Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 56 đến 66
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Trình bày và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu trên bảng tính
- Trình bày và thực hiện được các bước thực hiện lọc dữ liệu trên bảng tính
- Thực hiện được thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu
2. Về thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
C. Tổ chức các hoạt động:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Hình thành trong quá trình thực hiện các bài tập.
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng:
ang diem lop em”. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Lọc dữ liệu - GV đưa ra khái niệm thế nào là lọc dữ liệu cho HS rõ? - HS chú ý, theo dõi - GV cho HS đọc Sgk. - HS nghiên cứu Sgk - Sau khi nghiên cứu Sgk em hãy cho biết muốn lọc dữ liệu em cần thực hiện mấy bước và đó là những bước nào? - HS trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung - GV nhận xét và giới thiệu các bước để lọc dữ liệu - HS theo dõi và ghi vào vở - GV hướng dẫn cho HS thao tác trên máy. - Quan sát và thực hiện trên máy tính cá nhân. 2. Lọc dữ liệu: * Khái niệm: Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó. - Ví dụ em muốn lọc ra 3 em HS đạt điểm trung bình cao nhất * Quá trành lọc dữ liệu gồm 2 bước: - Bước 1: Chuẩn bị + Nháy chuột vào 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. + Mở dải lệnh Data và chọn lệnh Filter trong nhóm Sort& Filter - Bước 2: lọc + Nháy vào nút trên hàng tiêu đề cột + Các giá trị khác nhau của cột dữ liệu sẽ hiện ra chọn OK. + Các hàng mà dữ liệu của ô tại cột đó đúng bằng giá trị chọn sẽ được hiển thị. * Sau khi có kết quả lọc em có thể:- Nháy chuột vào biểu tượng trên tiêu đề cột có dữ liệu đã lọc và chọn ô Select All rồi nháy OK để hiển thị danh sách lọc. - Để thoát khỏi chế độ lọc em chọn Filter Hoạt động 2: Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) - GV hướng dẫn và thao tác trực tiếp trên máy cách lọc các hàng có giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất. - HS quan sát các thao tác và thực hiện theo hướng dẫn - Khi nháy chuột ở mũi tên tiêu đề cột phía trên danh sách chọn em thấy có lựa chọn Top 10 Lựa chọn này dùng để lọc các hàng có giá thị lớn nhất (hay nhỏ nhất). Khi chọn xuất hiện hộp thoại “Top 10 AutoFilter” - HS chú ý theo dõi * Lưu ý: Cách lực chọn này không sử dụng được với các cột có kiểu dữ liệu ký tự. 3. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất): 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: - Nêu các bước cần thực hiện khi lọc dữ liệu? - Gọi 2 học sinh thực hiện lọc dữ liệu theo yêu cầu 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Về nhà thực hành trên máy nếu có điều kiện. - Xem trước bài thực hành 8: “Sắp xếp và lọc dữ liệu” Tuần: 29 Tiết: 58 Ngày dạy: TH8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU (Tiết 1) A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức, kỹ năng: - Trình bày và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu trên bảng tính - Trình bày và thực hiện được các bước thực hiện lọc dữ liệu trên bảng tính - Thực hiện được thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu 2. Về thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): . - Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính. 2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. C. Tổ chức các hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Hình thành trong quá trình thực hiện các bài tập. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Hoạt động 1: Bài tập 1: Sắp xếp và lọc dữ liệu - Gv yêu cầu Hs khởi động phần mềm, thực hành mở bài: “bảng điểm lớp em” đã lưu và thực hành ở bài thực hành 7 - Gv yêu cầu hs thực hành các yêu cầu sau: + Thực hiện thao tác sắp xếp theo chiều tăng dần của cột Điểm và cột Điểm tổng kết + Thực hiện thao tác lọc dữ liệu để chọn ra những bạn có điểm 10 môn Tin học + Thực hiện lọc ra 5 bạn có Điểm tổng kết cao nhất và 5 bạn có Điểm tổng kết thấp nhất. - Gv quan sát quá trình làm bài và hướng dẫn nếu Hs nào chưa thực hiện tốt - Gv gọi Hs trả lời các thao tác để thực hành được 1 trong các yêu cầu trên - Gv thống kê kết quả của Hs sau khi làm theo các yêu cầu - Gv nhận xét kết quả sau khi Hs thực hành trên máy tính và chốt lại các ý cần thiết về thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu - Gv yêu cầu Hs đóng bảng tính - Hs khởi động phần mềm và mở bài tập đã lưu. - Hs thực hiện các yêu cầu Gv đưa ra - Hs thực hành trên máy tính ở vị trí đã được phân công - Hs trả lời khi Gv yêu cầu - Hs chú ý lắng nghe và ghi nhớ - Hs thực hành đóng bảng tính Hoạt động 2: Bài tập 2: Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu - Gv yêu cầu Hs khởi động phần mềm, thực hành mở bài: “Cac_nuoc_DNA” đã lưu và thực hành ở bài thực hành 6 - Gv yêu cầu hs thực hành các yêu cầu theo SGK - Gv quan sát quá trình làm bài và hướng dẫn nếu Hs nào chưa thực hiện tốt - Gv gọi Hs trả lời các thao tác để thực hành được 1 trong các yêu cầu trên - Gv thống kê kết quả của Hs sau khi làm theo các yêu cầu - Gv nhận xét kết quả sau khi Hs thực hành trên máy tính và chốt lại các ý cần thiết về thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu - Gv yêu cầu Hs đóng bảng tính - Hs khởi động phần mềm và mở bài tập đã lưu. - Hs thực hiện các yêu cầu Gv đưa ra - Hs thực hành trên máy tính ở vị trí đã được phân công - Hs trả lời khi Gv yêu cầu - Hs chú ý lắng nghe và ghi nhớ - Hs thực hành đóng bảng tính 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Nhận xét tiết thực hành của lớp (khen thưởng nhóm nào, phê bình nhóm nào) - GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, tuyên dương các nhóm thực hành nghiêm túc, đồng thời phê bình những em chưa nghiêm túc khi thực hành. - GV có thể cho điểm những nhóm thực hành tốt. - Hệ thống lại nội dung của bài học - Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện. - Chuẩn bị tiết sau thực hành tiếp. Tuần: 30 Tiết: 59 Ngày dạy: TH8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU (Tiết 2) A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức, kỹ năng: - Trình bày và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu trên bảng tính - Trình bày và thực hiện được các bước thực hiện lọc dữ liệu trên bảng tính - Thực hiện được thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu 2. Về thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): . - Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính. 2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. C. Tổ chức các hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Hình thành trong quá trình thực hiện các bài tập. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Hoạt động 1: Bài tập 3: Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu - Gv yêu cầu Hs khởi động phần mềm, thực hành mở bài tập 2 ở tiết trước. - Gv yêu cầu hs thực hành các yêu cầu SGK - Gv quan sát quá trình làm bài và hướng dẫn nếu Hs nào chưa thực hiện tốt - Gv gọi Hs trả lời các thao tác để thực hành được 1 trong các yêu cầu trên - Gv thống kê kết quả của Hs sau khi làm theo các yêu cầu - Gv nhận xét kết quả sau khi Hs thực hành trên máy tính và chốt lại các ý cần thiết về thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu - Gv yêu cầu Hs đóng bảng tính - Hs khởi động phần mềm và mở bài tập đã lưu. - Hs thực hiện các yêu cầu Gv đưa ra - Hs thực hành trên máy tính ở vị trí đã được phân công - Hs trả lời khi Gv yêu cầu - Hs chú ý lắng nghe và ghi nhớ - Hs thực hành đóng bảng tính 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Nhận xét tiết thực hành của lớp (khen thưởng nhóm nào, phê bình nhóm nào) - GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, tuyên dương các nhóm thực hành nghiêm túc, đồng thời phê bình những em chưa nghiêm túc khi thực hành. - GV có thể cho điểm những nhóm thực hành tốt. - Hệ thống lại nội dung của bài học - Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện. - Chuẩn bị bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ Tuần: 30 Tiết: 60 Ngày dạy: Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (Tiết 1) A. Mục tiêu 1. Về kiến thức, kỹ năng: - Nắm được mục đích tạo biểu đồ. - Biết một số dạng biểu đồ thường gặp 2. Về thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc. 3. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, . * Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, vẽ biểu đồ trong Excel. B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép. C. Tổ chức các hoạt động 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định lớp học. - Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ - GV chiếu hình 96 lên bảng, yêu cầu HS nhận xét sự gia tăng số HS giỏi diễn ra qua từng năm học. - HS nhìn vào bảng nhận xét. - GV chiếu lên màn hình biểu đồ hình 97, yêu cầu HS nhận xét. - HS nhận xét dễ dàng. DANH SÁCH HỌC SINH GIỎI Năm học Nam Nữ Tổng cộng 2001-2002 8 4 12 2002-2003 8 5 13 2003-2004 6 6 12 2004-2005 9 6 15 - Các em nhìn 2 hình: một là bảng dữ liệu, một là trình bày dạng biểu đồ. Các nhóm lần lượt phát biểu cảm nhận của mình, có nhận xét gì về hai bảng dữ liệu trên? - Các nhóm thảo luận và nhận xét. Đại diện mỗi nhóm trả lời, các nhóm khác nghe và bổ sung. - Đối với hai hình minh họa trên, hình nào dễ cho các em có sự so sánh nhanh chóng hơn? - HS trả lời: hình dạng biểu đồ - Theo em vẽ biểu đồ có mục đích gì? - Biểu đồ dùng để minh hoạ số liệu - Từ VD trên GV xây dựng định nghĩa biểu đồ. 1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ: * Biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan, giúp HS dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu. Hoạt động 2: Một số dạng biểu đồ - Trong chương trình học phổ thông các em đã được học các loại biểu đồ nào? Em cho biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ đó? - HS nhớ lại kiến thức và trả lời - GV giới thiệu lại một số dạng biểu đồ thường dùng. Biểu đồ hình tròn - HS chú ý lắng nghe và quan sát các dạng biểu đồ Biểu đồ gấp khúc (Line) Biểu đồ hình cột (Column) - GV phân tích cho HS tác dụng của từng loại biểu đồ. - HS theo dõi và ghi bài - GV phát bài tập về các dạng biểu đồ. Yêu cầu HS điền tên biểu đồ, nhận xét nội dung thể hiện trong biểu đồ đó. - Điền vào phiếu bài tập, nhận xét nội dung mà biểu đồ thể hiện. - GV gọi các nhóm lên nộp phiếu bài tập thu một số nhóm ngẫu nhiên, chấm lấy điểm. 2. Một số dạng biểu đồ: * Biểu đồ hình cột để so sánh dữ liệu trong nhiều cột. * Biểu đồ đường gấp khúc dùng để dự đoán xu thế tăng, giảm của dữ liệu. * Biểu đồ hình tròn mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể. . 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: - Nêu mục đích của việc sử dụng biểu đồ? - Nêu một số ví dụ về các dạng biểu đồ. 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Về nhà học bài, xem trước nội dung phần tiếp theo. Tuần: 31 Tiết: 61 Ngày dạy: Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (Tiết 2) A. Mục tiêu 1. Về kiến thức, kỹ năng: - Nắm được mục đích tạo biểu đồ. - Biết được các bước tạo một biểu đồ. 2. Về thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc. 3. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, . * Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, vẽ biểu đồ trong Excel. B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép. C. Tổ chức các hoạt động 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định lớp học. - Kiểm tra bài cũ: Biểu đồ là gì? Có mấy loại biểu đồ và kể tên tác dụng từng loại biểu đồ? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động: Giới thiệu cách tạo biểu đồ - GV lần lượt trình bày các bước để tạo một biểu đồ trên bảng tính Excel. - HS chú ý theo dõi và ghi chép. - GV cho Hs đọc các chú ý trong Sgk - HS đọc chú ý. - GV thao tác một lần trên máy cho HS quan sát - HS theo dõi các thao tác của GV và thực hiện theo hướng dẫn. 3. Tạo biểu đồ: Việc tạo biểu đồ gồm hai bước chính: Bước 1. Chỉ định miền dữ liệu để biểu diễn bằng biểu đồ: Nháy chuột để chọn một ô trong miền có dữ liệu cần tạo biểu đồ. Bước 2. Chọn dạng biểu đồ: Nháy chuột chọn nhóm biểu đồ thích hợp trong nhóm Charts trên dải lệnh Insert rồi chọn dạng biểu đồ trong nhóm đó. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: - Gọi 2 học sinh thực hiện vẽ biểu đồ với bảng dữ liệu trên máy giáo viên. 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Về nhà học bài, thực hành trên máy nếu có điều kiện. - Xem trước nội dung tiếp theo. Tuần: 31 Tiết: 62 Ngày dạy: Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (Tiết 3) A. Mục tiêu 1. Về kiến thức, kỹ năng: - Biết được các thao tác chỉnh sửa biểu đồ. - Nắm được cách thay đổi biểu đồ đã được tạo ra. - Biết sao chép biểu đồ vào văn bản. - Nắm được các thao tác ghi chú trên biểu đồ. 2. Về thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc. 3. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, . * Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, vẽ biểu đồ trong Excel. B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép. C. Tổ chức các hoạt động 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định lớp học. - Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các bước vẽ biểu đồ. Thực hành vẽ biểu đồ với bảng dữ liệu có sẵn. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: Chỉnh sửa biểu đồ - Nếu ta muốn thay đổi dạng biểu đồ thì ta thực hiện như thế nào? - HS tham khảo, thảo luận và trả lời. - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS - HS chú ý và ghi bài - GV thao tác một lần trên máy và hướng dẫn HS, gọi HS lên thực hiện. - HS quan sát và làm theo hướng dẫn - GV hướng dẫn cho HS các thao tác thêm thông tin giải thích biểu đồ - HS theo dõi và ghi bài - Biểu đồ được chèn vào trang tính có vị trí và kích thước ngầm định. - GV hướng dẫn cho HS các thao tác thay đổi vị trí biểu đồ. - HS theo dõi và ghi bài 4. Chỉnh sửa biểu đồ: a. Thay đổi dạng biểu đồ: * Để thay đổi dạng biểu đồ em làm các bước sau: - Nháy chuột chọn biểu đồ. - Nháy vào mũi tên để mở bảng chọn. - Chọn kiểu biểu đồ thích hợp. b. Thêm thông tin giải thích biểu đồ: Một số thông tin giải thích biểu đồ quan trọng gồm: - Tiêu đề của biểu đồ - Tiêu đề của các trục ngang và trục đứng( biểu đồ hình tròn) - Thông tin giải thích các dãy dữ liệu( chú giải) c. Thay đổi vị trí hoặc kích thước biểu đồ: * Để thay đổi vị trí của biểu đồ em thực hiện các bước sau: - Nháy chuột để chọn cả biểu đồ. - Đưa con trỏ chuột vào trong vùng biểu đồ và kéo nó đến vị trí mới. * Để thay đổi kích thước ta làm như sau: - Nháy chuột để chọn cả biểu đồ. - Đưa con trỏ chuột vào vị trí các nút đặc biệt và kéo thả chuột. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: - Gọi 2 học sinh lên thực hiện các thao tác trên máy: vẽ biểu đồ và thêm các thông tin chú thích biểu đồ. 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Về nhà trả lời và làm các bài tập SGK. - Học bài và chuẩn bị bài thực hành 9: “Tạo biểu đồ để minh họa” Tuần: 32 Tiết: 63 Ngày dạy: TH9: TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA (Tiết 1)_KT 15’ A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức, kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản. - Thực hiện thành thạo thao tác vẽ biểu đồ, các cách tính toán trong ô tính. - Sử dụng được các công cụ vẽ biểu đồ. 2. Về thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): . - Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, vẽ biểu đồ trong Excel. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính. 2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. C. Tổ chức các hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Hình thành trong quá trình thực hiện các bài tập. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ - Yêu cầu học sinh khởi động chương trình bảng tính Excel và nhập nội dung bảng tính ở hình 113 - Muốn tính cột tổng cộng ta làm như thế nào? - Hãy thực hiện: Tạo biểu đồ hình cột trên cơ sở dữ liệu của khối A4:D9 - Yêu cầu các hs thảo luận: So sánh sự khác nhau giữa hai bảng tính ở hình 113 và 114 Sgk? - Em hãy trình bày cách xóa 1 hay nhiều cột trong bảng tính. - Để có được dữ liệu như hình 114 Sgk ta làm thế nào? - GV yêu cầu HS xóa cột Nam trong bảng dữ liệu - Yêu cầu từng HS tạo biểu đồ với dữ liệu của khối A4:C9 - GV chiếu kết quả thực hiện của các nhóm lên máy chiếu - HS mở máy tính, khởi động Excel và nhập dữ liệu vào trang tính. - HS: =SUM(B5:C5) - HS thực hiện theo cá nhân. - HS trả lời: Ở hình 114 đã xóa cột B, dữ liệu cột tổng cộng được tính lại khi xóa cột B. - HS trả lời, các HS còn lại nhận xét. - HS trả lời. - HS thực hiện thao tác xóa cột. - HS thực hiện yêu cầu - HS theo dõi và nhận xét kết quả. Hoạt động 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đồ - GV yêu cầu HS tạo mới một biểu đồ đường gấp khúc trên cơ sở dữ liệu của khối A4:C9. - Ở biểu đồ trong mục d của bài tập 1, hãy đổi sang dạng đường gấp khúc. - So sánh kết quả nhận được ở mục a? - Hãy nêu cách đổi dạng của biểu đồ? - Giáo viên chiếu kết quả của hs lên máy chiếu. - Từ dạng biểu đồ này, hãy đổi sang dạng biểu đồ hình tròn. - Hãy nêu cách đổi dạng biểu đồ sang dạng hình tròn? - HS thực hiện việc tạo mới biểu đồ đường gấp khúc. - HS thảo luận, trả lời và thực hiện - HS quan sát so sánh và nhận xét. - HS trả lời: Để đổi dạng biểu đồ ta thực hiện: Chuột phải vào biểu đồ, chọn Chart type, chọn lại dạng cần đổi. - HS quan sát và nhận xét. - Học sinh thảo luận và thực hiện việc chuyển đổi. - Để xóa cột ta làm thế nào? - Sau khi chuyển đổi, hãy cho biết biểu đồ hình tròn có thể biểu diễn mấy cột (hay mấy hàng) dữ liệu? - Hãy thực hiện xóa cột để có bảng dữ liệu như ở hình 117, quan sát biểu đồ có gì thay đổi? - Yêu cầu HS tạo biểu đồ hình tròn trên cơ sở dữ liệu của khối A4:B9 - Hãy thực hiện đổi biểu đồ sang dạng đường gấp khúc và dạng biểu đồ hình cột. - GV chiếu kết quả của hs lên máy chiếu - GV hướng dẫn HS lưu bảng tính với tên “Hoc sinh gioi khoi 7” - HS trả lời - HS quan sát biểu đồ, trả lời. - HS quan sát trả lời. - HS thực hiện yêu cầu của GV - HS thực hiện - Các hs khác theo dõi và nhận xét. - HS lưu bảng tính 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Nhận xét tiết thực hành của lớp. - Xem tiếp bài tập còn lại trong SGK để tiết sau thực hành. Tuần: 32 Tiết: 64 Ngày dạy: TH9: TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA (Tiết 2) A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức, kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản. - Thực hiện thành thạo thao tác vẽ biểu đồ, các cách tính toán trong ô tính. - Sử dụng được các công cụ vẽ biểu đồ. 2. Về thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): . - Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, vẽ biểu đồ trong Excel. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính. 2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. C. Tổ chức các hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Hình thành trong quá trình thực hiện các bài tập. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Xử lý dữ liệu và tạo biểu đồ - Hãy thực hiện mở bảng tính “Bang diem lop em” được lưu trong bài thực hành số 7. - Để tính điểm trung bình của từng môn học ta sử dụng hàm nào? - Dùng hàm Average tính điểm trung bình các môn học ở dòng dưới cùng của bảng tính. - Thực hiện tạo biểu đồ hình cột để minh họa điểm trung bình của các môn học đó. - Hãy chép biểu đồ tạo được vào văn bản Word. - HS thực hiện mở bảng tính. - HS trả lời: dùng hàm Average - Học sinh thực hiện theo nhóm. Kết quả của nhóm được chiếu lên máy chiếu để các nhóm khác nhận xét. - HS nh
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_56_den_66.docx