Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Thông tin và tin học

Hoạt động của giáo viên

GV giao nhiệm vụ

GV: Cho HS đọc khổ thơ trong SGK và trả lời các câu hỏi về khổ thơ trong sgk-6

? Hàng ngày em tiếp nhận được thông tin từ những nguồn nào ?

? Thông tin là gì ?

? Thử lấy ví dụ về thông tin mà các em biết?

? Như vậy em thấy thông tin có quan trọng không?

GV: Thông tin có thể ở nhiều dạng khác nhau như sóng ánh sáng, sóng âm, kí hiệu viết trên giấy, viết trên gỗ trên đá

 Cùng một thông tin có thể biểu diễn những dữ liệu khác nhau.

 Thông tin có thể bị biến đổi, biến dạng, có thể sao chép, di chuyển

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Thông tin và tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 2:
Ma Đình Tôn - PTDT BT THCS Quảng Lâm - Bảo Lâm - Cao Bằng
Khương Văn Nam - THCS Cẩm Giàng - Bạch Thông - Bắc Kạn
Lục Thị Bích Ngọc - THCS Hợp Giang - TP Cao Bằng
Nông Thị Nhuận - PTDT NT Trà Lĩnh - Cao Bằng
Triệu Trung Hiếu - TH&THCS Cao Chương - Trà Lĩnh - Cao Bằng
Nguyễn Thị Khuyên - THCS Quốc Khánh - Tràng Định - Lạng Sơn
Chu Thị Ngọc Anh - THCS Đề Thám - Tràng Định - Lạng Sơn
Hoàng Văn Huyên - THCS Độc Lập - Quảng Uyên - Cao Bằng
Lưu Văn Cương - PTDT BT TH&THCS Cần Nông - Thông Nông - Cao Bằng
Tiết 1 : BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Học sinh phát biểu được khái niệm về thông tin.
	- Lấy được ví dụ về thông tin trong thực tế đời sống.
	- Liệt kê được những hoạt động thông tin của con người.
2. Kỹ năng
- Học sinh kể ra được những hoạt động thông tin của con người trong thực tế đời sống.
	- Học sinh lấy được ví dụ về thông tin trong thực tế cuộc sống.
3. Thái độ, tư duy 
Học sinh có hứng thú tìm hiểu thông tin trong cuộc sống.
4. Phát triển năng lực 
 4.1. Năng lực:
Năng lực chung: Phát triển cho học sinh năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
4.2. Phẩm chất: Rèn cho học sinh phẩm chất: Tự chủ và có tinh thần vượt khó, tự tin, chấp hành kỷ luật, có trách nhiệm với bản thân.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Máy tính PC, máy chiếu và màn chiếu
- Ảnh chụp, các đoạn video minh họa 
Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị lấy ví dụ về thông tin ở nhà và nghiên cứu trước bài mới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
3 Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu hoạt động: HS biết được giá trị của thông tin
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, hoạt động nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK.
- Sản phẩm: 
* GV: Hãy cho biết làm cách nào các em biết được buổi tập trung đầu tiên vào năm học mới?
* HS trả lời: Nghe thông báo của nhà trường, thầy cô, qua bạn bè nói
- GV: Làm sao biết được mình học ở lớp nào? Phòng nào?
* HS trả lời: Xem thông báo của trường.
? Làm thế nào biết được buổi nào học những môn gì?
* HS trả lời: Dựa vào thời khoá biểu để biết
* GV: Tất cả những điều các em nghe, nhìn thấy, đọc được đều là thông tin, còn việc các em chuẩn bị và thực hiện công việc đó, chính là quá trình xử lí thông tin. Khi các em thực hiện xong công việc đó cho ra kết quả, thì kết quả đó chính lại là thông tin mới.
Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thông tin là gì ? ( 10 phút)
- Mục tiêu hoạt động: HS hiểu được khái niệm thông tin
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, Trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân.
- Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
- Sản phẩm:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV giao nhiệm vụ
GV: Cho HS đọc khổ thơ trong SGK và trả lời các câu hỏi về khổ thơ trong sgk-6
? Hàng ngày em tiếp nhận được thông tin từ những nguồn nào ?
? Thông tin là gì ?
? Thử lấy ví dụ về thông tin mà các em biết?
? Như vậy em thấy thông tin có quan trọng không? 
GV: Thông tin có thể ở nhiều dạng khác nhau như sóng ánh sáng, sóng âm, kí hiệu viết trên giấy, viết trên gỗ trên đá
 Cùng một thông tin có thể biểu diễn những dữ liệu khác nhau.
 Thông tin có thể bị biến đổi, biến dạng, có thể sao chép, di chuyển 
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
HS: Các bài báo, bản tin, biển chỉ đường 
HS: Trả lời
HS lấy ví dụ
HS: Thông tin có vai trò rất quan trọng.
 1. Thông tin là gì?
* Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người.
Hoạt động 2. Hoạt động thông tin của con người (14 phút)
- Mục tiêu hoạt động: Nắm được các hoạt động thông tin của con người.
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, Trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân.
- Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
- Sản phẩm:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a, b, c (SGK-7).
GV: Trong cuộc sống chúng ta không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn xử lí thông tin tiếp nhận được để thực hiện những hoạt động thích hợp. Bên cạnh đó chúng ta còn lưu trữ và trao đổi thông tin.
GV: Hoạt động thông tin diễn ra như một nhu cầu thường xuyên và tất yếu. Có thể nói mỗi hành động, việc làm của con người đều gắn liền với một hoạt động thông tin nói chung và xử lí thông tin cụ thể nói riêng.
? Hãy nêu 1 số VD minh hoạ về hoạt động thông tin của con người?
? Theo em trong các hoạt động thông tin trên thì hoạt động nào quan trọng nhất? Vì sao?
GV: Đưa ra các vd sgk-7 để khẳng định vai trò của xử lí thông tin.
GV: Giải thích việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí. Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin được tích luỹ và nhân rộng.
? Thông tin có vai trò gì?
GV: Thông tin là căn cứ cho những quyết định. Khi nắm được những thông tin nào đó có thể cho ta những quyết định. 
? Lấy ví dụ.
GV:Thông tin gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Toàn bộ tri thức của nhân loại chính là lượng thông tin được tích lũy và hệ thống hóa. Nó phản ánh được mức độ tiến hóa của nhân loại. Việc học tập chính là quá trình dạy – học của thầy và trò bao gồm yếu tố truyền, tiếp nhận và làm giàu thông tin – tri thức của nhân loại.
 Việc nắm và phân tích thông tin có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
 HS thực hiện theo yêu cầu.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
HS: Lấy ví dụ
HS: Xử lí thông tin, vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người
HS: Lắng nghe và phân tích
HS: Trả lời
HS: Suy nghĩ, lấy ví dụ.
2. Hoạt động thông tin của con người
* Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút)
- Mục tiêu hoạt động: HS biết được khái niệm Thông tin và hoạt động thông tin của con người.
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, cá nhân.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
- Phương tiện dạy học: SGK.
- Sản phẩm:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về Thông tin:
HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự việc,...) và chính con người.
GV: Con người có những hoạt động thông tin nào?
HS: Con người có 4 hoạt động thông tin đó là: tiếp nhận, xử lý, truyền và lưu trữ thông tin.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
- Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức học được trả lời câu hỏi, bài tập cuối bài học.
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, cá nhân, hoạt động nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
- Sản phẩm:
GV: Yêu HS đọc và trả lời câu hỏi 1, 3 cuối bài. 
HS: thực hiện
Câu 1 (trang 9 sgk): Hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết thông tin mà em nhận biết được.
Trả lời:
+) Hình a. Thông tin nhận được là các tin tức (chữ viết, hình ảnh) có trên mặt báo.
+) Hình b. Thông tin nhận được là hai hình ảnh hai bạn nữ đang đọc sách.
+) Hình c. Thông tin nhận được là đèn giao thông đang ở trạng thái đèn đỏ.
+) Hình d. Thông tin nhận được là biển báo giao thông cho biết chiều đi của phương tiện giao thông ở mỗi làn đường.
Câu 3 (trang 9 sgk): Em hãy nêu hai ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin ấy.
Trả lời:
- Ví dụ 1: Khi tham gia giao thông, đến đoạn đường có đèn tín hiệu đèn giao thông thì ta phải quan sát đèn giao thông đang ở màu gì. Đèn xanh cho chúng ta biết được đi tiếp, đèn đỏ phải dừng lại ...
Ở ví dụ 1 trên chúng ta đã thu nhận thông tin bằng cách quan sát đèn tín hiệu giao thông.
- Ví dụ 2: Khi nghe thấy tiếng trống trường báo vào lớp thì các học sinh đang chơi ngoài sân trường vào lớp ổn định chỗ ngồi chuẩn bị học môn học kế tiếp.
 Ở ví dụ 2 trên chúng ta đã thu nhận thông tin bằng cách nghe các thông tin từ tiếng trống trường báo vào lớp.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, ĐÀO SÂU (3 phút)
- Đọc phần tìm hiểu mở rộng SGK trang 10.
- Lấy thêm ví dụ về thông tin trong đời sống hằng ngày.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Trả lời các câu hỏi, bài tập còn lại sgk trang 9.
- Đọc trước phần còn lại của bài chuẩn bị cho giờ sau học tiếp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_1_bai_1_thong_tin_va_tin_hoc.docx