Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 15, Bài 8: Học toán với Geogebra - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Kim Huệ
Nội dung
1. Giao diện của Geogebra
- Màn hình của phần mềm có 3 cửa sổ làm việc là: Danh sách đối tượng, CAS và Vùng làm việc chính.
* Lưu ý: SGK-52
2. Thiết lập đối tượng toán học
Bước 1. Nháy chuột lên cửa sổ CAS, nháy nút lệnh để thiết lập chế độ tính toán chính xác và nhập đối tượng toán học
Bước 2: Gõ lệnh a:=1 và nhấn Enter
* Lưu ý: SGK-53
Bước 3: Nháy chuột lên nút tròn trắng bên cạnh đối tượng a để hiển thị đối tượng này trên vùng làm việc.
Bước 4: Nhập a^3 (lấy lũy thừa 3 của a)
* KN đối tượng toán học động của Geogebra: Là đối tượng số nhập từ cửa sổ CAS được thể hiện như một thanh trượt trên vùng làm việc. Mỗi đối tượng toán học sẽ có một tên riêng. Giá trị của đối tượng số có thể thay đổi trực tiếp trên thanh trượt.
Tiết 15: BÀI 8. HỌC TOÁN VỚI GEOGEBRA Ngày dạy: 26/10/2019 A. Mục tiêu a) Về kiến thức: HS hiểu được một số khái niệm ban đầu về đối tượng toán học động b) Về kỹ năng: - Thao tác với phần mềm Geogebra - Giải một số bài toán cơ bản số học trong chương trình Toán lớp 6 c)Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học B. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép C. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan D. Tiến trình bài dạy I. Ổn định tổ chức lớp học II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình HS thực hành III. Dạy nội dung bài mới: KĐ: GV: Trình bày như SGK-51 HS: Lựa chọn đáp án theo suy nghĩ Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu giao diện của phần mềm GV: hướng dẫn HS khởi động phần mềm GV: Giới thiệu giao diện của phần mềm HS: Quan sát và ghi nhớ GV: Giới thiệu cách cho ẩn hiện các cửa sổ làm việc Giới thiệu cách thay đổi ngôn ngữ của phần mềm. Hoạt động 2: Thiết lập đối tượng toán học GV: Hướng dẫn HS thực hiện theo từng bước như SGK-53 GV: Hướng dẫn HS sử dụng lệnh định nghĩa một đối tượng số GV: lưu ý HS: Lệnh gán được viết bằng kí hiệu := (giữa dấu : và dấu = không có dấu cách) GV: Mỗi đối tượng số sẽ xuất hiện trong vùng làm việc như một thanh trượt. Em có thể kéo thả chuột để di chuyển nút trượt sang trái hoặc phải, em sẽ nhìn thấy giá trị của a thay đổi trong cửa sổ CAS và cửa sổ danh sách đối tượng. Đối tượng a có thể thay đổi giá trị, thuộc tính. Đây chính là ý nghĩa của khái niệm đối tượng chuyển động hay đối tượng toán học động của Geogebra. GV: Ta thấy kết quả này sẽ không xuất hiện trong cửa sổ danh sách đối tượng. Khi thay đổi giá trị của a trên thanh trượt thì a^3 cũng thay đổi theo. ? Thế nào là một đối tượng toán học động trong phần mềm Geogebra? HS: Trả lời 1. Giao diện của Geogebra - Màn hình của phần mềm có 3 cửa sổ làm việc là: Danh sách đối tượng, CAS và Vùng làm việc chính. * Lưu ý: SGK-52 2. Thiết lập đối tượng toán học Bước 1. Nháy chuột lên cửa sổ CAS, nháy nút lệnh để thiết lập chế độ tính toán chính xác và nhập đối tượng toán học Bước 2: Gõ lệnh a:=1 và nhấn Enter * Lưu ý: SGK-53 Bước 3: Nháy chuột lên nút tròn trắng bên cạnh đối tượng a để hiển thị đối tượng này trên vùng làm việc. Bước 4: Nhập a^3 (lấy lũy thừa 3 của a) * KN đối tượng toán học động của Geogebra: Là đối tượng số nhập từ cửa sổ CAS được thể hiện như một thanh trượt trên vùng làm việc. Mỗi đối tượng toán học sẽ có một tên riêng. Giá trị của đối tượng số có thể thay đổi trực tiếp trên thanh trượt. IV. Củng cố, luyện tập: Bài tập 2, 3 SGK-60 V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Ôn tập cách sử dụng phần mềm Tiết 16: BÀI 8. HỌC TOÁN VỚI GEOGEBRA Ngày dạy: 26/10/2019 A. Mục tiêu a) Về kiến thức: HS hiểu được một số khái niệm ban đầu về đối tượng toán học động b) Về kỹ năng: - Thao tác với phần mềm Geogebra - Giải một số bài toán cơ bản số học trong chương trình Toán lớp 6 c)Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học B. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép C. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan D. Tiến trình bài dạy I. Ổn định tổ chức lớp học II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình HS thực hành III. Dạy nội dung bài mới: KĐ: GV: Trình bày như SGK-51 HS: Lựa chọn đáp án theo suy nghĩ Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tính toán với số tự nhiên GV: Hướng dẫn HS thực hiện GV: Giới thiệu một số hàm tính toán trực tiếp với các số tự nhiên HS: Quan sát và ghi nhớ Hoạt động 2: Tính toán với phân số GV: Phần mềm cho phép tính toán với phân số. Biểu thức tính toán cần nhập trực tiếp trên dòng lệnh của cửa sổ CAS trong chế độ tính toán chính xác. GV: Hướng dẫn HS thực hiện - Cộng , trừ phân số - Rút gọn phân số - Tính mẫu số chung (Quy đồng phân số của hai hoặc nhiều số - Rút gọn phân số - Hàm cho dạng hỗn số của phân số. 3. Tính toán với số tự nhiên Cách 1: Sử dụng nút lệnh Cách 2: Sử dụng các Hàm (lệnh) có sẵn trong phần mềm * Một số hàm tính toán trực tiếp với các số tự nhiên SGK/55 4. Tính toán với phân số 5. Học sinh thực hành làm bài tập IV. Củng cố, luyện tập: Bài tập 2, 3 SGK-60 V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Ôn tập cách sử dụng phần mềm - Làm bài tập 4, 5 SGK-60
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_15_bai_8_hoc_toan_voi_geogebra_na.doc