Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Cúc

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 - Kiến thức:

 + Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.

 + Biết vai trò của chương trình dịch, hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?

 - Kĩ năng: - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học

 - Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 - Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội.

 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực tự học, năng lực tính toán.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước.

- Học sinh: SGK, vở ghi bài.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THPT KHÁNH HƯNG
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TIN HỌC
KHỐI 8
Giáo viên: Phạm Thị Cúc
Tổ CM: Toán- Tin
Năm học 2018-2019
SỞ GD&ĐT CÀ MAU	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT KHÁNH HƯNG	 Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC LỚP 8
Năm học 2018 – 2019
	Cả năm: 	36 tuần x 2 tiết = 72 tiết
	Học kì 1: 	19 tuần x 2 tiết = 38 tiết 
	Học kì 2: 	17 tuần x 2 tiết = 34 tiết 
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY/ CHỦ ĐỀ
GHI CHÚ
HỌC KÌ I
1
1
Bài 1. Máy tính và chương trình trong máy tính
2
Bài 1. Máy tính và chương trình trong máy tính(tt)
2
3
Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
4
Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình(tt)
3
5
Bài thực hành 1. Làm quen với Turbo Pascal
6
Bài thực hành 1. Làm quen với Turbo Pascal(tt)
4
7
Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu
8
Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu(tt)
5
9
Bài thực hành 2. Viết chương trình để tính toán
10
Bài thực hành 2. Viết chương trình để tính toán(tt)
6
11
Chủ đề: Sử dụng biến trong chương trình
12
7
13
Bài thực hành 3. Khai báo và sử dụng biến
14
Bài thực hành 3. Khai báo và sử dụng biến(tt)
8
15
Bài tập
16
Bài tập
9
17
Kiểm tra 45 phút: Lý thuyết
18
Bài 5. Từ bài toán đến chương trình
10
19
Bài 5. Từ bài toán đến chương trình(tt)
20
Bài 5. Từ bài toán đến chương trình(tt)
11
21
Bài 6. Câu lệnh điều kiện
22
Bài 6. Câu lệnh điều kiện(tt)
12
23
Bài thực hành 4. Sử dụng lệnh điều kiện if. . . then
24
Bài thực hành 4. Sử dụng lệnh điều kiện if. . . then(tt)
13
25
Bài tập
26
 Kiểm tra 45 phút thực hành
14
27
Ôn tập HKI
28
Ôn tập HKI
15
29
Ôn tập HKI
30
Ôn tập HKI
16
31
Kiểm tra HkI: Lý thuyết
32
Kiểm tra HkI: Thực hành
17
33
Bài tập 
34
Bài tập
18
35
Thực hành
36
Thực hành
19
37
Ôn tập, thực hành bổ sung
38
Ôn tập, thực hành bổ sung
HỌC KÌ II
20
39
Bài 7. Câu lệnh lặp
40
Bài 7. Câu lệnh lặp(tt)
21
41
Bài tập
42
Bài tập
22
43
Bài thực hành 5. Sử dụng lệnh lặp for...do
44
Bài thực hành 5. Sử dụng lệnh lặp for...do(tt)
23
45
Bài tập
46
Bài tập
24
47
Chủ đề. Lặp với số lần chưa biết trước
48
25
49
Bài tập
50
Bài tập
26
51
Bài tập
52
Kiểm tra 45 phút: Lý thuyết
27
53
Bài 9. Làm việc với dãy số
54
Bài 9. Làm việc với dãy số(tt)
28
55
Bài 9. Làm việc với dãy số(tt)
56
Bài 9. Làm việc với dãy số(tt)
29
57
Bài thực hành 7. Xử lí dãy số trong chương trình
58
Bài thực hành 7. Xử lí dãy số trong chương trình(tt)
30
59
Bài tập
60
Kiểm tra 45 phút: Thực hành.
31
61
Bài tập
62
Bài tập
32
63
Ôn tập
64
Ôn tập
33
65
Kiểm tra học kì II: Lý thuyết
66
Kiểm tra học kì II: Thực hành
34
67
Học vẽ hình với GeoGebra 
68
Học vẽ hình với GeoGebra(tt)
35
69
Quan sát hình không gian với YENKA
70
Quan sát hình không gian với YENKA(tt)
36
71
Quan sát hình không gian với YENKA(tt)
72
Quan sát hình không gian với YENKA(tt)
37
Ôn tập, dạy bù
 Khánh Hưng, ngày 01 tháng 9 năm 2018 HIỆU TRƯỞNG	TỔ TRƯỞNG	GVBM
Trần Chí Nguyện
Phạm Thị Cúc
Ngày soạn: 01/9/2018	
Tuần: 1 
Tiết: 1
Bài 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH 
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức: 
 + Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh
 + Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp.
* Kĩ năng: Biết đưa ra quy trình các câu lệnh để thực hiện một công việc nào đó.
	* Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học	
Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Biết máy tính là công cụ giúp con người làm nhiều công việc, mỗi thao tác trên máy là con người đã ra lệnh cho máy tính thực hiện.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước.
- Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
Ở lớp 7 các em đã làm quen với phần mềm tính toán nhanh đó là phần mềm Excel lên lớp 8 các em sẽ tìm hiểu phần mềm Pascal dùng để viết chương trình cho máy tính. Vậy cách viết chương trình đó như thế nào chúng ta sẽ vào tìm hiểu bài mới.
2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- GV: Máy tính là công cụ giúp con người làm những công việc gì.
- HS: Máy tính là công cụ giúp con người xử lý thông tin một cách hiệu quả.
- GV: Nêu một số thao tác để con người ra lệnh cho máy tính thực hiện.
- HS: Một số thao tác để con người ra lệnh cho máy tính thực hiện như: khởi động, thoát khỏi phần mềm, sao chép, di chuyển, thực hiện các bước để tắt máy tính
Khi thực hiện những thao tác này => ta đã ra lệnh cho máy tính thực hiện.
- GV: Để điều khiển máy tính con người phải làm gì.
- HS: Con người điều khiển máy tính thông qua các lệnh.
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? 
- Ví dụ, khi thực hiện thao tác nháy vào nút lệnh Cut trên thanh công cụ của Word là đã ra lệnh cho máy tính thực hiện công việc cắt văn bản.
- Con người ra lệnh cho máy tính bằng bàn phím hoặc chuột.
 - Khi ấn phím hoặc click chuột ta khởi động phần mềm điều khiển máy tính thực hiện các công việc theo yêu cầu.
 Tuy nhiên người ta thường hiểu lệnh máy tính là một chỉ dẫn của con người để máy tính thực hiện một công việc cụ thể nào đó.
- Con người ra lệnh cho máy tính bằng các lệnh được lập trình từ trước.
Hoạt động 2: Ví dụ về Rô-bốt nhặt rác.
- GV: Con người chế tạo ra thiết bị nào để giúp con người nhặt rác, lau cửa kính trên các toà nhà cao tầng?
- HS: Con người chế tạo ra Rô-bốt
- GV: Giả sử ta có một Rô-bốt có thể thực hiện các thao tác như: tiến một bước, quay phải, quay trái, nhặt rác và bỏ rác vào thùng.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Quan sát hình 1 ở sách giáo khoa
- Học sinh quan sát hình 1 ở sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên.
- GV: Ta cần ra lệnh như thế nào để chỉ dẫn Rô-bốt di chuyển từ vị trí hiện thời => nhặt rác => bỏ rác vào thùng.
- GV: Em hãy nêu một vài cách khác.
- HS: Nêu theo ý tưởng của mình.
- GV: Nếu ta thay đổi thứ tự các bước thì Rô bốt có nhặt được rác không?
- HS: Trả lời
- GV: Giả sử các lệnh trên được viết và lưu trong rô bốt với tên: “Hãy nhặt rác”. Khi đó chỉ cần ta ra lệnh “Hãy nhặt rác”, rô bốt sẽ tự động thực hiện lần lượt các lệnh nói trên.
- GV: HS Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. Hiểu được ví dụ Rô bốt nhặt rác.
- HS: chú ý nghe giảng
2. Ví dụ: Rô - bốt nhặt rác. 
Để Rô-bốt thực hiện việc nhặt rác và bỏ rác vào thùng ta ra lệnh như sau:
- Tiến 2 bước.
- Quay trái, tiến 1 bước.
- Nhặt rác.
- Quay phải, tiến 3 bước.
- Quay trái, tiến 2 bước.
- Bỏ rác vào thùng.
- Các lệnh đó chính là chương trình
 4. Hoạt động luyện tập 
	Câu 1: Em hãy cho biết con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? 
Câu 2: Trong ví dụ về Rô bôt, nếu thay đổi thứ tự lênh 1 và lệnh 2 trong chương trình, rô bốt có thực hiện được việc nhặt rác không? 
Câu 3: Em hãy nêu cách khác để rô bốt nhặt được rác?
5. Hoạt động vận dụng
 	6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
IV. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 01/9/2018	
Tuần: 1 
Tiết: 2
	Bài 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (tt)
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức: 
 + Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. 
 	+ Biết vai trò của chương trình dịch, hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?
 - Kĩ năng: - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học 
 - Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học	
Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 - Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực tự học, năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước.
- Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
Kiểm tra bài cũ: không
Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Viết chương trình - ra lệnh cho máy tính làm việc.
- GV: Để điều khiển Rô-bốt ta phải làm gì?
HS: Để điều khiển Rô-bốt ta phải viết các lệnh.
GV: Viết các lệnh chính là viết chương trình => thế nào là viết chương trình.
HS: Viết chương trình là hướng dẫn 
3. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc. 
a) Viết chương trình
* Là viết các câu lệnh để điều khiển mọi hoạt động nào đó của máy tính.
b) Ra lệnh
* Là yêu cầu máy tính thực hiện các lệnh đã có trong chương trình.
* Là viết các câu lệnh để điều khiển mọi hoạt động nào đó của máy tính.
Hoạt động 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình. 
GV: Để máy tính có thể xử lí, thông tin đưa vào máy phải đuợc chuyển đổi dưới dạng gì?
HS: dãy bit (dãy số gồm 0 và 1)
GV: Ngôn ngữ lập trình là gì?
HS: Trả lời
GV: Cần có gì để máy tính hiểu được các ngôn ngữ lập trình?
HS: Máy tính cần có chương trình dịch.
GV nhắc lại: Để có một chương trình mà máy tính có thể thực hiện được cần qua 2 bước:
* Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình.
* Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
Học sinh chú ý lắng nghe
4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình. 
Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Vì thế các ngôn ngữ lập trình đã ra đời để giảm nhẹ khó khăn trong việc viết chương trình. 
a) Chương trình của máy tính
 Là một dãy liên tiếp các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ nhất định.
b) Là ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính mỗi từ trong ngôn ngữ lập trình có ngữ nghĩa xác định.
c) Một số ngôn ngữ lập trình thông dụng
- Ngôn ngữ Pascal
- Ngôn ngữ C và C++
- Java, Basic
d) Ngôn ngữ máy
Là ngôn ngữ mà máy tính hiểu được đó là một dãy kí tự 0 và 1 kế tiếp nhau gọi là một dãy bít.
e) Chương trình dịch
Là dịch các chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình.
 4. Hoạt động luyện tập 
 	- Hiểu được thế nào là chương trình, ngôn ngữ lập trình
 - Hiểu được thế nào là chương trình dịch, ngôn ngữ máy.
 	- Kể được một số ngôn ngữ lập trình thông dụng.
 5. Hoạt động vận dụng: Làm các bài tập sau.
?1. Em hãy cho biết trong soạn thảo văn bản khi yêu cầu máy tính tìm kiếm và thay thế (Replace), thực chất ta đã yêu cầu máy thực hiện những lệnh gì? Ta có thể thay đổi thứ tự của chúng được không? 
 ?2. Sau khi thực hiện lệnh “Hãy quét nhà” ở trên, vị trí mới của rô-bốt là gì? Em hãy đưa ra các lệnh để rô-bốt trở lại vị trí xuất phát của nó (góc dưới bên trái màn hình). 
 ?3. Tại sao người ta tạo ra các ngôn ngữ khác để lập trình trong khi các máy tính đều đã có ngôn ngữ máy của mình? 
 	 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
 IV. Rút kinh nghiệm	
...
Khánh Hưng, ngày: 04/09/ 2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_cuc.doc