Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 14 đến 15 - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

Ôn tập những kiến thức cơ bản đã học. Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

b. Kĩ năng:

Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, áp dụng kiến thức đã học để giải các bài tập.

c. Thái độ:

Giáo dục thái độ nghiêm túc và yêu thích môn học.

d. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực chung: Tự học - tự tư duy, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng và trình bày các vấn đề bằng ngôn ngữ.

 - Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành bộ môn, tổng hợp kiến thức, hợp tác làm việc theo nhóm.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của GV:

Phòng máy, máy chiếu (chiếu đề và đáp án bài 1).

b. Chuẩn bị của HS:

Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới, phiếu học tập (giấy A4)

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 14 đến 15 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A:./..../2019
8B:./..../2019
8C:./..../2019
Tiết 14
BÀI THỰC HÀNH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN 
(tiếp theo)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
Vận dụng cách khai báo biến và hằng để thực hành viết chương trình đơn giản.
b. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng sử dụng biến và hằng để viết chương trình đơn giản.
c. Thái độ: 
Giáo dục thái độ nghiêm túc và yêu thích môn học.
d. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Tự học - tự tư duy, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng và trình bày các vấn đề bằng ngôn ngữ.
	- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành bộ môn, tổng hợp kiến thức, hợp tác làm việc theo nhóm, sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật CNTT để trình bày, năng lực ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giải các dạng bài tập thực hành.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: 
Phòng máy, máy chiếu (chiếu chương trình bài 2).
b. Chuẩn bị của HS: 
Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới.
3. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5) 
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khai báo và sử dụng biến, tạo tâm thế để học sinh bước vào bài mới.
* Cách tổ chức hoạt động: 
GV: Tổ chức lớp thành hai đội chơi, mỗi đội gồm 6 em, sẽ tiến hành thi “chạy tiếp sức” lên bảng, mỗi đội sẽ phải lấy 3 ví dụ về khai báo, 3 ví dụ về sử dụng biến. Đội nào xong trước và có nhiều ý đúng sẽ thắng cuộc và các thành viên sẽ được tặng 1 sao tích điểm.
HS: Thực hiện 
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét chung, vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (7)
* Mục tiêu: Nắm vững cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình.
* Cách tổ chức hoạt động: 
GV: Yêu cầu HS đọc bài 2 sgk T36.
HS: Đọc bài.
GV: Em xác định được bài toán có bao nhiêu biến?
HS: Trả lời
GV: Nếu chỉ dùng 2 biến em có thể hoán đổi được không?
HS: Trả lời
GV: Lấy ví dụ thực tế: Hai tay cầm hai quả bóng đá thì không hoán đổi được, cần phải có một vị trí đặt một quả bóng xuống sau đó mới hoán đổi,...)
GV: Vậy em cần phải làm thế nào để giải quyết được bài toán?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại. (cần có biến trung gian)
GV: Để giải quyết được bài toán em cần có các lệnh nào?
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
GV: Đưa ra chương trình mẫu (màn chiếu), yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa câu lệnh
HS: Thực hiện.
GV: Chốt lại kiến thức.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (26) 
* Mục tiêu: Luyện tập khai báo và sử dụng biến, vận dụng viết chương trình cụ thể.
* Cách tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu HS làm bài 2 trên máy.
HS: Thực hiện.
GV: Quan sát.
HS: Chạy chương trình, báo cáo kết quả.
HS: Các nhóm nhận xét chéo.
GV: Kiểm tra và nhận xét, chấm điểm.
GV: Qua nội dung thực hành, em hãy tổng kết bài học.
HS: Thực hiện
GV: Chốt lại bài qua phần tổng kết 
HS: Chú ý
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5)
* Mục tiêu: Nhấn mạnh nội dung: giá trị gán cho biến phải trùng với kiểu dữ liệu của biến.
* Cách tổ chức hoạt động:
GV: Nếu em chạy chương trình với bộ dữ liệu x := 1.5; y := 3.5 thì kết quả sau hoán đổi x và y sẽ bằng bao nhiêu?
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân.
GV: Quan sát.
* Bài 2
Program hoan_doi;
Var x,y,z: Integer;
Begin
 Read(x,y);
 Writeln(x,’ ‘,y);
 z := x; x := y; 
	y := z;
 Write (x,’ ‘, y);
 Readln;
End.
* Thực hành
* Tổng kết: sgk/36 
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Xem lại bài. 
- Học phần Tổng kết.
- Chuẩn bị trước bài 5: Từ bài toán đến chương trình.
* Phần ghi chép bổ sung của GV:
__________________________________________________________
Ngày dạy: 8A:./..../2019
8B:./..../2019
8C:./..../2019
Tiết 15
BÀI TẬP
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
Ôn tập những kiến thức cơ bản đã học. Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
b. Kĩ năng: 
Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, áp dụng kiến thức đã học để giải các bài tập.
c. Thái độ: 
Giáo dục thái độ nghiêm túc và yêu thích môn học.
d. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Tự học - tự tư duy, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng và trình bày các vấn đề bằng ngôn ngữ.
	- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành bộ môn, tổng hợp kiến thức, hợp tác làm việc theo nhóm.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: 
Phòng máy, máy chiếu (chiếu đề và đáp án bài 1). 
b. Chuẩn bị của HS: 
Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới, phiếu học tập (giấy A4)
3. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’) 
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về lệnh read() hay readln(), tạo tâm thế để học sinh bước vào bài mới.
* Cách tổ chức hoạt động: 
GV: EM hãy cho biết lệnh read() hay readln() có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét chung, cho điểm, vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (13’)
HĐ1: Ôn tập lí thuyết cơ bản về lập trình đơn giản (13’)
* Mục tiêu: Nắm chắc lí thuyết cơ bản về lập trình đơn giản 
* Cách tổ chức hoạt động:
GV: Qua nghiên cứu bài học em hãy nêu các kiểu dữ liệu và phạm vi sử dụng của các kiểu dữ liệu đã học?
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Em hãy nêu các phép toán và phép so sánh trong pascal?
HS: Trả lời
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Qua nghiên cứu bài học, em hãy nêu các khái niệm về biến và hằng? Trong ngôn ngữ lập trình pascal biến và hằng được khai báo như thế nào? 
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’)
* Mục tiêu: Viết được các biểu thức toán học sau dưới dạng ngôn ngữ pascal
* Cách tổ chức hoạt động:
GV: Đưa ra bài tập 1 (màn hình lớn). Yêu cầu học sinh đọc bài.
HS: Đọc bài
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ làm bài tập trên phiếu học tập.
HS: Thực hiện
HS: Trao đổi chéo bài làm của các nhóm.
GV: Đưa ra đáp án (màn hình lớn). 
HS: Chấm điểm chéo
HS: Thông báo kết quả.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (11’)
* Mục tiêu: Làm được các bài tập về lập trình đơn giản 
* Cách tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 trên màn hình lớn
HS: Đọc bài
GV:Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ làm bài tập 2
HS: Làm bài, thông báo kết quả
HS: Nhận xét chéo
GV: Nhận xét, chốt kiến thức, chấm điếm cho các nhóm, tặng sao tích điểm.
GV: Chốt lại nội dung trọng tâm của bài.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’)
* Mục tiêu: Mở rộng kiến thức về viết chương trình. 
* Cách tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu học sinh về nhà viết chương trình tính lũy thừa cơ số a mũ x hai số nguyên a, x được nhập vào từ bàn phím và in kết quả kết quả ra màn hình. 
I. Lý thuyết
a. Các kiểu dữ liệu cơ bản:
- Kiểu nguyên (Integer)
- Kiểu thực (Real)
- Kiểu kí tự (Char)
- Kiểu xâu (String)
b. Các phép toán và so sánh trong pascal:
* Phép toán: Cộng (+); trừ (-); nhân (*); chia(/); chia lấy phần nguyên (Div); chia lấy phần dư (Mod).
* Phép so sánh : Lớn hơn (>); lớn hơn hoặc bằng (>=); nhỏ hơn ().
c. Biến và hằng
* Khai báo biến:
Var :
* Khai báo hằng:
Const
 Tên hằng = Giá trị
II. Bài tập
Bài 1: Hãy viết lại các biểu thức toán học sau dưới dạng ngôn ngữ pascal:
a. ((a+b)-d2)xc -> ((a+b)-d*d)*c
b. 
-> (12+4)/(3+1)-(5-6)/(4-2)
c. 
-> (15-3)/(9-5)*(3-2)/(1+5)← 4*4*4
d. 
 (9-5)*(9-5)3
Bài 2: Viết chương trình tính tổng và tích hai số nguyên được nhập vào từ bàn phím và in kết quả kết quả ra màn hình. 
Bài giải
Program tinh_toan;
Uses crt;
Var a,b,tong,tich:Integer;
Begin
 Write(‘moi ban nhap vao 2 so a va b’);
 Read(a,b);
 Tong:=a+b;
 Tich:=a*b;
 Writeln(‘tong cua hai so’,a,’va‘,b,’ la:’,tong);
 Writeln(‘tich cua hai so’,a,’va‘,b,’ la:’,tich);
 Readln;
End.
* Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
GV: Yêu cầu HS về nhà ôn tập các bài đã học để giờ sau kiểm tra viết 1 tiết.
* Phần ghi chép bổ sung của GV:
______________________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tiet_14_den_15_nam_hoc_2019_2020.doc