Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và đủ.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
* Kyõ naêng: Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
* Thaùi ñoä: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Phân biệt được cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ vận dụng vào làm các bài tập.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ.
- Học sinh: học bài số 5, đọc trước bài 6.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Ngày soạn: 7/11/2018 Tuần: 11 Tiết: 21 BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình. - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện. - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và đủ. - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. - Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal. * Kĩ năng - Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. * Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: vận dụng vào trong thực tế đưa ra được các ví dụ có kế hoạch xác định trước. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: - Giáo viên: Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ. - Học sinh: học bài số 5, đọc trước bài 6. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: Hoạt động dẫn dắt vào bài: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Em hãy giải bài tập 1/SGK/45 Câu 2: Em hãy giải bài tập 2/SGK/45 3. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện - Giáo viên: Em hãy cho biết thứ tự thực hiện các câu lệnh trong các chương trình đã học? -Học sinh: thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới. - Giáo viên: Nhấn mạnh thực hiện các lệnh tuần tự từ đầu đến cuối là thứ tự thực hiện ngầm định và là cấu trúc điều khiển của mọi ngôn ngữ lập trình. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc kế hoạch đã được xác định trước: VD: Mỗi buổi tối bạn Thông thường học bài va chuẩn bị bài của ngày hôm sau. + Bạn Lưu Anh thường ăn sáng trước khi đi học. Nhưng các hoạt động của con người thường bị thay đổi của các hoàn cảnh cụ thể. Nhiều hoạt động sẽ bị thay đổi, bị điều chỉnh cho phù hợp. + Nếu tối bạn thông bị sốt nặng cúm AH1N1 thì bạn Thông không thể học bài, chuẩn bị cho ngày hôm sau và có thể bạn còn nghỉ học. + Nếu sáng hôm nay bạn Lưu Anh dậy trễ thì bạn không thể nào ăn sáng kịp để đi học nên bạn nhịn ăn sáng. Trong cuộc sống hằng ngày, từ nếu trong các câu trên được dùng để chỉ điều kiện. Các điều kiện đó là:em bị ốm hay thức dậy trễ. Các hoạt động của hai bạn phụ thuộc vào điều kiện có xảy ra hay không. Nhiều bài toán mà máy tính giúp con người giải quyết là những vấn đề của cuộc sống thực tiễn. trong thực tiễn, một công việc nào đó được thực hiện nếu như một điều kiện nào đó được thỏa mãn. Vì vậy mọi ngôn ngữ lập trình điều phải có cấu trúc điều kiện cho phép giải quyết tình huống này. Nghĩa là trong chương trình một số câu lệnh có thể thực hiện hoặc không thực hiện phụ thuộc vào điều kiện cụ thể nào đó. 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện Có những hoạt động chỉ thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ nếu. Hoạt động 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện - Giáo viên: hoạt động tiếp theo sau điều kiện phụ thuộc vào gì? -Học sinh: phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu. - Giáo viên: kết quả kiểm tra có thể là gì? -Học sinh: đúng hoặc sai. - Giáo viên: treo tranh kiểm tra điều kiện -Học sinh: bổ sung cho hoàn chỉnh ? Nếu kết quả kiểm tra đúng thì như thế nào -Học sinh: điều kiện được thỏa mãn ? Nếu kết quả kiểm tra sai thì như thế nào -Học sinh: điều kiện không được thỏa mãn - Giáo viên: đưa ra một số VD trong tin học ngoài những VD trong thực tế. + Nhấn nút Print Screen thì sẽ chụp lại màn hình hiện thời. + Nhấn nút Copy thì sẽ sao chép phần văn bản đã được chọn. + Nhấn nút Insert thì sẽ chuyển đổi chế độ gõ văn bản. ? Em hãy cho một số VD trong tin học mà em gặp về điều kiện -Học sinh: trả lời 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện Khi kết quả kiểm tra là đúng, tức là điều kiện được thỏa mãn, khi kết quả kiểm tra là sai thì tức là điều kiện không thỏa mãn Hoạt động 3. Điều kiện và phép so sánh ? Em hãy cho biết kết quả của phép so sánh là gì -Học sinh: trị đúng hoặc sai ? Các phép toán so sánh mà em đã học là gì -Học sinh: =, #, ,>=.<= Các phép toán so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng ta thường sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng nghĩa là điều kiện được thỏa mãn, ngược lại điều kiện không thỏa mãn. - Giáo viên: cho một số VD như SGK. -Học sinh: lắng nghe và ghi nhận SGK/47 4. Hoạt động luyện tập: - Cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ. - Câu điều kiện thiếu và đủ. 5. Hoạt động vận dụng 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm .. Ngày soạn: 7/11/2018 Tuần: 11 Tiết: 22 BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình. - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện. - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và đủ. - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. - Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal. * Kyõ naêng: Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. * Thaùi ñoä: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Phân biệt được cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ vận dụng vào làm các bài tập. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: - Giáo viên: Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ. - Học sinh: học bài số 5, đọc trước bài 6. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: Hoạt động dẫn dắt vào bài: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Điều kiện Câu lệnh 1 Đúng Sai Câu lệnh 2 Điều kiện Câu lệnh Sai Đúng Hoạt động 1. Cấu trúc rẽ nhánh Trong tự nhiên có thể có 2 dạng sau: Nếu ................thì.............. Và Nếu...thì..... và ngược lại....... - Giáo viên: trình bày 2 VD trong SGK. -Học sinh: lắng nghe ? Em hãy cho biết cấu trúc của cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ -Học sinh: lên bảng vẽ -Học sinh: nhận xét - Giáo viên: hoàn thiện. -Học sinh: ghi nhận a. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu b. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ Hoạt động 2. Câu lệnh điều kiện Trong ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng các câu lệnh điều kiện. - Giáo viên: giới thiệu cấu trúc các câu lệnh điều kiện -Học sinh: lắng nghe và ghi nhận. - Giáo viên: điều kiện thường là các phép so sánh. Kết quả so sánh đúng tương đương với điều kiện được thỏa mãn, kết quả so sánh sai nghĩa là điều kiện thỏa mãn sai. Dịch câu lệnh ra tiếng việt - Giáo viên: giới thiệu các VD SGK -Học sinh: lắng nghe. a. Câu điều kiện dạng thiếu: If then ; b. Câu điều kiện dạng đủ: If then else 4. Hoạt động luyện tập: - Cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ. - Câu điều kiện thiếu và đủ. 5. Hoạt động vận dụng 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm .. Khánh Hưng, ngày: 8/11/2018 Kí duyệt: Phạm Huy Bình
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_11_nam_hoc_2018_2019.doc