Giáo án Tin học Lớp 8 (Bản mới)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được mục đích và ý nghĩa của phần mềm.

- Biết các thao tác khởi động và thoát phần mềm.

- Biết các thao tác để thực hiện trên phần mềm.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện giao diện và các công cụ của phần mềm.

- Sử dụng phần mềm để vẽ các đối tượng hình học khác nhau.

3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực.

II. Phương pháp, phương tiện.

+ Phương pháp: Thảo luận, nêu và giải quết vấn đề. Đặt tình huống hs trả lời

+ Phương tiện:

- GV: Máy tính, máy chiếu, câu hỏi.

- HS: Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: (1')

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình triển khai bài

3. Bài mới

 

doc156 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 (Bản mới), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thao tác mà GV vừa thựuc hiện.
- Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác.
- Dùng công cụ đoạn thẳng , đường tròn đi qua ba điểm 
- Vẽ đường tròn nội tiếp tam giác.
- Dùng công cụ đường phân giác , đường vuông góc , đường tròn.
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
- Vẽ hình thoi.
- HS thực hiện lưu tệp với tên “Ve hinh tron”.
- HS quan sát hình vẽ trong bài tập 6 SGK/109.
- Vẽ hình vuông.
- HS quan sát.
- HS thực hiện lại các thao tác mà GV vừa thực hiện.
- Vẽ tam giác đều.
- HS quan sát hình vẽ trong bài tập 9 SGK/109.
- Vẽ hình là đối xứng trục của một đối tượng cho trước .
- Sử dụng công cụ đối xứng trục 
- Vẽ hình là đối xứng qua tâm của một đối tượng cho trước .
- Sử dụng công cụ đối xứng tâm 
Hoạt động 3: (5’) Lưu và thoát
GV yêu cầu hs lưu bài và thoát khỏi phần mềm
- Thoát phần mềm + Thoát máy.
3. Lưu tệp.
- Lưu tệp: Nhấn CTRL + S (hoặc ñ Hồ sơ ® Lưu lại) ® Gõ tên tệp “Ve hinh bai tap 6-7-8” ® Save.
4. Thoát.
- C1: ñ Hồ sơ ® Đóng.
- C2: ALT + F4.
- C3: ñ 
IV. củng cố (3’)
- HS nhắc lại các thao tác để thực hiện vẽ các đối tượng hình học đường tròn nội tiếp tam giác, đường tròn ngoại tiếp tam giác.
V. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ.
- Làm bài tập (Nêu quy trình các bước để vẽ các hình đã làm ở bài thực hành)
- Xem trước nội dung bài 7. Câu lệnh lặp.
Ngày dạy: 8A:.......................
8B:.......................
	 	8C:.......................
Tiết 26 BÀI TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết cách xác định bài toán.
- Các bước để mô tả thuật toán.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được thuật toán, quá trình giải toán trên máy tính.
- Mô tả thành thạo các thuật toán đơn giản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo 
II. Phương pháp, phương tiện:
+ Phương pháp: Hướng dẫn, thảo luận nhóm.
+ Phương tiện:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5') Nêu khái niệm thuật toán?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu một số ví dụ
- Xác định input và output.
? Hỏi một số vấn đề có liên quan.
- Muốn so sánh ba số ta làm sao.
- Hướng dẫn hs viết thuật toán.
1. Bài tập 1: 
Xây dựng thuật toán tìm số lớn nhất trong ba số a, b, c;
* Trả lời:
- Input: các số a,b,c
- Output: Giá trị lớn nhất.
- B1: Nhập ba số a, b, c
- B2: Gán Max.
- B3: Nếu b>max, thì max.
- B4: Nếu c>max, thì max.
- B5: Thông báo kết quả Max và kết thúc thuật toán.
Hoạt động 2: (25') Mô phỏng thuật toán
- Hướng dẫn sơ qua các bước mô phỏng thuật toán.
- Cho một bộ dữ liệu khác, yêu cầu học sinh mô phỏng dựa theo thuật toán trên. (1,10,6);
Bước
A
B
C
Max
1
1
10
6
2
1
10
6
1
3
1
10
6
10
4
1
10
6
10
5
1
10
6
10
?Xác định input và output.
- Muốn so sánh giá trị lớn nhất của một dãy số ta làm thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
- Hướng dẫn hs thể hiện thuật toán này.
* Mô phỏng quá trình sắp xếp thuật toán trên.
- Bộ dữ liệu: 15,13, 20
* Bài giải:
Bước
a
b
c
Max
1
15
13
20
2
15
13
20
15
3
15
13
20
15
4
15
13
20
20
5
15
13
20
20
Giải lại nội dung bài tập trong tiết học trước ( bài khó)
* Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1,a2,an cho trước.
* Bài giải:
- Input: dãy A các số a1,a2,an (n>=1).
- Output: Giá trị lớn nhất.
* Thuật toán
- B1: Max.
- B2:.
- B3: Nếu 1>n, chuyển đến bước 5.
- B4: NếuMax, Max. Quay lại bước 2
- B5: Kết thúc thuật toán.
IV. Củng cố: (3'): hệ thống lại kiến thức, sửa bài kiểm tra 15 phút
V. Dặn dò: (1'):
- Làm toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa, để chuẩn bị cho tiết bài tập hôm sau.
- Cho bài tập về nhà.
* Nội dung: Viết thuật toán
- Bài tập: Viết thuật toán tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến n (n là số tự nhiên).
Ngày dạy: 8A:.......................
8B:.......................
	 	8C:.......................
Tiết 27 BÀI TẬP (tiếp)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết cách xác định bài toán.
- Các bước để mô tả thuật toán.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được thuật toán, quá trình giải toán trên máy tính.
- Mô tả thành thạo các thuật toán đơn giản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo 
II. Phương pháp, phương tiện:
+ Phương pháp: Hướng dẫn, thảo luận nhóm.
+ Phương tiện:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: không kiển tra
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (12') Hướng dẫn giải bài tập về nhà
- Xác định input và output.
- xây dựng thuật toán
BTVN
Xây dựng thuật toán tính tổng n số tự nhiên đầu tien, với n nhập từ bàn phím
* Trả lời:
- Input: các số 1,2,3,.....,n
- Output: Tổng: 1+2+3+.....+n
- B1: Nhập n
- B2: Gán SUM <- 0; i<-0;
- B3: i<- i+1;
- B4: Nếu i<= n thì SUM <- SUM + i và quay lại bước 3
- B5: Thông báo kết quả SUM và kết thúc thuật toán.
Hoạt động 2: (28') Từ thuật toán viết chương trình
Hướng dẫn học sinh viết chương trình từ thuật toán của ví dụ 2-SGK trang 40
GV đưa ra thuật toán.
Thuật toán: 
B1: Nhập các số a,b
B2: Tính diện tích của hcn
B3: Tính diện tích hình bán nguyệt
B4: Tính diện tích hình A
B5: Đưa ra diện tích và kết thúc
Cho hs nhập và chạy chương trình trên máy
Từ thuật toán hs viết chương trình
Program dt_hinhA;
Uses crt;
Var a,b: Integer;
 S,s1,s2: Real;
Const pi=3.14;
Begin
CLRSCR;
Write(‘nhap chieu dai hcn’); Readln(b);
Write(‘nhap bk hinh ban nguyet’); Readln(a);
S1:= 2*a*b;
S2:= pi*a*a/2;
S:=s1+s2;
Write(‘dien tich hinh A la: ‘, s:4:2);
Readln;
End.
IV. Củng cố: (3'): hệ thống lại kiến thức, sửa bài kiểm tra 15 phút
V. Dặn dò: (1'):
- Làm toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa, để chuẩn bị cho tiết kiểm tra thực hành.
Ngày dạy: 8A:.......................
8B:.......................
8C:.......................
Tiết 28 KIỂM TRA THỰC HÀNH	
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đánh giá kiến thức của học sinh về cách sử dụng biến và hằng trong pascal.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng biến và hằng.
- Nhận biết lỗi và sửa lỗi khi lập trình.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tích cực, tư duy.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
Đề kiểm tra
Câu hỏi: Viết chương trình bằng ngôn ngữ Pascal giải bài toán sau:
Tính diện tích chữ nhật có chiều dài là b, chiều rộng là a (a và b là số nguyên nhập từ bàn phím).
Chạy chương trình với a=15, b= 20
Đáp án + biểu điểm
Đáp án
Biểu điểm
Viết đúng phần khai báo (4đ)
Program ktr;
Uses Crt;
Var a,b : Integer;
s: Resl;
Viết đúng phần thân chương trình (4đ)
Begin
CLRSCR
Write('nhap chieu dai: b=');
Readln(h);
Write('nhap chieu rọng: a=');
Readln(a);
s:=a*b;
Writenl('dien tich hinh chu nhat la: s=',s:4:2)
Readln;
End.
Dịch và chạy được chương trình với a=15, b=20
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
2đ
2. học sinh: Đồ dùng học tập cần thiết.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra.
GV: Chép đề lên bảng.
HS: Khởi động máy, thực hành lập trình trên máy.
IV. Kiểm tra bài, nhận xét giờ kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà. Về ôn tập lại các kiến thức đã học. Nghiên cứu trước nội dung bài 6: Câu lệnh điều kiện.
Ngày dạy: 8A:.......................................
8B:.......................................
8C:.......................................
Tiết 29 Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
- Biết cấu trúc rẽ nhánh sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh các thao tác thực hiện hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal..
3.Thái độ:
- Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn nghiêm túc trong giờ học .
II.Phương pháp, Phương tiện.
+ Phương pháp: THuyết trình, đặt vấn đề hs thảo luận trả lời.
+ Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị máy và các phương tiện khác liên quan.
Học sinh: Vở, bút, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (12') Tìm hiểu về các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
 ? Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ?
- Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó 
? Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên .
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
+ Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng.
+ Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học . 
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Các điều kiện : chiều nay trời không mưa, em bị ốm.
+ Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học.
Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.
Hoạt động 2: (15') Tính đúng, sai của các điều kiện
- Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ?
? Cho ví dụ.
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện:
- Khi đưa ra câu điều kiện, kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
+ Ví dụ :
- Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại.
- Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình.
Hoạt động 3: (14') Tìm hiểu về điều kiện và phép so sánh.
- Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. 
? Ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào để so sánh.
- Ví dụ : Nếu a > b ,phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình ; ngược laị in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai).
3. Điều kiện và các phép so sánh:
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥.
+ Học sinh chú ý lắng nghe
IV. Củng cố: (2')
Hãy cho một số ví dụ hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
V. Dặn dò: (1')
- Về nhà học bài, kết hợp SGK.
Ngày dạy: 8A:.......................................
8B:.......................................
8C:.......................................
Tiết 30 Bài 6 CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic
II. Phương pháp, phương tiện:
+ Phương pháp
- Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi.
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, gv hướng dẫn nhận xét và tổng kết.
+ Phương tiện
- GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
- HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức. (1'):
2. Kiểm tra bài cũ: (5') Hãy cho ví dụ về một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. (16') Tìm hiểu cẩu trúc rẽ nhánh của câu lệnh
 Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.
? Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng.
? Em hãy mô tả hoạt động trên.
- Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trong ví dụ 2 được gọi cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu còn trong ví dụ 3 gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
4. Cấu trúc rẽ nhánh:
+ Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
- B1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
- B2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T.
- B3. In hoá đơn.
+ Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
- B1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
- B2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T; ngược lài, số tiền phải thanh toán là 90% x T
- B3. In hoá đơn.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ.
Hoạt động 2: (20') Tìm hiểu câu lệnh điều kiện.
 ? Câu lệnh điều kiện có mấy dạng.
* Dạng thiếu.
- Cú pháp:
IF then ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
- Ví dụ: giả sử cần in số a ra màn hình giá trị của a.
Nếu a > b thì in ra màn hình nếu a > b.
* Dạng đủ:
- Cú pháp: If then Else ;
- Hoạt động?
5. Câu lệnh điều kiện:
+ Câu lệnh điều kiện có 2 dạng là dạng thiếu và dạng đủ.
a) Dạng thiếu:
- Cú pháp:
IF then ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
b) Dạng đủ:
- Cú pháp: If then Else ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Thể hiện dạng thiếu trong Pascal.
If a > b then Writeln(a);
+ Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
IV. Củng cố: (2')
Hãy nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ.
V. Dặn dò: (1')
- Về nhà học bài, kết hợp SGK.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành: “Sử dụng câu lệnh điều kiện If  then”
Ngày dạy: 8A:...................................
8B:...................................
8C:...................................
Tiết 31: BÀI THỰC HÀNH 4 
SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS luyện tập sử dụng lệnh điều kiện If...then.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản.
- Hiểu được ý nghĩa thuật toán sử dụng trong chương trình.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực
II. Phương pháp, phương tiện
+ Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
+ Phương tiện:
- GV: Máy chiếu, phòng thực hành máy vi tính, phần mềm Pascal.
- HS: Bài tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức. (1')
2. Kiểm tra bài cũ. (5') Viết cấu trúc của lệnh rẽ nhánh dạng thiểu và dạng đủ?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (17') Bài tập 1
- GV hướng dẫn cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ để giải quyết yêu cầu của bài tập trên.
- GV quan sát.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành dịch chương trình.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- GV yêu cầu HS nhập 2 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (12, 53), (65, 20).
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- HS khởi động vào Pascal.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK/52
bài 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
- HS thực hiện gõ chương trình cho bài tập 1.
Chương trình:
Program SS_haiso;
Uses crt;
Var a,b: real;
Begin
CLRSCR;
Writeln(‘nhap vao hai so’);
Readln(a,b);
If a < b then writeln(a,’ ‘,b)
else writeln(b,’ ‘ ,a);
Readln;
End.
- HS quan sát các lỗi trên màn hình.
- HS chạy chương trình. 
- HS quan sát kết quả nhận được.
- HS lưu chương trình với tên Sap_xep.
Hoạt động 2. (18') Bài tập 2
- GV gợi ý cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ.
- GV quan sát.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- GV yêu cầu HS nhập 2 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (1.5, 1.6), (1.6, 1.5), (1.6, 1.6) để kiểm nghiệm kết quả. 
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2 SGK/53.
bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Trang và Long, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn.
- HS thực hiện gõ chương trình.
Chương trình:
Program Ai_cao_hon;
Uses crt;
Var Long, Trang: real;
Begin
CLRSCR;
Write (‘nhap vao chieu cao cua hai ban’);
Readln(a,b);
If Long > Trang then writeln(‘Long cao hon’)
Else If Long < Trang then writeln(‘Trang cao hon’)
Else writeln(‘Hai ban cao bang nhau’);
Readln;
End.
- HS tiến hành dịch chương trình và quan sát các lỗi xuất hiện trên màn hình.
- HS chạy chương trình.
- HS quan sát kết quả nhận được.
- HS lưu chương trình với tên Aicaohon.
- Thoát TP.
- Thoát máy. 
IV. củng cố. (3')
- HS nhắc lại 2 câu lệnh điều kiện của cấu trúc rẽ nhánh.
- GV lưu ý cho HS tuỳ các trường hợp khác nhau mà sử dụng các câu lệnh khác nhau và lưu ý thêm cho HS khi khai báo biến cần chú ý đến yêu cầu của bài toán để khai báo kiểu dữ liệu phù hợp cho biến..
V. Dặn dò (1')
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 3 SGK/54 bài thực hành 4.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
Ngày dạy: 8A:...................................
8B:...................................
8C:...................................
Tiết 32: BÀI THỰC HÀNH 4
SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS luyện tập sử dụng lệnh điều kiện If...then.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết chương trình đơn giản với câu lệnh If...then..
- Hiểu được ý nghĩa thuật toán sử dụng trong chương trình.
3. Thái độ: Nghiêm túc
II. Phương pháp, phương tiện
+ Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
+ Phương tiện:
- GV: Máy chiếu, phòng thực hành máy vi tính, phần mềm Pascal.
- HS: Bài tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức. (1')
2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 15 phút
Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên, in giá trị của 2 số nhập vào ra màn hình.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (20') Bài tập 3
- GV hướng dẫn cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ để giải quyết yêu cầu của bài tập trên.
- GV quan sát.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành dịch chương trình.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- GV yêu cầu HS nhập 3 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (6, 5, 8), (6, 6, 12), (8, 9, 18) để kiểm nghiệm kết quả.
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- Gv chiếu máy chạy chương trình để HS kiểm tra lại kết quả.
- HS khởi động vào Pascal.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3 SGK/54.
bài 3: Viết chương trình nhập ba số nguyên dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không?
- HS thực hiện gõ chương trình cho bài tập 3.
Chương trình:
Program Ba_canh_tamgiac;
Uses crt;
Var a,b,c: real;
Begin
CLRSCR;
Writeln(‘nhap vao ba so’);
Readln(a,b,c);
If (a + b >c) and (b + c > a) and (c + a >b) then writeln(a, b, c, ‘la ba canh cua mot tam giac’)
else writeln(a, b, c, ‘khong phai la ba canh cua mot tam giac’);
Readln;
End.
- HS quan sát các lỗi trên màn hình.
- HS chạy chương trình.
- HS quan sát kết quả nhận được.
- HS lưu chương trình với tên KT_3canh
- Thoát TP.
- Thoát máy. 
Hoạt động 2: (5') Kiểm tra sủa lỗi một số bài của các nhóm
GV chiếu lên màn hình lớn kết quả của một số máy.
YC hs quan sat và tìm ra lỗi -> sửa lại cho đúng.
HS qu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_ban_moi.doc