Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 7, Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Huệ

Nội dung

2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

* Bộ xử lí trung tâm (CPU): gồm khối tính toán và logic, khối điều khiển. CPU được xem như là bộ não của máy tính.

Vì: CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của các chương trình.

*Bộ nhớ: là nơi lưu các chương trình và dữ liệu. Gồm có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

+ Bộ nhớ trong: dùng để lưu trữ dữ liệu, chương trình trong quá trình máy tính đang làm việc. Thành phần chính là RAM.

Chú ý: Thông tin trong RAM sẽ bị mất đi khi tắt máy.

+ Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ dữ liệu, chương trình lâu dài. Gồm đĩa cứng, đĩa CD/DVD, USB, . Thông tin trong bộ nhớ ngoài sẽ không bị mất đi khi tắt máy.

+ Khả năng lưu trữ của bộ nhớ được gọi là dung lương nhớ. Đơn vị nhớ là Byte (1byte = 8bit). Ngoài ra còn có đơn vị khác như: KB, MB, GB.

Thiết bị vào\ ra: giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài. Gồm thiết bị nhập (bàn phím, chuột, ) và thiết bị xuất(màn hình, máy in, loa, ).

3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin

Vì nó có đầy đủ các bộ phận đảm nhiệm các công việc của quá trình xữ lí thông tin.

+ Đưa thông tin vào: bàn phím, chuột.

+ Xử lí và lưu trữ thông tin: bộ xử lí trung tâm (CPU).

+ thiết bị xuất: màn hình.

4. Phần mềm và phân loại phần mềm

* Phần mềm

+ Phần mềm là gì?

Phần mềm là chương trình máy tính.

+ Phần cứng là: là các thiết bị vật lí, những gì mà nhìn thấy, có thể chạm vào đó.

* Phân loại phần mềm

+ Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận của máy tính.

+ Phần mềm ứng dụng: là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 7, Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7
Ngày dạy: 27/9/2019
Bài 4: 
MÁY TÍNH VÀ PHẦN MÊM MÁY TÍNH (tiếp)
Mục tiêu. Sau khi học xong tiết này học sinh có khả năng:
+ Phân biệt được nhiệm vụ của các khối chức năng trong cấu trúc máy tính.
+ Phân biệt được phần mềm và phần cứng, phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống.
 + Khích thích được tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của sinh.
Chuẩn bị
GV: giáo án, sgk, phòng máy tính, các đồ dùng trực quan (một số bộ phận của máy tính).
HS: sách, vở.
Phương pháp
+ Thuyết trình có minh họa, giải thích
+ Phát vấn.
D. Các bước lên lớp
I. Tổ chức ổn định lớp
Gv: Cho hs ổn định chổ ngồi, kt sĩ số
Hs: Ổn định chổ ngồi, lớp trưởng báo cáo sĩ số
II. Bài cũ
 ?: Máy tính gồm các khối chức năng nào? Các khối chức năng đó hoạt động được nhờ cái gì?
III. Thực hiện bài mới
HĐ GV và HS
Nội dung
?: Nhiệm vụ của mỗi khối chức năng là gì?
Tìm hiểu tiếp phấn 4.
?: Tại sao CPU được xem là bộ não của máy tính?
Hs: suy nghĩ và trả lời
Gv: Nhận xét, đánh giá
?: Theo các em bộ nhớ được dùng để làm gì?
Gv: lấy một vài ý kiến của hs.
Gv: hệ thống và nhận xét
Gv: Giới thiệu tiếp về bộ nhớ. Lấy một số thiết bị cụ thể để làm rõ thành phần của các loại bộ nhớ.
?: Thiết bị vào/ra làm nhiệm vụ gì trong hoạt động thông tin? Và bao gồm những thiết bị nào?
Hs: suy nghĩ và trả lời
Gv: nhận xét, hệ thống trình chiếu các thiết bị trên máy chiếu.
Đặt vấn đề: Tại sao máy tính được xem là công cụ xử lí thông tin?
Tìm hiểu mục 3
Gv: giới thiệu sơ đồ và yêu cầu hs giải quyết vấn đề trên
Hs: thảo luận theo nhóm và trình bày.
Gv: hệ thống và nhận xét
?: Phần mềm là gì?
Gv: Cho hs tìm hiểu mục 4
Gv: thuyết trình giải thích phần mềm và phần cứng chương trình.
Gv: Giúp hs phân biệt phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống.
Gv: yêu cầu hs lấy một vài ví dụ về phần mềm ứng dụng.
Hs: Lấy ví dụ.
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử
* Bộ xử lí trung tâm (CPU): gồm khối tính toán và logic, khối điều khiển. CPU được xem như là bộ não của máy tính.
Vì: CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
*Bộ nhớ: là nơi lưu các chương trình và dữ liệu. Gồm có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
+ Bộ nhớ trong: dùng để lưu trữ dữ liệu, chương trình trong quá trình máy tính đang làm việc. Thành phần chính là RAM.
Chú ý: Thông tin trong RAM sẽ bị mất đi khi tắt máy.
+ Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ dữ liệu, chương trình lâu dài. Gồm đĩa cứng, đĩa CD/DVD, USB,. Thông tin trong bộ nhớ ngoài sẽ không bị mất đi khi tắt máy.
+ Khả năng lưu trữ của bộ nhớ được gọi là dung lương nhớ. Đơn vị nhớ là Byte (1byte = 8bit). Ngoài ra còn có đơn vị khác như: KB, MB, GB.
Thiết bị vào\ ra: giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài. Gồm thiết bị nhập (bàn phím, chuột, ) và thiết bị xuất(màn hình, máy in, loa, ).
3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin
Vì nó có đầy đủ các bộ phận đảm nhiệm các công việc của quá trình xữ lí thông tin.
+ Đưa thông tin vào: bàn phím, chuột.
+ Xử lí và lưu trữ thông tin: bộ xử lí trung tâm (CPU).
+ thiết bị xuất: màn hình.
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
* Phần mềm
+ Phần mềm là gì?
Phần mềm là chương trình máy tính.
+ Phần cứng là: là các thiết bị vật lí, những gì mà nhìn thấy, có thể chạm vào đó.
* Phân loại phần mềm
+ Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận của máy tính.
+ Phần mềm ứng dụng: là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
IV. Hệ thống cũng cố bài.
+ Nhiệm vụ của các khối chức năng trong cấu trúc máy tính.
+ Phân biệt được các lại phần mềm (lấy một vài ví dụ minh hoạ)
V. Dặn dò, ra bài tập về nhà
Về nhà học bài cũ, làm bài tập. 
Xem bài thực hành 1 để tiết sau ta tìm hiểu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_7_bai_4_may_tinh_va_phan_mem_may.doc