Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 16: Bài thực hành 4

* GV: Chiếu Bài tập 3/SGK - Trang 40. Yêu cầu một học sinh đọc cho cả lớp nghe.

(?) Yêu cầu HS nhắc lại cú pháp hàm Average và các bước sử dụng hàm?

* GV chốt lại kết quả đúng và yêu cầu HS lên thao tác mẫu.

* GV nhận xét cách thao tác của HS. (GV gợi ý HS sử dụng Average theo khối).

* GV yêu cầu HS sử dụng hàm Average để thực hành bài 3a và 3b.

* GV theo dõi và giúp đỡ HS nào gặp khó khăn.

* GV chiếu kết quả của một HS và yêu cầu các HS khác nhận xét so với kết quả của mình.

* GV nhận xét và chốt kết quả.

(?) GV yêu cầu HS so sánh cách tính điểm trung bình bằng công thức và bằng cách sử dụng hàm?

* GV đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, để tìm ra môn nào có điểm trung bình cao nhất và thấp nhất trong một bảng có nhiều dữ liệu ta sẽ gặp khá nhiều khó khăn, nhưng với hàm Max, Min thì điều này sẽ trở nên đơn giản. Chúng ta cùng nhau giải quyết bài tập 3c để rõ hơn về cách sử dụng hàm Max và Min.

(?)Yêu cầu HS nêu cú pháp của hàm Max, Min.

(?) GV yêu cầu một HS thao tác mẫu.

* GV nhận xét và yêu cầu học sinh thực hành theo yêu cầu của bài tập 3c.

* GV theo dõi và giúp đỡ một số HS gặp khó khăn trong quá trình thực hành.

* GV chiếu kết quả của một HS và yêu cầu các HS khác nhận xét.

* GV nhận xét, đánh giá để chốt lại kết quả.

* GV: Yêu cầu HS hãy dùng hàm Max để tìm bạn nào có điểm trung bình cao nhất.

* GV giáo dục học sinh: “Qua cách dùng hàm Max để tìm các bạn nào có điểm trung bình cao nhất, Thầy hy vọng các em hãy cố gắng học thật tốt để phấn đấu trở thành một trong những người có điểm trung bình cao nhất lớp mình và xa hơn nữa là trong những năm sau này chính các em sẽ là đại diện cho nhà trường của mình đi tham dự cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, cao hơn là cấp khu vực, để đạt được các em cần phải kế hoạch học tập thật tốt ”

GV đặt vấn đề chuyển nội dung: Vừa rồi chúng ta đã thực hành các hàm tính trung bình, Max, Min. Vậy để sử dụng hàm Sum cho việc tính tổng ta phải làm như thế nào? Để hiểu rõ hơn ta sẽ chuyển sang bài tập 4/ SGK trang 40.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 16: Bài thực hành 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2019.
Ngày dạy: //2019.
Tiết 16 	Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM LỚP EM (tt).
I. Mục tiêu:
Qua bài học, HS cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1. Về kiến thức:
 - Biết cách sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
 - Học sinh hiểu hơn các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN thông qua việc giải quyết các bài tập.
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng các hàm vào tính toán một số bài tập đơn giản.
- Vận dụng tốt các hàm đã học vào việc giải các bài tập.
	- Thực hành thành thạo các thao tác trên sau bài học.	
3. Về tư duy và thái độ
 - Nghiêm túc thực hành. Tích cực trong thực hành.
 - Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết, tương quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê trong học tập và nghiên cứu. 
- Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- giáo án, thước kẻ bảng.
- ĐDDH
	+ Slides trình chiếu
	+ Máy tính và projector.
Chuẩn bị của học sinh:
- Đồ dùng học tập như SGK, bút.
- Kiến thức cũ của bài “Sử dụng các hàm để tính toán”.
- Chuẩn bị bài mới “thực hành 4: Bảng điểm lớp em (tt)”.
 III. Phương pháp dạy học:
	 - Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp học sinh chủ động tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức như: 
	+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thảo luận.
	+ Thuyết trình, trình chiếu, hội thoại.
	+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống về vấn đề “rác thải nhựa”.
IV. Tiến trình bài học
 1. Ổn đinh tổ chức: (1’)
Kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài học (sách, vỡ, dụng cụ, tâm thế)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
GV: Nêu câu hỏi: 
Câu hỏi: Để tính điểm trung bình của bạn Đinh Vạn Hoàng An trong lớp 7A em chọn đáp án?
	A. = C3+D3.	B. =(C3+D3+E3)/3.
	C. = (C3+D3)/2.	D. = C3+D3+E3. 
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài mới: (1p’)
Ngoài cách sử dụng công thức để tính các bài toán trung bình thì ta còn có thể sử dụng các hàm để tính toán. Vậy để nắm rõ hơn về cách sử dụng các hàm để tính toán. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tiết 16: “Bài thực hành 4: Bảng điểm lớp em (tt)”
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 3 để sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN (15’)
1. Bài tập 3: (SGK/tr40)
* GV: Chiếu Bài tập 3/SGK - Trang 40. Yêu cầu một học sinh đọc cho cả lớp nghe.
(?) Yêu cầu HS nhắc lại cú pháp hàm Average và các bước sử dụng hàm?
* GV chốt lại kết quả đúng và yêu cầu HS lên thao tác mẫu.
* GV nhận xét cách thao tác của HS. (GV gợi ý HS sử dụng Average theo khối).
* GV yêu cầu HS sử dụng hàm Average để thực hành bài 3a và 3b.
* GV theo dõi và giúp đỡ HS nào gặp khó khăn.
* GV chiếu kết quả của một HS và yêu cầu các HS khác nhận xét so với kết quả của mình.
* GV nhận xét và chốt kết quả.
(?) GV yêu cầu HS so sánh cách tính điểm trung bình bằng công thức và bằng cách sử dụng hàm?
* GV đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, để tìm ra môn nào có điểm trung bình cao nhất và thấp nhất trong một bảng có nhiều dữ liệu ta sẽ gặp khá nhiều khó khăn, nhưng với hàm Max, Min thì điều này sẽ trở nên đơn giản. Chúng ta cùng nhau giải quyết bài tập 3c để rõ hơn về cách sử dụng hàm Max và Min.
(?)Yêu cầu HS nêu cú pháp của hàm Max, Min.
(?) GV yêu cầu một HS thao tác mẫu.
* GV nhận xét và yêu cầu học sinh thực hành theo yêu cầu của bài tập 3c.
* GV theo dõi và giúp đỡ một số HS gặp khó khăn trong quá trình thực hành.
* GV chiếu kết quả của một HS và yêu cầu các HS khác nhận xét.
* GV nhận xét, đánh giá để chốt lại kết quả.
* GV: Yêu cầu HS hãy dùng hàm Max để tìm bạn nào có điểm trung bình cao nhất.
* GV giáo dục học sinh: “Qua cách dùng hàm Max để tìm các bạn nào có điểm trung bình cao nhất, Thầy hy vọng các em hãy cố gắng học thật tốt để phấn đấu trở thành một trong những người có điểm trung bình cao nhất lớp mình và xa hơn nữa là trong những năm sau này chính các em sẽ là đại diện cho nhà trường của mình đi tham dự cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, cao hơn là cấp khu vực, để đạt được các em cần phải kế hoạch học tập thật tốt”
GV đặt vấn đề chuyển nội dung: Vừa rồi chúng ta đã thực hành các hàm tính trung bình, Max, Min. Vậy để sử dụng hàm Sum cho việc tính tổng ta phải làm như thế nào? Để hiểu rõ hơn ta sẽ chuyển sang bài tập 4/ SGK trang 40. 
* Học sinh quan sát, lắng nghe, xác định yêu cầu của bài toán.
* HS phát biểu trả lời.
* HS thao tác mẫu cho cả lớp quan sát.
* HS chú ý lắng nghe và quan sát.
*HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
* HS nhận xét bài của bạn.
* HS phát biểu trả lời.
* HS phát biểu trả lời.
* HS chú ý quan sát
* HS thực hành theo yêu cầu của GV.
* HS nhận xét bài của bạn.
* Chú ý quan sát và lắng nghe.
* HS phát biểu trả lời.
* HS chú ý lắng nghe.
* Chú ý quan sát và lắng nghe.
Hoạt động 2: Thực hành hàm tính tổng SUM (15’)
2. Bài tập 4: (SGK/tr40)
(?) Yêu cầu HS nhắc lại cú pháp hàm SUM.
* GV chiếu bài tập 4/SGK trang 40.
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để lập trang tính và sử dụng các hàm hợp lý để tính theo yêu cầu của bài tập 4. 
* GV quan sát và giúp đỡ các nhóm HS nào gặp khó khăn trong quá trình thực hành.
* GV chiếu kết quả của một vài nhóm và yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
* GV nhận xét và đánh giá các nhóm trong quá trình thực hành.
* GV để củng cố và nắm vững về cách sử dụng hàm thầy sẽ đưa ra một số bài tập sau.
* HS phát biểu trả lời.
Học sinh chú ý quan sát.
* HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Các nhóm nhận xét.
* HS chú ý lắng nghe và quan sát.
4. Củng cố và hướng dẫn tự học. (10’)
4.1. Củng cố: (7’)
	* Bài tập : Các câu hỏi trắc nghiệm củng cố phần lý thuyết thông qua trò chơi ô chữ với từ khóa: RÁC THẢI NHỰA (Thể hiện qua giáo án điện tử).
	 Câu 1: Thao tác nhập hàm và công thức có mấy bước?
:
	A. 1.	B. 2.
	C. 3.	 D. 4.
Câu 2: Hàm =MAX(1/2,1/4,1/6,1/8) cho kết quả?
	A. 1/2.	B. 1/6.
	C. 0.5.	D. 0.125.
Câu 3: Hàm tính tổng có tên:
A. AVERAGE.	B. SUM.
C. MAX.	D. MIN.
Câu 4: Để tính trung bình cộng của ba ô A1, B1, C1 trong ô D1 cách 	nhập nào sau đây đúng?
A. =(A1+B1+C1)/3.
B. =SUM(A1,B1,C1).
C. =AVERAGE(A1:C1).
	D. Cả A và C đều đúng.
Câu 5: Hàm =SUM(10,20,30) Cho kết quả:
A. 10.	B. 20. 	C. 30	D.60
Câu 6: Hàm =AVERAGE(10,20,30) Cho kết quả: 
A. 10.	B. 20. 	C. 30	D.60
GV: Liên hệ thực tế nói rõ tác hại rác thải nhựa ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Là HS các em nên hạn chế sử dụng các đồ dùng bằng nhựa sử dụng một lần như nước uống đóng chai, túi ni lông,
4.2 Hướng dẫn tự học: (3’)
a. Bài vừa học:
Học bài cũ, nắm vững các thao tác sử dụng hàm.
Nếu nhà có máy tính:
	+ Em nào thực hiện chưa xong phần thực hành trên lớp về nhà tiếp tục thực hành để hoàn thiện.
	+ Em nào thực hành xong thì có thể áp dụng cho những bài thực tế như tính điểm trung bình của tất cả các môn học của mình.
b. Bài sắp học: 
- Về nhà các em xem lý thuyết và làm lại các bài tập trong SGK từ bài 1 đến bài 4 để bài sắp tới ta sẽ tìm hiểu “Tiết 17: Bài tập” nhằm chuẩn bị cho tiết kiểm tra một tiết lý thuyết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_16_bai_thuc_hanh_4.doc