Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 39 đến 55

A. Mục tiêu

1. Về kiến thức, kỹ năng:

- Biết kiểm tra bảng tính trước khi in.

- Thiết đặt lề và hướng giấy cho trang in.

- Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in.

- Sử dụng thành thạo các nút công cụ trên thanh Print Preview.

2. Về thái độ:

- Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả.

3. Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, .

* Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, cài đặt trang in.

B. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính.

2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

C. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động:

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: GV lần lượt kiểm tra từng HS trên máy.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 - Hình thành trong quá trình thực hành.

3. Hoạt động luyện tập:

 

docx26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 39 đến 55, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học sinh hoàn thiện đầy đủ các thao tác theo yêu cầu của bài thực hành. 
- Học sinh tiếp thu và ghi nhận các ý kiến của giáo viên. Học sinh tiếp thu và ghi nhận các ý kiến của giáo viên. 
4. Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng kiến thức làm các bài tập.
- GV nhận xét bài làm trên từng máy.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
	- HS xem lại kiến thức chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo; thực hành thêm ở nhà nếu có điều kiện.
Tuần: 21	Tiết: 42	 Ngày dạy: 
TH6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- HS hiểu được tầm quan trọng của tính toán trong trang tính. 
- Tác dụng của việc trang trí phù hợp một trang tính. 
- HS thực hiện được các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
2. Về thái độ: 
- Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): .
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính. 
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở. 
C. Tổ chức các hoạt động:
1. Hoạt động khởi động: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Cách tăng, giảm số chữ số thập phân trong trang tính? Thao tác cụ thể trên máy tính. 
	- Cách tô màu nền và kẻ đường biên cho các ô tính trong trang tính? Thao tác cụ thể trên máy tính. 
	Gọi 2 HS lần lượt thực hiện, GV quan sát, nhận xét và cho điểm. 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Hình thành trong quá trình thực hiện các bài tập.
3. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Thực hành lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu
* Cách tiến hành:
- Giao bài thực hành cho các nhóm đồng thời yêu cầu các nhóm làm theo các yêu cầu trong bài tập 2 Sgk. 
- Lập trang tính với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam Á như hình sau:
- Học sinh nhận bài thực hành và thực hiện các thao tác theo yêu cầu. 
- HS thao tác trực tiếp trên máy 
- Lập công thức tính mật độ dân số của Brunây trong ô E6. Sao chép công thức để tính mật độ dân số cho các nước còn lại. 
- Chèn thêm các hàng trống cần thiết, điều chỉnh hàng, cột và thực hiện các thao tác định dạng vănbản, định dạng số để có trang tính như sau:
- Lưu bảng tính với tên Cac nuoc DNA
- Giáo viên quan sát từng nhóm 1 để rút ra quan điểm chung cho cả lớp. 
- Quan sát, theo dõi mọi thao tác của các nhóm để uốn nắng kịp thời những thao tác sai. 
- HS trả lời
- HS lưu bảng tính theo yêu cầu
- HS theo dói và lắng nghe chú ý
4. Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng kiến thức làm các bài tập.
- GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, tuyên dương các nhóm thực hành nghiêm túc, đồng thời phê bình những em chưa nghiêm túc khi thực hành. 
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	- Hệ thống lại các thao tác đã làm trong bài thực hành. 
	- Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện. 
	- Chuẩn bị tiết sau: “Trình bày và in trang tính.
	Tuần: 22	Tiết: 43	Ngày dạy: 
Bài 7: TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH (Tiết 1)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Hiểu được mục đích của việc xem trang tính trước khi in.
- Biết cách xem trước khi in, điều chỉnh ngắt trang.
- HS biết cách định dạng trang in, biết xem trang in trước khi cho in ra giấy. 
2. Về thái độ: 
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, thực hành hiệu quả.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
* Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, .
* Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, nhập dữ liệu vào trang tính.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, màn chiếu.
2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước việc in trang tính bằng máy in. 
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động1 : Đặt vấn đề
In trang tính là cách thường được sử dụng để chia sẻ thong tin trong bảng tính. Việc in có thể sẽ xảy ra những tình huống không như ý muốn và có thể hao giấy nhiều. ở đây ta có một ví dụ về việc in không như ý muốn 
Như các em thấy trang in trên được ngắt trang không hợp lý. Để điều này không xảy ra em có thể sử dụng tính năng trình bày trang in của chương trình để khăc sphục những khuyết điểm làm cho bảng tính dễ đọc và hấp dẫn hơn. Đó cũng là nội dung bài học hôm nay của chúng ta. 
Hoạt động 2: Xem trước khi in
- Gv đưa cho HS xem các trang tính đã được chuẩn bị sẵn. 
- Hãy cho biết lợi ích của việc xem trước khi in là gì?
- HS quan sát các trang tính. 
- HS trả lời: Xem trước khi in cho phép xem trước những gì sẽ được in ra. 
- Hướng dẫn HS cách xem nội dung trước khi in
- HS chú ý theo dõi và ghi chép
- GV giới thiệu một vài nút lệnh chuyên dùng. 
1. Xem trước khi in:
* Để xem trước khi in ta thực hiện:
Trong nhóm Worbook Views trên dải lệnh View chọn lệnh Page Layout hoặc Page Break Preview
Hoạt động 3: Điều chỉnh ngắt trang
- Chương trình bảng tính tựu động phân chia trang tính thành các trang in tùy theo kích cỡ của trang tính. Vậy có cách nào để điều chỉnh cho hợp lý hơn không? Giống như ở hình 69 Sgk ta cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp và có thể in trên một trang được không?
- HS trả lời: Có
- Vậy cách làm như thế nào em hãy xem hình sau:
- HS quan sát hình
- GV hướng dẫn HS các bước để điều chỉnh trang in
- HS chú ý lắng nghe và ghi chép
- Các đường kẻ màu xanh là các dấu ngắt trang. Chúng cho biết các trang in được phân chia như thế nào. 
- GV hướng dẫn các bước điều chỉnh dấu ngắt trang. 
- HS quan sát và ghi vào vở
- GV thao tác trên máy một lần cho HS quan sát
- HS quan sát
2. Điều chỉnh ngắt trang:
* Để điều chỉnh trang in cho phù hợp ta thực hiện: Trong nhóm Worbook Views trên dải lệnh View chọn lệnh Page Break Preview 
* Các bước điều chỉnh dấu ngắt trang:
- Hiển thị trang tính trong chế độ Page Break Preview
- Đưa con trỏ chuột vào đường kẻ xanh, trỏ chuột chuyển thành dạng « hoặc o
- Kéo thả đường kẻ xanh đến vị trí ta muốn. 
3. Hoạt động luyện tập:
	- Gọi 2 HS thực hiện các thao tác xem trước trang in, điều chỉnh ngắt trang theo yêu cầu GV.
4. Hoạt động vận dụng:
	- Vận dụng trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
	- GV đưa ra một trang tính yêu cầu HS tự thực hiện điều chỉnh ngắt trang.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	- Học bài và tìm hiểu phần tiếp theo của bài.
	Tuần: 22	Tiết: 44	Ngày dạy:  /  / 
Bài 7: TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH (Tiết 2)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết đặt lề và hướng giấy in, biết cách in trang tính.
- HS biết cách định dạng trang in, biết xem trang in trước khi cho in ra giấy. 
- Trình bày được trang in theo ý muốn hay theo yêu cầu. 
- Tiến hành in được trang tính. 
2. Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
* Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, .
* Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, nhập dữ liệu vào trang tính.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, màn chiếu.
2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
	- Thực hành trên máy các yêu cầu sau:
	 + Tô màu nền cho các ô tính. 
	 + Thực hiện thao tác xem trước khi in
	- GV quan sát, nhận xét và cho điểm HS. 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt lề và hướng giấy in
- Các trang in được đặt kích thước lề mặc định và hướng giấy in là hướng đứng như hình sau:
- Em nhắc lại cách thay đổi hướng trang và căn lề trang giấy trong Word?
- HS nhắc lại kiến thức cũ. 
- Em cũng có thể thay đổi các lề và hướng giấy in trong bảng tính cho phù hợp với yêu cầu. Việc thay đổi các lề cũng như hướng giấy khi in ra được thực hiện bằng hộp thoại Page Setup. 
- HS chú ý nghe giảng
- GV giới thiệu cách thay đổi trang in và lề giấy in
- HS theo dõi và chép bài
- GV thao tác trên máy một lầncho HS quan sát
- HS quan sát các thao tác của GV và làm theo hướng dẫn
3. Đặt lề và hướng giấy in:
* Các bước thay đổi lề trang:
- B1: Mở dải lệnh Page Layout và nháy chuột vào nút phía dưới, bên phải nhóm Page Setup. Hộp thoại Page Setup xuất hiện.
- B2: Nháy chuột để mở trang Margin. Các kích thước lề hiện tại được hiển thị trong các ô Top, Bottom, Left, Right.
 - B3: Thay đổi các thông số trong các ô Top, Bottom, Left, Right để thiết đặt lề. 
* Để thay đổi hướng giấy em cũng sử dụng hộp thoại Page Setup
- Nháy chuột mở trang Page
- Chọn Potrait cho hướng giấy đứng và Landscape cho hướng giấy nằm. 
Hoạt động 2: In trang tính
- Hãy cho biết khi nào thì ta in trang tính?
- HS trả lời: Khi các côngviệc soạn thảo, chỉnh trang, đặt lề đã xong. 
- HS chú ý theo dõi và ghi bài
- Gv giới thiệu cách in trang tính. 
4. In trang tính:
* Muốn in trang tính ta làm như sau:
B1: Nháy chuột vào File chọn Print
C2: Nháy tiếp vào nút Print.
3. Hoạt động luyện tập:
	- Nhắc lại các bước xem trang tính trước khi in?
	- Gọi vài HS lên thực hiện các bước đặt lề và hướng giấy in.
4. Hoạt động vận dụng:
	- Vận dụng làm bài tập 3, 4 SGK.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
	- Thực hành trên máy các thao tác vừa học nếu có điều kiện. 
	- Tìm hiểu nội dung bài thực hành 7: “In danh sách lớp em”.
	Tuần: 23	Tiết: 45	Ngày dạy: 
TH7: IN DANH SÁCH LỚP EM (Tiết 1)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết kiểm tra bảng tính trước khi in. 
- Thiết đặt lề và hướng giấy cho trang in. 
- Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in. 
- Sử dụng thành thạo các nút công cụ trên thanh Print Preview.
2. Về thái độ: 
- Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
* Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, .
* Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, cài đặt trang in.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: GV lần lượt kiểm tra từng HS trên máy.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
	- Hình thành trong quá trình thực hành.
3. Hoạt động luyện tập:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Kiểm tra trang tính trước khi in
- GV cho HS đọc thầm yêu cầu bài tập 1 SGK trang 66. 
- GV yêu cầu HS mở bảng tính “Bang diem lop em” đã lưu trong bài thực hành 6. 
- GV đọc yêu cầu. 
- GV cho HS thực hành theo yêu cầu SGK từng bước trong thời gian 20 phút. 	
- GV yêu cầu các HS dựa vào kiến thức đã học để làm và tự các em cố gắng làm được. 
- GV theo dõi và quan sát học sinh thực hành
- Khi hết thời gian, GV cho HS nêu ra kết luận trong quá trình làm bài. Nếu HS hoàn thành thì tốt, ngược lại bị vướn chỗ nào, các em hãy trình bày ?
- GV chốt lại và xử lý tình huống. 
GV có thể chiếu các nút và ý nghĩa cho HS xem. 
- HS đọc thầm bài tập 1. 
- HS mở bảng tính của mình
- HS quan sát và theo dõi trong SGK. 
- HS thực hành theo nhóm 20 phút. 
- HS lắng nghe. 
- HS trao đổi và thực hành để hoàn thành bài tập. 
- HS trình bày chỗ vướn mắc và không làm được nếu có. 
- HS lắng nghe và quan sát lại. 
Hoạt động 2: Thiết đặt lề trang in, hướng giấy và điều chỉnh dấu ngắt trang
- Yêu cầu HS tiếp tục sử dụng bảng tính “Bang diem lop em”
a) Mở hộp thoại Page Setup. Trên trang Margins của hộp thoại, quan sát và ghi nhận các thông số ngầm định trong các ô Top, Bottom, Left và Right, sau đó thay đổi các thông số này. Nháy OK sau mỗi lần thay đổi thông số để thấy tác dụng trên trang in. Cuối cùng đặt các thông số này tương ứng là 2; 1. 5; 1. 5 và 2. 
b) Trên trang Page của hộp thoại Page Setup, quan sát và ghi nhận các thiết đặt ngầm định Portrait ( đứng ). Đánh dấu chọn trong ô Landscape và quan sát tác dụng. Cuối cùng đặt lại hướng giấy đứng. 
c) Trở lại với các thiết đặt trang đứng và không có tỷ lệ, kiểm tra các trang bằng chế độ hiển thị Page Break Preview. Kéo thả chuột để điều chỉnh lại sao cho các cột được in hết trên một trang, mỗi trang in khoảng 25 dòng
- Quan sát trên màn hình giáo viên và thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên. 
4. Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng kiến thức thực hiện thiết đặt trang in phù hợp, sử dụng thanh cuộn xem các trang in, phóng to, thu nhỏ để kiểm tra tổng thể trang in. 
- GV có thể cho điểm những hs thực hành tốt. 
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện.
- Tìm hiểu nội dung thực hành tiếp theo.
	Tuần: 23	Tiết: 46	Ngày dạy: 
TH7: IN DANH SÁCH LỚP EM (Tiết 2)_KT 15’
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết kiểm tra bảng tính trước khi in. 
- Thiết đặt lề và hướng giấy cho trang in. 
- Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in.
- Thao tác đánh dấu, lựa chọn trong hộp thoại Page Setup. 
2. Về thái độ: 
- Có thái độ học tập nghiêm túc, thực hành hiệu quả.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
* Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, .
* Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, cài đặt trang in.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
	- Hình thành trong quá trình thực hành.
3. Hoạt động luyện tập:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 3: Địng dạng và trình bày trang tính
- GV cho HS đọc bài tập 3 SGK . 
- Yêu cầu mở bảng tính “So theo doi the luc” đã được lưu trong bài thực hành 5. 
- GV cho HS thực hành làm câu a và câu b. 
 + Thực hiện các định dạng để có trang in như hình 81 Sgk. 
 + Xem trước các trang in, kiểm tra các dấu ngắt câu, thiết đặt hướng trang nằm ngang, thiết đặt lề thích hợp và lựa chọn để in nội dung giữa trang giấy theo chiều ngang. 
- GV cho HS nhận xét về thực hành và chốt lại
- GV hướng dẫn và cho 01 HS lên in máy tính của giáo viên
- HS đọc SGK. 
- HS mở bảng tính
- HS thực hành và thảo luận lẫn nhau để hoàn thành bài tập
- HS cho nhận xét về cách làm
- HS theo dõi và 01 HS thực hành. 
4. Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng những kiến thức đã biết để trình bày một trang in phù hợp, thực hiện các định dạng cần thiết để có được trang tính như mẫu cho trước.
- GV có thể cho điểm những cá nhân/ nhóm thực hành tốt. 
5. Dặn dò- hướng dẫn về nhà
- Hệ thống lại nội dung của bài học
- Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện. 
- Chuẩn bị tiết sau: “Vẽ hình phẳng bằng Geogebra”.
	Tuần: 24	Tiết: 47,48	Ngày dạy: .................
PMHT: BÀI 12: VẼ HÌNH PHẲNG BẰNG GEOGEBRA (Tiết 1,2)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết được các khái niệm đối tượng toán học hình trong phần mềm GEOGEBRA.
- Biết quan hệ phụ thuộc toán học giữa các đối tượng.
- Biết cách vẽ các hình động đơn giản.
- Thực hiện được thao tác nhập lệnh trong phần mềm GEOGEBRA.
- Thực hiện sử dụng được các công cụ đoạn thẳng, điểm để vẽ tam giác trong phần mềm GEOGEBRA.
2. Về thái độ: 
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi sáng tạo, hứng thú với môn học.
- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn và linh hoạt trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
* Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, .
* Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm GeoGebra.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các đối tượng tự do và phụ thuộc toán học trong phần mềm.
GV: Ở bài 11 các em đã học cách nhập và vẽ đồ thị hàm số, bạn nào nhắc lại cho thầy cú pháp nhập hàm số?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: cho học sinh quan sát các đối tượng, từ đó yêu cầu HS cho biết đâu là đối tượng tự do, đâu là đối tượng phụ thuộc.
HS: quan sát và trả lời câu hỏi.
1. Đối tượng tự do và phụ thuộc toán học
 Các đối tượng trong phần mềm GeoGebra được chia làm hai loại: đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc. Các đối tượng phụ thuộc sẽ có quan hệ toán học chặt chẽ với các đối tượng khác.
VD: a:=2
 g:= (x^2+1)/(x-1)
f:= a/x
Hoạt động 2: Tìm hiểu các công cụ vẽ và điều khiển hình
GV: Đối với các bài toán hình học, để vẽ các em cần gì?
HS: trả lời câu hỏi
GV: trong phần Mềm Word đã học, trên giao diện của Word có những thành phần chính nào?
HS: trả lời các thành phần
GV: mở phần mềm GeoGebra cho HS quan sát và cho biết tên gọi của các thành phần trên phần mềm.
HS: quan sát, đọc sách giáo khoa, thảo luận với bạn và đưa ra tên gọi các thành phần trên phần mềm.
GV: nhận xét và đưa ra kết luận
2. Các công cụ vẽ và điều khiển hình
 Các công cụ vẽ nằm trên thanh công cụ, để chọn công cụ vẽ ta chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng.
 Lưu ý: Nhấn phím ESC trên bàn phím để trở về công cụ chọn ( biểu tượng hình mũi tên)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách vẽ tam giác trong phần mềm
GV: Ở bài trước các em đã được học cách tạo điểm, cô mời một bạn lên tạo giúp thầy 3 điểm trên phần mềm.
HS: lên tạo các điểm trên phần mềm.
GV: vậy bây giờ từ ba điểm trên ta cần làm gì để có thể tạo thành tam giác?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét câu trả lời và đưa ra thao tác thực hiện chọn công cụ để nối các điểm lại với nhau để tạo thành tam giác.
3. Vẽ tam giác
Bước 1: Chọn công cụ đoạn thẳng
Bước 2: Vẽ 3 đoạn thẳng với các điểm chung
Hoàn thành tam giác
Nhấn ESC trên bàn phìm để chuyển về công cụ chọn hình.
3. Hoạt động luyện tập:
- Gọi 2 HS thực hành sử dụng các công cụ vẽ hình, nhập lệnh trên phần mềm.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
- Vận dụng làm bài tập 1 SGK.
- Về nhà xem lại bài, tìm hiểu phần tiếp theo của bài.
	Tuần: 25	Tiết: 49,50	Ngày dạy: ............
PMHT: BÀI 12: VẼ HÌNH PHẲNG BẰNG GEOGEBRA (Tiết 3,4)
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết được các khái niệm đối tượng toán học hình trong phần mềm GEOGEBRA.
- Biết quan hệ phụ thuộc toán học giữa các đối tượng.
- Biết cách vẽ các hình động đơn giản.
- Thực hiện được thao tác nhập lệnh trong phần mềm GEOGEBRA.
- Thực hiện sử dụng được các công cụ đoạn thẳng, điểm để vẽ tam giác trong phần mềm GEOGEBRA.
- Thực hiện được thao tác tạo góc và vẽ góc trong phần mềm.
2. Về thái độ: 
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi sáng tạo, hứng thú với môn học.
- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn và linh hoạt trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
* Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, .
* Năng lực chuyên biệt: NL công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm GeoGebra.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách vẽ góc và đo góc
GV: Vậy từ tam giác trên để thể hiện các góc có trong tam giác ta ghi như thế nào?
HS: lên ghi các góc có trong tam giác.
GV: Vậy bây giờ các em hãy thử thao tác nhấp vào các điểm trên tam giác trong phần mềm sau đó xem điều gì xảy ra?
HS: lên thực hiện và đưa ra câu trả lời
GV: hướng dẫn các điểm cần lưu ý và đưa ra kết luận bài học.
4. Vẽ góc và đo góc
Bước 1: nháy chuột chọn công cụ góc
Bước 2: nháy chuột vào các đỉnh theo thứ tự thể hiện góc được học trong toán học.
Kết quả: Góc sẽ được thể hiện trên hình.
Lưu ý: Phần mềm tạo 3 đối tượng góc theo thứ tự các đỉnh A, B, C là các góc α, β, γ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách vẽ phân giác, trung điểm đoạn thẳng
GV: Để chọn m

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_39_den_55.docx
Giáo án liên quan