Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 31 đến 38

A. Mục tiêu:

1. Về kiến thức, kỹ năng:

- Biết sử dụng phần mềm GeoGebra để tính toán các biểu thức hữu tỉ và đa thức.

- HS thực hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.

2. Về thái độ:

- Rèn ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT) .

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Dụng cụ học tập, SGK, các kiến thức đã học.

C. Tổ chức các hoạt động:

1. Hoạt động khởi động:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số tính lệnh tính toán đơn giản và vẽ đồ thị đơn giản.?

3. Bài mới:

 

docx10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 31 đến 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	Tiết: 31	Ngày dạy: ..................
Bài 11: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T1)
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết sử dụng phần mềm GeoGebra để tính toán các biểu thức hữu tỉ và đa thức.
- HS thực hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
2. Về thái độ: 
- Rèn ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT) .
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, SGK, các kiến thức đã học. 
C. Tổ chức các hoạt động:
1. Hoạt động khởi động: 
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu cách khởi động một chương trình trong máy tính.
	- Khởi động phần mềm GeoGebra và hiển thị cửa sổ CAS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tính toán với các số hữu tỉ:
a.Giao nhiệm vụ học tập :
Quan sát cửa sổ làm việc của chương trình và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong cửa sổ CAS có những chế độ làm việc nào? 
2. Trong chế độ tính toán chính xác với số các số sẽ được hiển thị như thế nào?
3. Trong chế độ tính toán gần đúng với số các số được hiển thị như thế nào?
4. Để làm việc với chế độ tính toán gần đúng ta thực hiện những thao tác nào?
b.Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm
HS quan sát trả lời
c. Học sinh báo cáo kết quả học tập
Đại diện nhóm báo cáo
d.Giáo viện đánh giá kết quả thực 
hiện và chốt lại nhận xét.
Trong cửa sổ CAS có hai chế độ tính toán: chính xác và gần đúng
Chế độ tính toán chính xác với số. Các tính toán với số sẽ được thể hiển chính xác bằng phân số và căn thức
Chế độ tính toán gần đúng với số. Trong chế độ này, các tính toán với số sẽ được thể hiện theo số thập phân đã được lấy xấp xỉ gần đúng nhất, không hiện căn thức.
Để làm việc với chế độ tính toán gần đúng:
- Nháy chuột vào nút .
- Chọn lệnh Các tùy chọn --> Làm tròn
- Chọn số chữ thập phân sau dấu chấm.
	Ví dụ: 
Hoạt động 2: Tính toán với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức:
- GV: nêu 2 cách: các bước và làm mẫu
Cách 1:
Cách 2: 
- Học sinh chú ý quan sát, lắng nghe
- GV: trình chiếu danh sách tên một số hàm
- HS: thực hành 
2: Tính toán với biểu thức đại số, đơn thức, đa thức 
Tính toán mở rộng với các biểu thức chứa chữ (biểu thức đại số hay đa thức)
Với đa thức nên sử dụng các chữ x, y, z ... để thể hiện tên các biến.
- Khi tính toán với đa thức nên chọn chế độ tính toán chính xác.
- Nhập trực tiếp trên dòng lệnh của cửa sổ CAS 
Ví dụ: 
- Có thể nhập trực tiếp đa thức hoặc định nghĩa chúng như một đối tượng toán học 
Một đối tượng mới A(x) được tạo ra.
- Có thể tính các giá trị cụ thể của đa thức trên.
Ví dụ:
P(x,y):=x^2+x*y, Q(x):=2x^2+x-1
3. Hoạt động luyện tập
Sử dụng GeoGebra để tính giá trị các biểu thức sau:
44.45103	b) 34+253	c) 1+23-453	d) 45-16.23+142
4. Hoạt động vận dụng
	Sử dụng GeoGebra để tính tổng hai đa thức P(x) + Q(x) biết:
	P(x) = x2y - 2xy2 + 5xy + 3;	Q(x) = 3xy2 + 5x2y – 7xy + 2.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Về luyện tập thêm với phần mềm nếu có điều kiện. 
- Đọc trước nội dung còn lại trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp.
Tuần: 16	Tiết: 32	Ngày dạy: .....................
Bài 11: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T2)
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết sử dụng phần mềm GeoGebra để tính toán các biểu thức hữu tỉ và đa thức.
- HS thực hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
2. Về thái độ: 
- Rèn ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT) .
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, SGK, các kiến thức đã học. 
C. Tổ chức các hoạt động:
1. Hoạt động khởi động: 
- Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các thành phần chính trên cửa sổ làm việc chính của phần mềm GEOGEBRA, ý nghĩa của từng thành phần?
2. Hoạt động hình thành kiến thức	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
	3. Tạo điểm trên mặt phẳng tọa độ
GV giới thiệu bài, phân máy cho HS, nêu yêu cầu giờ học.
- HS ổn định Tổ chức(1’), nghe GV giới thiệu bài
Giới thiệu cách tạo đối tượng điểm.
Để hiển thị tọa độ hoặc lưới trên mặt phẳng, em nháy phải chuột lên vị trí bất kỳ trong vùng làm việc chọn Hệ trục tọa độ hoặc Lưới.
Cách nhập lệnh để tạo đối tượng điểm:
=(,)
:=(,)
VD: A=(1,2) hoặc A:=(1,2).
3. Hoạt động luyện tập
a.Giao nhiệm vụ học tập :
HS khởi động phần mềm, thực hiện các thao tác theo yêu cầu của GV.
GV đưa ra một số biểu thức đại số đơn giản, yêu cầu HS lớp thực hiện tính toán.
? Để tính giá trị các biểu thức ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh? Em hãy tính toán các biểu thức đại số đơn giản sau bằng cách nhập lệnh từ cửa sổ dòng lệnh và bằng thanh bảng chọn.
b.Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm thực hiện tính giá trị các biểu thức bằng cách nhập lệnh từ cửa sổ dòng lệnh.
c. Học sinh báo cáo kết quả học tập
Đại diện nhóm báo cáo
d.Giáo viện đánh giá kết quả thực 
hiện và chốt lại nhận xét. 
1. Tính giá trị các biểu thức sau:
SGK trang 121
2. Tính tổng hai đa thức P(x) + Q(x) biết:
P(x) = x2y – 2xy2 + 5xy + 3
Q(x) = 3xy2 + 5x2y – 7xy + 2
4. Hoạt động vận dụng:
	Vận dụng làm các bài tập SGK - 121
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- HD HS về nhà học bài, ghi nhớ các thao tác đã học. 
- Đọc trước nội dung còn lại trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp.
- Học bài kết hợp SGK
Tuần: 17	Tiết: 33	Ngày dạy: ..................
Bài 11: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T3)
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức, kỹ năng:
- Biết sử dụng phần mềm GeoGebra để tính toán các biểu thức hữu tỉ và đa thức.
- HS thực hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
2. Về thái độ: 
- Rèn ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT) .
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bảng tính Excel.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, SGK, các kiến thức đã học. 
C. Tổ chức các hoạt động:
1. Hoạt động khởi động: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số tính lệnh tính toán đơn giản và vẽ đồ thị đơn giản.?
3. Bài mới:	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tạo điểm trên mặt phẳng tọa độ:
GV giới thiệu chuyển tiếp bài
- HS chú ý nghe GV giới thiệu bài.
Để tạo điểm trên mặt phẳng tọa độ ta sử dụng lệnh gì? Nêu cú pháp lệnh?
- HS trả lời câu hỏi phát vấn của GV.
Hoạt động hình thành kiến thức + Hoạt động luyện tập
-GV giới thiệu cách tạo Điểm trên mặt phẳng tọa độ.
-GV thực hành mẫu
-HS nhắc lại ghi bài
-HS thực hành
1/ Cách tạo điểm trên mặt phẳng tọa độ:
Để hiển thị tọa độ nháy đúp chuột trong Vùng làm việc.
Tạo điểm bằng cách nhập trực tiếp từ dòng Nhập lệnh.
Hoạt động 2: Hàm số và đồ thị hàm số
-GV nêu cách làm và thao tác mẫu
+Từ dòng Nhập lệnh sẽ nhập các hàm số.
+Trên vùng làm việc sẽ xuất hiện đồ thị của hàm số đó
Cú pháp nhập hàm số: :=
*Em có thể chọn hàm số trong cửa sổ Hiển thị danh sách các đối tượng. Em có thể chọn màu, kiểu và nét vẽ của đồ thị.
-HS thực hành
2/ Cách nhập và vẽ đồ thị hàm số:
+Từ dòng Nhập lệnh sẽ nhập các hàm số.
+Trên vùng làm việc sẽ xuất hiện đồ thị của hàm số đó
Cú pháp nhập hàm số: :=
IV. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà:
1. Củng cố
	- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt " Rút kinh nghiệm giờ học
2. Hướng dẫn về nhà:
- HD HS về nhà học bài, ghi nhớ các thao tác đã học. 
- Đọc trước nội dung còn lại trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp.
- Học bài kết hợp SGK
Tuần: 17	Tiết: 34	Ngày dạy: ...............
Bài 11: HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA(T4)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS thực hành sử dụng phần mềm Học toán với GEOGEBRA	
2.Kĩ năng: Sử dụng được các lệnh tính toán nâng cao để tính giá trị biểu thức đại số, tính toán với đa thức, giải phương trình đại số...
Thực hiện được các chức năng: xoá thông tin, đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị. 
3.Thái độ: Vận dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp hỗ trợ cho việc học tập hàng ngày của mình.
4. Năng lực hướng tới: 
- Năng lực sử dụng CNTT: Học sinh sử dụng máy tính mở chương trình 
- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự thực hành và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành
- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm
- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp : Nêu VĐ, gợi mở, dạy học nhóm, kĩ thuật công não	
2. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính, (Projector), bài tập mẫu, phiếu học tập.
3. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập, các kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động khởi động
GV giới thiệu phân máy cho HS, nêu yêu cầu giờ học.
- HS ổn định Tổ chức(1’), hoạt động nhóm (3em/1máy) lần lượt thực hiện các bài tập thực hành theo yêu cầu của GV.
Hoạt động hình thành kiến thức + Hoạt động luyện tập
GV đưa ra nội dung các bài tập
- Ôn lại các kiến thức tiết trước
- HS khởi động phần mềm" HS hoạt động nhóm thực hiện tính giá trị các biểu thức bằng cách nhập lệnh từ cửa sổ dòng lệnh và bằng thanh bảng chọn 
- HS lần lượt thực hiện định nghĩa các đa thức và vẽ đồ thị hàm số tương ứng theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát, sửa sai cho HS, kiểm tra trực tiếp một vài em, nhận xét, đánh giá.
Sách giáo khoa trang 121 và 122 ( bài 3, 4, 5, 6)
IV. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà:
1. Củng cố
	- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt " Rút kinh nghiệm giờ học
2. Hướng dẫn về nhà:
- HD HS về nhà học bài, ghi nhớ các thao tác đã học. 
- Đọc trước nội dung còn lại trong bài
- Học bài kết hợp SGK
- Ôn tập các nội dung đã học ở học kì I.
Tuần: 18	Tiết: 35	Ngày dạy: ................
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm lại các kiến thức cơ bản đã được học
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng tính, các thao tác với bảng tính. 
3. Thái độ: nghiêm túc, hứng thú với môn học
II. Chuẩn bị
- GV: giáo án, máy tính. 
- HS: chuẩn bị bài
III. Nội dung ôn tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức.
Bài 1: Chương trình bảng tính là gì?
- Định nghĩa chương trình bảng tính. 
- Các kiểu dữ liệu, cách hiển thị dữ liệu. 
- các khả năng của chương trình bảng tính. 
- Nhập dữ liệu, sửa dữ liệu. 
- Mở, lưu, thoát khỏi chương trình bảng tính. 
- Thanh tiêu đề, thanh công cụ
Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
- Bảng tính chứa nhiều trang tính
- Trang tính được kích hoạt
- Hộp tên, địa chỉ ô tính
- Công dụng của cách sử dụng địa chỉ ô tính, thanh công thức, ô tính. 
- Chọn ô, chọn khối, chọn hàng, chọn cột, chọn cùng một lúc. 
Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính. 
- Các phép toán: +, - , *, /, ^, %, ( ). 
- Nhập công thức. 
- Từng HS trả lời theo câu hỏi gợi ý của giáo viên
- Thao tác trên trang tính cụ thể để các bạn quan sát
2. Hoạt động 2: Thực hiện tính toán trên trang tính
Bài 4: Sử dụng hàm để tính toán. 
- Các hàm cơ bản: SUM, AVERAGE, MIN, MAX
- Ví dụ. về bài phép so sánh A5>B3 với A5=5; B3=8 cho kết quả Đ hoặc S
Bài: Thao tác với bảng tính. 
- Điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng. Cách điều chỉnh để vừa khít với dữ liệu
- Nếu không vừa khít thì dữ liệu chữ thế nào, dữ liệu số thế nào?
- Chèn cột
- Chèn hàng
- Xóa hàng và cột
- Sao chép và di chuyển dữ liệu
- Sao chép và di chuyển công thức
- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên
IV. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà:
1. Củng cố
	- 2 hoạt động trên
2. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài kết hợp SGK
Tuần: 18	Tiết: 36	 Ngày dạy: ................
ÔN TẬP (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Nắm lại các kiến thức cơ bản đã được học
2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng tính, các thao tác với bảng tính. 
	- Rèn luyện nâng cao kỹ năng qua các phần mềm học tập
3. Thái độ: nghiêm túc, hứng thú với môn học
II. Chuẩn bị
	- GV: giáo án, phòng máy thực hành
	- HS: sách, vở
III. Nội dung ôn tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn lại các phần mềm đã học
Bài: Luyện gõ phím nhanh bằng TYPING TEST 
- Mục đích. 
- Gồm 4 trò chơi. 
Bài: Học địa lý thế giới với EARTH EXPLORER. 
- Mục đích: xem và tra cứu bản đồ thế giới
- Luyện gõ phím nhanh với 4 trò chơi trong phần mềm Typing Test
- Thao tác với các nút lệnh để quan sát trái đất
- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi trong sgk
Hoạt động 2: Bài tập, thực hành
Giải các bài tập SGK. 
Ra bài tập cho HS giải và thực hành
- Làm bài tập
IV. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà:
1. Củng cố
	- Đã củng cố phần trên
2. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài kết hợp SGK
	- Học bài, chuẩn bị bài tốt để tuần sau kiểm tra học kỳ I
	Tuần: 19	Tiết: 37	Ngày dạy: ..............
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Kiểm tra việc nắm bắnt kiến thức của học sinh từ đầu năm học. Điều chỉnh việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên. 
2. Kỹ Năng:
	- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành. 
3. Thái độ:
	- Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. 
II. Chuẩn bị:
	- GV: Đề kiểm tra. 
	- HS: Ôn tập, học kỹ lý thuyết. 
III. Nội dung kiểm tra:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:	
	- 1 tiết lý thuyết 
Tuần: 19	Tiết: 38	Ngày dạy: .............
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Kiểm tra việc nắm bắnt kiến thức của học sinh từ đầu năm học. Điều chỉnh việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên. 
2. Kỹ Năng:
	- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành. 
3. Thái độ:
	 Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. 
II. Chuẩn bị:
	- GV: Đề kiểm tra. 
	- HS: Ôn tập. 
III. Nội dung kiểm tra:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:	
	- 1 tiết thực hành

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_31_den_38.docx