Giáo án Tin học Lớp 8 - Năm học 2018-2019

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách mở tài liệu mới gần đây.

2. Kĩ năng

- Thành thạo thao tác tạo Shortcut và tìm kiếm.

3. Thái độ

- Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính.

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà và nghiên cứu trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

- Thuyết trình, dạy học giải quyết vấn đề, thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cách tìm kiếm tệp tin, thư mục?

- Cách khởi động chương trình ?

3. Bài mới: 35’

 

doc105 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu được các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
- Nắm được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản. 
- Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản.
2. Kỹ năng
- Thành thạo các thao tác: Khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, chỉnh sửa văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
- Thực hành, thuyết trình...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
Cách copy và di chuyển thư mục?
3. Bài mới: 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- Khi soạn thảo văn bản ta thường bôi đen (lựa chọn) khối văn bản nhằm mục đích gì? Có mấy cách để bôi đen khối văn bản?
- Thầy giới thiệu cách dùng chuột để bôi đen khối văn bản.
- Thầy giới thiệu cách dùng bàn phím để bôi đen khối văn bản.
GV: Có 1 văn bản gốc, muốn có thêm 1 bản nữa giống hệt như thế ta phải làm gì?
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV: Nhận xét và kết luận về cách sao chép văn bản
HS: Lắng nghe.
GV: Một đoạn văn bản không ở đúng vị trí của nó trong bài ta phải di chuyển nó đến vị trí thích hợp. 
GV: Nhắc lại cách di chuyển thư mục?
GV: Gọi HS trả lời
HS: Trình bày các bước thực hiện di chuyển thư mục.
GV: Nhận xét và giới thiệu về cách di chuyển văn bản. Di chuyển văn bản tương tự như di chuyển thư mục
GV: Hãy so sánh giữa thao tác sao chép và di chuyển văn bản
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và kết luận
HS: Lắng nghe
III. Thao tác trên văn bản
1. Lựa chọn khối văn bản
- Cách 1: Dùng chuột
+ Đưa về đầu dòng, nháy chuột trái: Chọn một dòng
+ Sử dụng chuột: Đưa con trỏ chuột ra lề trang văn bản nháy chuột trái và giữ để kéo chuột đến vị trí chọn bôi.
- Cách 2: Dùng bàn phím
+ Chọn toàn khối: Ctrl + A
+ Chọn từng ký tự: Shilf + 
2. Sao chép
Cách thực hiện:
Bước 1: Chọn phần văn bản muốn sao chép, nháy nút lệnh Copy trên thanh công cụ chuẩn.
Bước 2: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí cần sao chép và nháy nút lệnh Paste trên thanh công cụ chuẩn.
3. Di chuyển
Cách thực hiện:
Bước 1: Chọn phần văn bản cần di chuyển, nháy nút lệnh Cut trên thanh công cụ chuẩn. 
Bước 2: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí mới và nháy nút lệnh Paste trên thanh công cụ chuẩn.
4. Củng cố: 4’
- Nhắc lại về cách copy và di chuyển đoạn văn bản.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học kỹ lý thuyết.
- Đọc trước bài mới mục IV. Thao tác trên một tập tin văn bản.
V. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15 – Tiết 29, 30
 Ngày soạn: 01/12/2019
 Ngày dạy: 
Bài 6: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN (tiếp)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Biết các khái niệm của hệ soạn thảo văn bản, hiểu được các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
- Nắm được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản. 
- Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản.
2. Kỹ năng
- Thành thạo các thao tác: Khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, chỉnh sửa văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
	- Thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Nêu một số thao tác trên văn bản?
3. Bài mới: 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV giới thiệu cách mở một tệp mới
- GV giới thiệu cách lưu tệp thông qua hộp thoại Save as
- GV giới thiệu cách mở một tệp sẵn có.
IV. Thao tác trên một tập tin văn bản
1. Tạo một tài liệu mới
- Cách 1: File/ New
- Cách 2: Ctrl + N
- Cách 3: Nháy chuột vào biểu tượng của lệnh New trên thanh công cụ chuẩn
2. Lưu tài liệu lên đĩa
a) Lưu lần đầu
- Cách 1: File/Save hoặc Save as
- Cách 2: Ctrl + S
- Cách 3: Nháy chuột vào biểu tượng của lệnh Save trên thanh công cụ chuẩn, khi đó xuất hiện hộp thoại Save as như sau: 
+ Chọn đường dẫn để lưu tệp ở mục Save in.
+ Gõ tên tệp cần lưu ở mục File name, tên tệp không được trùng với tên đã có ở trong hộp thoại.
+ Chọn nút lệnh Save trong hộp thoại.
b) Lưu với tên khác (Đổi tên tệp)
- File/ Save As, xuất hiện hộp thoại Save As và thực hiện tương tự như trên.
3. Mở tài liệu đã có trên đĩa
- Cách 1: File/ Open
- Cách 2: Ctrl + O
- Cách 3: Nháy chuột vào biểu tượng của lệnh Open trên thanh công cụ chuẩn.
Khi đó xuất hiện hộp thoại Open:
 + Nháy chuột vào tên tệp cần mở, rồi nháy Open hoặc: 
+ Đánh tên tệp cần mở vào mục 
rồi nháy nút (¿)
4. Củng cố: 4’
- Nhắc lại về cách tạo một tài liệu mới, lưu tệp và mở tệp có sẵn.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học kỹ lý thuyết.
- Đọc trước bài mới mục V. Một số thao tác cơ bản khác
RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 16 – Tiết 31 - 32
 Ngày soạn: 08/12/2019
 Ngày dạy: 
Bài 6: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN (tiếp)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Biết các khái niệm của hệ soạn thảo văn bản, hiểu được các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
- Nắm được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản. 
- Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản.
- Biết đặt kích thước trang in và xem tài liệu trước khi in.
2. Kỹ năng
- Thành thạo các thao tác: Khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, chỉnh sửa văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp; 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
Nêu cách lưu tài liệu lên đĩa?
3. Bài mới: 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV giới thiệu cách đặt kích thước trang in.
- GV giới thiệu cách xem tài liệu trước khi in.
- GV giới thiệu cách in ấn tài liệu.
V. Một số thao tác cơ bản khác
1. In văn bản
a. Đặt kích thước trang in
************************
************************
Header
Footer
	Các tham số thiết đặt cho trang in sẽ được áp dụng cho mọi trang trong tệp văn bản. Các tham số sau đây đặc trưng cho một trang in:
Các bước để thiết lập cấu trúc trang in, khổ giấy in như sau:
Chọn File | Page Setup.. để kích hoạt. Hộp thoại Page Setup xuất hiện; 
Thẻ Paper Size: cho phép bạn lựa chọn khổ giấy in: 
Mục Paper size: để chọn khổ giấy in. Bao gồm các khổ: Letter, A0, A1, A2, A3, A4, A5,.. tuỳ thuộc vào từng loại máy in. Bình thường, văn bản được 
soạn thảo trên khổ A4; 
Ngoài ra bạn có thể thiết lập chiều rộng (mục Width), chiều cao (mục Height) cho khổ giấy; 
Mục Orientation: để chọn chiều in trên khổ giấy. Nếu là Portrait – in theo chiều dọc; Lanscape – in theo chiều ngang khổ giấy; 
Mục Apply to: để chỉ định phạm vi các trang in được áp dụng thiết lập này. Nếu là Whole Document - áp dụng cho toàn bộ tài liệu; This point forward - áp dụng bắt đầu từ trang đang chọn trở về cuối tài liệu; 
Mục Preview – cho phép bạn nhìn thấy cấu trúc trang in đã thiết lập; 
Nhấn nút Default.. – nếu bạn muốn áp dụng thiết lập này là ngầm định cho các tệp tài liệu sau của Word; 
Nhấn OK để đồng ý và đóng hộp thoại lại. 
Thẻ Margin: cho phép thiết lập lề trang in: 
Mục Top: để thiết lập chiều cao của lề trên của trang in; 
Mục Bottom: để thiết lập chiều cao của lề dưới của trang in; 
Mục Left: để thiết lập chiều rộng của lề bên trái của trang in; 
Mục Right: để thiết lập chiều rộng của lề bên phải của trang in; 
Mục Gutter: để thiết lập bề rộng phần gáy tài liệu; 
Mục Header – thiết lập chiều cao của phần tiêu đề đầu trang (Header); 
Mục Footer – thiết lập chiều cao của phần tiêu đề cuối trang (Footer); 
Mục Apply to: để chỉ định phạm vi các trang in được áp dụng thiết lập này. Nếu là Whole Document - áp dụng cho toàn bộ tài liệu; This point forward - áp dụng bắt đầu từ trang đang đặt điểm trỏ trở về cuối tài liệu; 
Mục Preview cho phép bạn nhìn thấy cấu trúc trang in đã thiết lập; 
Nhấn nút Default.. – nếu bạn muốn áp dụng thiết lập này là ngầm định cho các tệp tài liệu sau của Word; 
Nhấn OK để đồng ý và đóng hộp thoại lại.
b. Xem tài liệu trước khi in
	Xem trước khi in (hay còn gọi Print preview) là việc rất quan trọng, đặc biệt đối với những người mới học word, chưa có nhiều các kỹ năng về in ấn. Qua màn hình Print Preview, có thể quan sát trước được cấu trúc trang in cũng như nội dung chi tiết trên trang in. Qua đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời đối với tài liệu của mình để khi in ra sẽ thu được kết quả cao như ý muốn. 
Để bật màn hình Print preview, bạn có thể làm theo một trong hai cách: 
Cách 1: Mở mục chọn File | Print Preview 
Cách 2: Nhấn nút Print preview trên thanh công cụ Standard. 
Màn hình Preview cùng thanh công cụ Print preview xuất hiện.Màn hình Preview là nơi hiển thị cấu trúc, cũng như nội dung các trang tài liệu trước khi in; Thanh công cụ Print Preview cung cấp các nút chức năng để làm việc trên màn hình Preview, Đóng màn hình này lại, trở về màn hình soạn thảo tài liệu ban đầu. Có thể chọn nút thên thanh công cụ Print Preview hoặc nhấn phím ESC. 
c. In ấn tài liệu
 	Có nhiều cách để chọn lựa ra lệnh in ấn: 
Cách 1: Mở mục chọn File | Print.. 
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P 
Hộp thoại Print xuất hiện: 
- Hộp Printer cho phép chọn máy in cần in (trong trường hợp máy tính có nối tới nhiều máy in). Nút Properties cho phép thiết lập các thuộc tính cho máy in nếu cần; 
- Hộp Page range- cho phép thiết lập phạm vi các trang in: 
Chọn All – in toàn bộ các trang trên tệp tài liệu; 
Current page – chỉ in trang tài liệu đang chọn; 
Pages – chỉ ra các trang cần in. Qui tắc chọn ra các trang cần in như sau: - 
Ví dụ: Chỉ in trang số 5: 5; hoặc In từ trang 2 đến trang 10: 2-10 ; hoặc In từ trang 2 đến trang 10; từ trang 12 đến 15: 2-10, 12-15. 
- Hộp Copies – chỉ ra số bản in, ngầm định là 1. Nếu bạn in nhiều hơn 1 bản, hãy gõ số bản in vào đây; 
- Hộp Page per sheet để chỉ ra số trang tài liệu sẽ được in ra một trang giấy. Ngầm định là 1, tuy nhiên bạn có thể thiết lập nhiều hơn số trang in trên một trang giấy, khi đó cỡ sẽ rất bé; 
- Cuối cùng nhấn nút OK để thực hiện việc in ấn. 
4. Củng cố: 4’
- Củng cố lại phần kiến thức của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Xem lại toàn bộ phần lý thuyết của bài 6, chuẩn bị cho tiết thực hành.
V. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 17 – Tiết 33-34
 Ngày soạn: 15/12/2019
 Ngày dạy: 
Bài 6: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN (tiếp)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Biết các khái niệm của hệ soạn thảo văn bản, hiểu được các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
- Nắm được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản. 
- Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản.
- Biết đặt kích thước trang in và xem tài liệu trước khi in.
2. Kỹ năng
- Thành thạo các thao tác: Khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, chỉnh sửa văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
- Thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới: 39’
* Nội dung thực hành
Nội dung 1: Khởi động Word
1. Sử dụng các cách đã học để khởi động Word. Quan sát quá trình khởi động và mở văn bản trống Document1 của Word.
2. Nháy chuột ở nút close bên phải thanh bảng chọn để đóng văn bản Document1.
Nội dung 2. GV nêu ý nghĩa các nút lệnh trên thanh công cụ Standard cho học sinh làm quen.
Nội dung 3: Gõ văn bản sau và sửa hết các lỗi (nếu có). 
“Trong số các chương trình phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô đến năm 2010 có dự án tu bổ và tôn tạo khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được coi là biểu tượng của văn hoá Việt Nam. Việc trùng tu, tôn tạo Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những việc được quan tâm của Hà Nội chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 1000 Thăng Long. 
Với diện tích hơn 54.000m ở trung tâm thành phố vì thế các hoạt động văn hoá, nghệ thuật dân tộc lớn thường được tổ chức tại đây. Có được không gian và trang thiết bị thích hợp, đầy đủ, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ là nơi lưu danh danh nhân văn hoá cận, hiện đại với nội dung và hình thức thích hợp, trưng bày có tính chất bảo tàng về lịch sử học hành, thi cử của Việt Nam, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, kỷ niệm danh nhân văn hoá, trao tặng học hàm, học vị và những danh hiệu cao quý của Nhà nước cho các nhà khoa học để tiếp nối truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của dân tộc.”
Dùng các lệnh Copy. Cut, Paste để di chuyển và sao chép thêm ba bản. Lưu văn bản với tên Van_ban_hanh_chinh và kết thúc Word.
Nội dung 4:
Mở văn bản mới và tạo văn bản và trình bày theo mẫu sau:
“Sông nước Cà Mau
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối”
Lưu văn bản với tên Ca_mau.
Đặt tham số trang in với các kích thước sau đây:
Khổ giấy: A4; hướng giấy: đứng;
Lề trên: 4,5 cm; lề dưới 5 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 3,5 cm.
Kiểm tra trước khi in bằng cách nháy nút lệnh Print Preview.
4. Củng cố: 4’
- Nhắc lại các thao tác cơ bản
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Chuẩn bị thi học kì I
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 18 – Tiết 35-36
 Ngày soạn: 22/12/2019
 Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Biết các khái niệm của hệ soạn thảo văn bản, hiểu được các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
- Nắm được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản. 
- Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản.
- Biết đặt kích thước trang in và xem tài liệu trước khi in.
2. Kỹ năng
- Thành thạo các thao tác: Khởi động và kết thúc Word, gõ văn bản, gõ chữ Việt, chỉnh sửa văn bản, hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
3. Nội dung kiểm tra
GV đưa ra các yêu cầu:
1. Mở và xem nội dung của My Computer.
2.Tạo hai thư mục mới với tên là mai anh và lop 8 trong ổ đĩa D
 Mở một thư mục khác có chứa ít nhất một tệp tin. Sao chép tệp tin đó vào thư mục mai anh 
 Di chuyển tệp tin từ thư mục mai anh sang thư mục lop 8.
 Đổi tên thư mục lop 8 thành thư mục mang tên truong THCS Ngoc Khe
Xóa thư mục truong THCS Ngoc Khe và thư mục mai anh
3. Khởi động Word soạn văn bản sau:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Lưu văn bản với tên học sinh- lớp trong My Document
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm từng HS 
Tuần 20 – Tiết 37 - 38
 Ngày soạn: 05/01/2020
 Ngày dạy: 
	T37:
	T38:
Bài 7: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Hiểu được ý nghĩa của việc định dạng văn bản.
- Nắm được các nội dung định dạng văn bản cơ bản.
2. Kỹ năng
- Thành thạo việc định dạng ký tự và định dạng đoạn văn theo mẫu.
- Soạn được văn bản đơn giản.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thuyết trình, giảng giải, thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Bài mới: 39’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV giới thiệu các loại định dạng cơ bản.
- GV giới thiệu loại định dạng kí tự.
1. Các loại định dạng cơ bản
a. Định dạng kí tự
Để có được những kỹ năng định dạng văn bản đầu tiên, đơn giản nhất như là: phông chữ, màu sắc, cỡ chữ, nét chữ (đậm, nghiêng, gạch chân), vị trí tương đối so với dòng kẻ (cao hơn, thấp hơn). 
b. Định dạng đoạn văn bản
Mỗi dấu xuống dòng (Enter) sẽ tạo thành một đoạn văn bản. Khi định dạng đoạn văn bản, không cần phải lựa chọn toàn bộ văn bản trong đoạn đó, mà chỉ cần đặt điểm trỏ trong đoạn cần định dạng. 
c. Định dạng trang
	Định dạng trang văn bản (hay thiết kế trang) là xác định các tham số liên quan đến trình bày trang in văn bản; kích thước trang giấy, lề giấy, gáy sách, các tiêu đề trang in 
2. Dùng bảng chọn để định dạng đầy đủ
a. Định dạng kí tự
Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản; 
Bước 2: Chọn Format | Font.. 
Thẻ Font: Cho phép thiết lập các định dạng căn bản về phông chữ. ví dụ: 
- Hộp Font- cho phép chọn phông chữ; 
- Hộp Font style- chọn kiểu chữ: Regular- kiểu chữ bình thường; Italic- kiểu chữ nghiêng; Bold – kiểu chữ đậm; Bold Italic – kiểu vừa đậm, vừa nghiêng; 
- Hộp Size- chọn cỡ chữ; 
- Font color- chọn màu cho chữ; 
Hộp Underline style: để chọn kiểu đường gạch chân (nếu kiểu chữ đang chọn là underline).
Ngoài ra, mục Effect cho phép thiết lập một số hiệu ứng chữ đơn giản, bạn có thể chọn chúng và xem thể hiện ở mục Preview. 
- Nếu nhấn nút Default – kiểu định dạng này sẽ được thiết lập là ngầm định cho các đoạn văn bản mới sau này
Thẻ Text Effect: cho phép thiết lập một số hiệu ứng trình diễn sôi động cho đoạn văn bản. Hãy chọn kiểu trình diễn ở danh sách Animations: và xem trước kết quả sẽ thu được ở hộp Preview. 
4. Củng cố: 4’
- Củng cố lại phần kiến thức của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- HS đọc trước phần b.Định dạng đoạn văn bản và phần 3. Dùng chuột để định dạng trực tiếp.
V. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 21 – Tiết 39, 40
 Ngày soạn: 12/01/2020
 Ngày dạy:
 Tiết 39: 
 Tiết 40:
Bài 7: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (tiếp)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Hiểu được ý nghĩa của việc định dạng văn bản.
- Nắm được các nội dung định dạng văn bản cơ bản.
2. Kỹ năng
- Thành thạo việc định dạng ký tự và định dạng đoạn văn theo mẫu.
- Soạn được văn bản đơn giản.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
- Thực hành, thuyết trình...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ : không 
3. Bài mới: 39’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV giới thiệu cách định dạng đoạn văn bản.
HS lắng nghe, ghi chép.
GV: Các em có biết các nút lệnh nằm ở đâu không?
HS: Trả lời. 
GV: Nhận xét và kết luận
HS: Ghi chép.
GV: Giới thiệu các nút lệnh sử dụng để định dạng đoạn văn bản
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
2. Dùng bảng chọn để định dạng đầy đủ (tiếp)
b. Định dạng đoạn văn bản
Để mở tính năng định dạng đoạn văn bản, mở mục chọn Format/ Paragraph, hộp thoại Paragraph xuất hiện
* Mục Aligment: chọn kiểu căn lề cho đoạn: 
- Justified – căn đều lề trái và lề phải; 
- Left – căn đều lề trái 
- Right – căn đều lề bên phải 
- Center – căn giữa 2 lề trái và phải. 
* Mục Indentation: thiết lập khoảng cách từ mép lề đo

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019.doc