Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 39, Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Kim Huệ

Nội dung

1. Các thành phần của văn bản

Được tạo thành bằng các ngôn từ gồm: Từ, câu, đoạn.

Ngoài ra, soạn thảo trên máy tính còn phân biệt:

a) Kí tự: là con chữ, con số, kí hiệu, là thành phần cơ bản nhất của văn bản.

b) Dòng: là các kí tự cùng nằm trên cùng một đường ngang.

c) Đoạn: là các câu liên nhau, có nội dung liên quan đến nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa. Để kết thức đoạn ta nhấn phím Enter.

d) Trang: Phần văn bản nằm trên một trang in.

2. Con trỏ soạn thảo

- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó chỉ di chuyển được trong vùng soạn thảo.

- Con trỏ chuột , nó có thể di chuyển khắp màn hình.

- Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.

Chú ý: Cần phân biệt con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo.

Muốn chèn thêm kí tự hay một đối tượng vào văn bản thì di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bằng cách

+ Ta nháy con trỏ chuột tại vị trí đó.

+ Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.

+ Phím Home: để đưa con trỏ soạn thảo về đầu dòng.

+ Phím End: dùng để đưa con trỏ soạn thảo về cuối dòng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 39, Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Kim Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39
Ngày dạy: 01/02/2020
Bài 14:
SOẠN THAỎ VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
Mục tiêu. Sau khi học xong tiết này học sinh có khả năng.
 + Nhận biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
 + Nhận biệt được con trỏ soạn thảo, vai trò và cách di chuyển nó.
 + Khích thích được tính sánh tạo, khả năng khám phá cái mới.
Chuẩn bị
GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu.
HS: Tìm hiểu bài ở nhà, sgk, vở.
Phương pháp
Gv: Phát vấn, thuyết trình, tổ chức thảo luận nhóm
Hs: Quan sát, nhận biết, thảo luận nhóm.
Các bước lên lớp
I. Tổ chức ổn định lớp
Gv: Cho hs ổn định chổ ngồi, kt sĩ số
Hs: Ổn định chổ ngồi, lớp trưởng báo cáo sĩ số
II. Bài cũ
 ?1: Hãy nêu các cách để khởi động Word?
 ?2: Hãy nêu các bước để lưu văn bản?
III. Thực hiện bài mới
HĐ GV và HS
Nội dung
Cho hs đọc bài đọc thêm 5. Để hs thấy được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính.
Gv: Cho hs tìm hiểu các thành phần của văn bản.
?: Ta thấy các văn bản như: sách, truyện, báo, chúng được tạo thành bởi các thành phần nào?
Hs: suy nghĩ trả lời.
Gv: Thuyết trình
?: Thế nào được gọi là một dòng?
?: Thế nào gọi là một đoạn?
Gv: Tương tự như trang vở thì trong Word cùng có các trang phân biệt.
?: Trong Word thì cái gì được xem như là ngòi bút? 
Gv: Để phân biệt con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo ta tìm hiểu mục 2.
Gv: Mở cửa số Word trên màn hình máy chiếu.
?: Quan sát trên cửa sổ Word và nhận biết con trỏ soạn thảo? Và phân biệt với con trỏ chuột?
Gv: yêu cầu hs thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên.
Hs: quan sát trên màn hình và cùng nhau đưa ra kết quả.
Gv: nhận xét và đánh giá kết quả.
Gv: Trình bày thêm về vai trò của con trỏ soạn thảo.
Gv: Hướng dẫn các cách để di chuyển con trỏ soạn thảo trên vùng soạn thảo.
1. Các thành phần của văn bản
Được tạo thành bằng các ngôn từ gồm: Từ, câu, đoạn.
Ngoài ra, soạn thảo trên máy tính còn phân biệt:
a) Kí tự: là con chữ, con số, kí hiệu, là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
b) Dòng: là các kí tự cùng nằm trên cùng một đường ngang.
c) Đoạn: là các câu liên nhau, có nội dung liên quan đến nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa. Để kết thức đoạn ta nhấn phím Enter.
d) Trang: Phần văn bản nằm trên một trang in.
2. Con trỏ soạn thảo
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó chỉ di chuyển được trong vùng soạn thảo.
- Con trỏ chuột , nó có thể di chuyển khắp màn hình.
- Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
Chú ý: Cần phân biệt con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo.
Muốn chèn thêm kí tự hay một đối tượng vào văn bản thì di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bằng cách
+ Ta nháy con trỏ chuột tại vị trí đó.
+ Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
+ Phím Home: để đưa con trỏ soạn thảo về đầu dòng.
+ Phím End: dùng để đưa con trỏ soạn thảo về cuối dòng.
IV. Hệ thống cũng cố bài.
+ Cần nhớ các thành phần của văn bản.
+ Cần phân biệt được con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột.
+ Cần nhớ các cách để di chuyển con trỏ soạn thỏa.
V. Dặn dò, ra bài tập về nhà
+ Về nhà học bài cũ.
+ Xem tiếp nội dung bài tiết sau ta học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_39_bai_14_soan_thao_van_ban_don_g.doc