
OUTPUT: Số học sinh có họ Trần.
b)INPUT: Dãy n số.
OUTPUT: Tổng của các phần tử lớn hơn 0.
c)INPUT: Dãy n số.
OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất (có thể một hay nhiều số).
Hoạt động 2: Bài tập 2
Giáo viên nêu bài toán 2 SGK: 
Bài 2: Giả sử x và y là các biến số. Hãy cho biết kết quả của việc thực hiện thuật toán sau:
Bước 1. x ¬ x + y
Bước 2. y ¬ x - y
Bước 3. x ¬ x - y
* Học sinh trả lời , có thể lên bảng viết.
* Cho học sinh nhận xét
* Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
Bài 2:
Sau ba bước, x có giá trị ban đầu của y và y có giá trị ban đầu của x, tức giá trị của hai biến x và y được hoán đổi cho nhau
Hoạt động 3: Bài tập 3
Giáo viên nêu bài toán 3 SGK: 
Bài 3: 
 Cho trước ba số dương a, b và c. Hãy mô tả thuật toán giải ghi kết quả ba số đó có thể là ba cạnh của một tam giác hay không.
 * Cho học sinh làm theo nhóm rồi gọi học sinh lên trình bài
 * Học sinh trả lời , có thể lên bảng viết.
 * Cho học sinh nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
	Bài 3:
Mô tả thuật toán:
INPUT: Ba số dương a > 0, b > 0 và c > 0.
OUTPUT: Thông báo "a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác" hoặc thông báo "a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác".
Bước 1. Tính a + b. Nếu a + b £ c, chuyển tới bước 5.
Bước 2. Tính b + c. Nếu b + c £ c, chuyển tới bước 5.
Bước 3. Tính a + c. Nếu a + c £ b, chuyển tới bước 5.
Bước 4. Thông báo "a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác" và kết thúc thuật toán.
Bước 5. Thông báo "a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác" và kết thúc thuật toán.
Hoạt động 4: Bài tập 4
Giáo viên nêu bài toán 4 SGK: 
Bài 4: 
 Cho hai biến x và y. Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến nói trên để x và y có giá trị tăng dần. 
 * Cho học sinh làm theo nhóm rồi gọi học sinh lên trình bài
 * Học sinh trả lời , có thể lên bảng viết.
 * Cho học sinh nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
Bài 4:
 Thuật toán 1. Sử dụng biến phụ z.
INPUT: Hai biến x và y.
OUTPUT: Hai biến x và y có giá trị tăng dần.
Bước 1. Nếu x £ y, chuyển tới bước 5.
Bước 2. z ¬ x. 
Bước 3. x ¬ y.
Bước 4. y ¬ z.
Bước 5. Kết thúc thuật toán.
Thuật toán 2. Không sử dụng biến phụ (xem bài tập 2 ở trên).
INPUT: Hai biến x và y.
OUTPUT: Hai biến x và y có giá trị tăng dần.
Bước 1. Nếu x £ y, chuyển tới bước 5.
Bước 2. x ¬ x + y. 
Bước 3. y ¬ x - y.
Bước 4. x ¬ x - y.
Bước 5. Kết thúc thuật toán.
 4. Hoạt động luyện tập: 
Cho học sinh nhắc lại các bước giải của 4 bài toán trên.
 5. Hoạt động vận dụng: 
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Làm các bài tập còn lại,
Đọc bài mới để giờ sau học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..................
Ngày soạn: 20/12/2017	 
Tuần: 17
Tiết: 34
BÀI TẬP (tt)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức:
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. 
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số. 
* Kỹ năng: Học sinh viết được chương trình của một bài toán. Và làm thành thục.
* Thái độ: Yêu thích môn tin học. Có trí hướng phấn đấu vươn lên trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết các bước giải bài toán trên máy tính; Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
	1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án.
	2. Chuẩn bị của HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NÔI DUNG
Giáo viên nêu bài toán 5 : 
Bài 5: 
 Cho ba biến x, y và z. Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến nói trên để x, y và z có giá trị tăng dần. Hãy xem lại Ví dụ 5 để tham khảo
 * Cho học sinh làm theo nhóm rồi gọi học sinh lên trình bài
 * Học sinh trả lời, có thể lên bảng viết.
 * Cho học sinh nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
Bài 5: 
 Trước hết, nếu cần, ta hoán đổi giá trị hai biến x và y để chúng có giá trị tăng dần. Sau đó lần lượt so sánh z với x và z với y, sau đó thực hiện các bước hoán đổi giá trị cần thiết (xem lại ví dụ 5 trong bài 5, SGK).
INPUT: Ba biến x, y và z.
OUTPUT: Ba biến x, y và z có giá trị tăng dần.
Bước 1. Nếu x £ y, chuyển tới bước 3.
Bước 2. t ¬ x, x ¬ y, y ¬ t. (t là biến trung gian. Sau bước này x và y có giá trị tăng dần.)
Bước 3. Nếu y £ z, chuyển tới bước 6.
Bước 4. Nếu z < x, t ¬ x, x ¬ z và z ¬ t, (với t là biến trung gian) và chuyển đến bước 6.
Bước 5. t ¬ y, y ¬ z và z ¬ t.
Bước 6. Kết thúc thuật toán.
Giáo viên nêu bài toán 6 SGK (GV cho thên câu b) : 
Bài 6: (Là bài 5 ở SGK)
 Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau:
a) Tính tổng các phần tử của dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước.
b) Nhập n số a1, a2, ..., an từ bàn phím và ghi ra màn hình số nhỏ nhất các số đó. Số n cũng được nhập từ bàn phím. 
 * Cho học sinh làm theo nhóm rồi gọi học sinh lên trình bày
 * Học sinh trả lời, có thể lên bảng viết.
 * Cho học sinh nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
Bài 6: 
a) Tính tổng các phần tử của dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước.
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: Tổng S = a1 + a2 +... + an.
Bước 1. S ¬ 0; i ¬ 0.
Bước 2. i ¬ i + 1.
Bước 3. Nếu i £ n, S ¬ S + ai và quay lại bước 2. 
Bước 4. Thông báo S và kết thúc thuật toán.
b) Tìm số nhỏ nhất trong dãy n số a1, a2, ..., an cho trước. Thuật toán này tương tự như thuật toán tìm giá trị lớn nhất trong dãy n số đã cho (xem ví dụ 6, bài 5). Điều khác biệt là thêm các bước nhập số n và dãy n số a1, a2, ..., an.
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: Min = Min{ a1, a2, ..., an}
Bước 1. Nhập n và dãy n số a1, a2,..., an.
Bước 2. Gán Min ¬ a1; i ¬ 1.
Bước 3. i ¬ i + 1.
Bước 4. Nếu i > n, chuyển đến bước 6.
Bước 5. Nếu ai ≥ Min, quay lại bước 3. Trong trường hợp ngược lại, gán Min ¬ ai rồi quay lại bước 3. 
Bước 6. Ghi giá trị Min ra màn hình và kết thúc thuật toán.
Giáo viên nêu bài toán 7: SGK (GV cho thên câu b) : 
Bài 7: (Là bài 6 ở SGK)
 Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước
 * Cho học sinh làm theo nhóm rồi gọi học sinh lên trình bài
 * Học sinh trả lời , có thể lên bảng viết.
 * Cho học sinh nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
Bài 7: 
Giải:
Tính tổng các số dương trong dóy số A = {a1, a2,..., an} cho trước.
INPUT: n và dóy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: S = Tổng các số ai > 0 trong dóy a1, a2,..., an.
Bước 1. S ¬ 0; i ¬ 0.
Bước 2. i ¬ i + 1.
Bước 3. Nếu ai > 0, S ¬ S + ai; ngược lại, giữ nguyên S. 
Bước 4. Nếu i £ n, và quay lại bước 2.
Bước 5. Thông báo S và kết thúc thuật toán.
Giáo viên nêu bài 8: 
Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau:
 Đếm số các số dương trong dãy số A = {a1, a2,.., an} cho trước. 
Tìm vị trí của số dương đầu tiên trong dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước, tính từ phải sang trái.
* Cho học sinh làm theo nhóm rồi gọi học sinh lên trình bài
 * Học sinh trả lời , có thể lên bảng viết.
 * Cho học sinh nhận xét
 * Giáo viên nhận xét và sửa lại bài cho học sinh
Bài 8:
a) Đếm số các số dương trong dãy số A = {a1, a2,.., an} cho trước.
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: Soduong = Số các số ai > 0.
Bước 1. Gán Soduong ¬ 0, i ¬ 0.
Bước 2. i ¬ i + 1.
Bước 3. Nếu i > n, chuyển đến bước 5.
Bước 4. Nếu ai > 0, gán Soduong ¬ Soduong +1 rồi quay lại bước 2. Trong trường hợp ngược lại, cũng quay lại bước 2. 
Bước 5. Thông báo giá trị Soduong và kết thúc thuật toán.
b) Tìm vị trí của số dương đầu tiên trong dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước, tính từ phải sang trái.
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: Vitri = Vị trí của số dương đầu tiên trong dãy số a1, a2,..., an, tính từ phải sang trái.
Bước 1. Gán i ¬ n. 
Bước 2. Nếu ai > 0, chuyển tới bước 5.
Bước 3. Gán i ¬ i - 1. 
Bước 4. Nếu i < 1, chuyển tới bước 5; ngược lại, quay lại bước 2.
Bước 5. Thông báo giá trị Vitri = i và kết thúc thuật toán. 
3. 	Hoạt động luyện tập: 
 - Cho học sinh nhắc lại các bước giải của 4 bài toán trên.
- Giáo viên nhắc lại cách làm của 4 bài toán trên lần nữa cho học sinh nắm vững hơn.
 4. Hoạt động vận dụng: 
 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Làm các bài tập còn lại,
Đọc bài mới để giờ sau học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................
Khánh Hưng, ngày: 21/12/ 2017
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_17_nam_hoc_2017_2018.doc