Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 18: Kiểm tra - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Huệ
Phần trắc nghiệm (4đ) Hãy khoanh tròn đáp án đúng.
Câu 1: Dãy gồm 2 kí tự 0 và 1 ta gọi là dãy:
A. bít B. bit C. Byte D. Số
Câu 2: Mô hình của quá trình ba bước là:
A. Nhập - xuất – xử lý B. Xử lý - nhập – xuất
C. Nhập - xử lý – xuất D. Xuất – xử lý - nhập
Câu 3: Thành phần chính của bộ nhớ trong là:
A. Rom B. Ổ cứng C. Ram D. Ổ mềm
Câu 4: Trong các thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị nhập:
A. Bàn phím, chuột B. Chuột và màn hình
C. Bàn phím và màn hình D. Máy in và chuột
Câu 5: Bộ xử lý trung tâm CPU có thể được coi là:
A. Bộ nhớ trong B. Bộ não của máy tính
C. Bộ nhớ ngoài D. Thiết bị nhập
Câu 6: Khi ngắt điện của máy tính, dữ liệu trên thiết bị nào sẽ bị xoá
A. Rom B. Ram C. Ổ cứng D. USB
Tiết 18 Ngày dạy: 2/11/2019 KIỂM TRA (1Tiết) Mục tiêu. Sau khi học xong tiết này học sinh có khả năng: + Cũng cố kiến thức lí thuyết. + Trình bày được các thiết bị của máy tính. + Khích thích được tính sánh tạo và tính cẩn thận. Chuẩn bị GV: Đề ra, đáp án, thang điểm. HS: Kiến thức đã học. Phương pháp Gv: Kiểm tra gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận Các bước lên lớp I. Tổ chức ổn định lớp Gv: Cho hs ổn định chổ ngồi, kt sĩ số Hs: Ổn định chổ ngồi, lớp trưởng báo cáo sĩ số II. Bài cũ III. Thực hiện bài mới Gv: Phát đề, quản lí lớp. Hs: Nhận đề, nghiêm túc làm bài. Đề bài Phần trắc nghiệm (4đ) Hãy khoanh tròn đáp án đúng. Câu 1: Dãy gồm 2 kí tự 0 và 1 ta gọi là dãy: A. bít B. bit C. Byte D. Số Câu 2: Mô hình của quá trình ba bước là: A. Nhập - xuất – xử lý B. Xử lý - nhập – xuất C. Nhập - xử lý – xuất D. Xuất – xử lý - nhập Câu 3: Thành phần chính của bộ nhớ trong là: A. Rom B. Ổ cứng C. Ram D. Ổ mềm Câu 4: Trong các thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị nhập: A. Bàn phím, chuột B. Chuột và màn hình C. Bàn phím và màn hình D. Máy in và chuột Câu 5: Bộ xử lý trung tâm CPU có thể được coi là: A. Bộ nhớ trong B. Bộ não của máy tính C. Bộ nhớ ngoài D. Thiết bị nhập Câu 6: Khi ngắt điện của máy tính, dữ liệu trên thiết bị nào sẽ bị xoá A. Rom B. Ram C. Ổ cứng D. USB Phần tự luận (6 điểm) Câu 1: Vì sao máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin? Câu 2: Phần mềm là gì? Có bao nhiêu loại phần mềm? Câu 3: Kể tên các phần mềm mà đã học? Những phần mềm đó thuộc loại phần mềm gì? Vì sao? Đáp án Phần trắc nghiệm (3điểm. mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: đáp án A. Câu 2: đáp án C. Câu 3: đáp án C. Câu 4: đáp án A. Câu 5: đáp án B. Câu 6: đáp án B. Phần tự luận (7 điểm) Câu1: (2,5đ) Máy tính gồm có các bộ phận: Bộ xử lí thông tin, bộ nhớ, thiết bị vào/ra. Đảm nhận những công việc cụ thể sau: + thiết bị vào (chuột, bàn phím, .) đảm nhiệm việc đưa thông tin vào. + Bộ xử lí thông tin: xử lí những thông tin đưa vào + Bộ nhớ gồm bộ nhớ trong (Ram) và bộ nhớ ngoài(ô cứng, đĩa CD/CVD, USB, ) làm nhiệm vụ lưu trữ thông tin. + Thiết bị ra (Màn hình, ) làm nhiệm vụ truyền thông tin, đưa thông tin ra. Vì vậy mà nó trở thành công cụ xử lí thông tin. Câu 2: (2đ) * Phần mềm là chương trình máy tính. * có 2 loại phần mềm gồm + Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. + Phần mềm ứng dụng là các chương trình đáp ứng các nhu cầu cụ thể. Câu 3: (2,5đ) Những phần mềm ta đã học là phần mềm luyện tập chuột, học gõ mười ngón, Mario, quan sát trái đất và các hành tinh quanh Hệ Mặt Trời. Các phần mềm đó thuộc loại phần mềm ứng dụng Vì nó chỉ đáp ứng các nhu cầu học tập cụ thể. IV. Hệ thống cũng cố bài. + Thu bài kiểm tra, kiểm tra số lượng bài, nhắc hs về nhà tự đánh giá bài kiểm tra của mình. V. Dặn dò, ra bài tập về nhà Xem tiếp nội dung bài 9 chương 3 để tiết sau ta học.
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_18_kiem_tra_nam_hoc_2019_2020_ngu.doc