Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp (Tiết 4) - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Tuấn Em

Hoạt động 2: Giải bài tập 3 trang 59 (10’)

GV:Giải thích công thức chung 1/n(n+2)

HS:chú ý lắng nghe.

GV:Cho hs xem vd3 sgk/41 dựa vào thuật toán tính tổng

GV:Mô tả lại thuật toán tính tổng vd3/41

HS:chú ý nghe.

GV: Hãy mô tả thuật toán trên

Gọi 3 hs lên làm

HS:Lên bảng làm.

GV:Gọi hs khác nhận xét.

-Bước 1: Nhập n. i←1 ;A←0;

- Bước 2: A←1/i(i+2).

- Bước 3: i:= i+1;

- Bước 4: Nếu i <= n thì quay về bước 2, ngược lại đến bước 5.

- Bước 5: In ra A. kết thúc vòng lặp.

GV:Nhận xét và chốt lại cho hs ghi bài.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp (Tiết 4) - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Tuấn Em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24
Tiết PPCT : 
Bài 7 : CÂU LỆNH LẶP (Tiết 4)
@ & ?
Ngày soạn : 23/02/2018
Ngày dạy : 27/02/2018
Lớp dạy : 8A2
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết nhu cầu cần có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình.
 - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cú pháp lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần. 
-Biết sử dụng câu lệnh forto..do.
 -Biết sử dụng câu điều kiện trong forto do.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tham gia phát biểu bài , yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- KHDH, Tài liệu chuẩn kiến thức kỷ năng, SGK, SGV.
-Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK, kiến thức bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra sĩ số
- Ổn đình trật tự 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Cho Hs nhắc lại bài cũ.
GV: +Cú pháp của câu lệnh lặp?Nó sẽ chạy như thế nào?
-for:= to do ;
-Nó sẽ chạy từ giá trị đầu đến giá trị cuối rồi sau đó sẽ thực hiện câu lệnh.
3. Bài mới:
-Thì ở tiết trước chúng ta đã hiểu như thế nào về các hoạt động lặp ví dụ như ngày tấm 3 lần,đánh răng.. ,hiểu được cú pháp của câu lệnh lặp và cũng đã hiểu được nó thực hiện dòng lặp như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào phần bài tập để hiểu rõ hơn .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
	Hoạt động 1 : Giải bài tập 2 trang 59 (5’)
GV: Các em hãy xem sgk cho thầy biết chức năng của từng dòng lệnh.
GV:nhận xét.
GV: Vậy chương trình có chạy được không?
HS:trả lời.
GV:Gọi hs khác nhận xét.
GV:Chốt lại.=> Chương trình chạy biến i từ 1 đến 1000 rồi không làm gì cả.
=> Chương trình chạy biến i từ 1 đến 1000 rồi không làm gì cả.
Hoạt động 2: Giải bài tập 3 trang 59 (10’)
GV:Giải thích công thức chung 1/n(n+2)
HS:chú ý lắng nghe.
GV:Cho hs xem vd3 sgk/41 dựa vào thuật toán tính tổng 
GV:Mô tả lại thuật toán tính tổng vd3/41
HS:chú ý nghe.
GV: Hãy mô tả thuật toán trên
Gọi 3 hs lên làm
HS:Lên bảng làm.
GV:Gọi hs khác nhận xét.
-Bước 1: Nhập n. i←1 ;A←0;
- Bước 2: A←1/i(i+2).
- Bước 3: i:= i+1;
- Bước 4: Nếu i <= n thì quay về bước 2, ngược lại đến bước 5.
- Bước 5: In ra A. kết thúc vòng lặp.
GV:Nhận xét và chốt lại cho hs ghi bài.
-Bước 1: Nhập n. i←1 ;A←0;
- Bước 2: A←1/i(i+2).
- Bước 3: i:= i+1;
- Bước 4: Nếu i <= n thì quay về bước 2, ngược lại đến bước 5.
- Bước 5: In ra A. kết thúc vòng lặp.
Hoạt động 3: Tính tổng các số chẵn (20’)
S = 2+4+6+..n
GV: Trong toán học chúng ta định nghĩa số chẵn như thế nào?
HS:trả lời: Trong toán học, số chẵn là số nguyên chia hết cho 2. [1] Số 0 là một số chẵn vì nó chia hết cho 2 và bằng 0. Số chẵn có thể là số dương hoặc số âm. Số nguyên không phải số chẵn được gọi là số lẻ.
GV: S = 2+4+6+..n.hướng dẫn viết chương trình.
GV:Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần .
HS:Trả lời.
+phần khai báo 
+phần thân chương trình.
Gv: cho hs viết từng câu lệnh và giải thích ý nghĩa.
Uses crt;
GV: cho hs nhắc lại tại sao dùng kiểu longint.
HS:trả lời
Var n,i,s:longint;
Begin
Clrscr;
GV:Để nhập giá trị n và đọc gia trị ta sẽ viết như thế nào?
 Write(‘nhap n:’);
 Readln(n);
GV: để tính tổng của dãy số 
S = 2+4+6+..n chúng ta gán s bằng mấy?
HS:Trả lời.
 S:=1;
GV:Chúng ta sẽ sử dụng câu lệnh lặp để tính tổng . Nhắc lại cú pháp câu lệnh lặp.
GV:Gọi hs nhắc lại câu lệnh ifthen
 For i:=1 to n do
GV: Gọi học sh nhắc lại div và mod.
HS: Hs trả lời
GV:Nhận xét.giải thích tại sao dùng mod.
HS:Trả lời.
GV:giải thích dòng lệnh ifthen
 If (i mod 2=0) then s:=s+1;
 Writeln(‘tong s la:’,s);
 readln;
end.
GV:cho hs ghi bài.
GV:tương tự như vậy tính tổng các số lẻ chúng ta làm như thế nào?
HS:trả lời.
GV:Nhận xét.
GV:Vậy chúng ta có thể tìm cả 2 cùng lúc được không?
HS:trả lời 
GV:Nhận xét
Uses crt;
Var n,i,s:longint;
Begin
Clrscr;
 Write(‘nhap n:’);
 Readln(n);
 S:=1;
 For i:=1 to n do
 If (i mod 2=0) then s:=s+1;
 Writeln(‘tong s la:’,s);
readln;
end.
4. Củng cố : (5’)
* Đối với đoạn chương trình Pascal sau đây, hãy cho biết lệnh writeln in ra màn hình giá trị của i, j và k là bao nhiêu?
 j:= 3 ; k:= 2 ;
 for i:=1 to 6 do
 if i mod 2 = 0 then
 begin
 j:= j + 1 ;
 k:= k + j ;
 end;
 write('j= ', j ,'; k= ',k);
=> Kết quả: i=6; j=6; k=17;
5.Dặn dò
-Học bài.
-Xem trước bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
GV Hướng dẫn
Phan Trần Như Hùng
SV Thực tập
Nguyễn Tuấn Em

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_7_cau_lenh_lap_tiet_4_nam_hoc_2017.docx