Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 3 - Thì Công Danh

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản.

- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt ba dạng thông tin cơ bản.

- Có khả năng đưa các ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản.

3. Thái độ:

- Nhận thức được máy tính có thể sử dụng cả ba dạng thông tin đáp ứng công việc trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.

- Học sinh: SGK, vở ghi.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp: (2 phút)

- Ổn định chỗ ngồi.

- Kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Có mấy loại máy tính? Kể tên.

- Máy tính có những bộ phận quan trọng nào? Chuột và bàn phím có chức năng gì?

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 3 - Thì Công Danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày dạy:..../..../...... 
Tiết 01+02
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được các bộ phận của máy tính bao gồm màn hình, thân máy, chuột và bàn phím.
- Biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, cách đặt tay, bố trí ánh sáng...
- Biết cách khởi động máy, tắt máy.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt và gọi tên đúng các bộ phận của máy tính.
- Học sinh có kỹ năng bật tắt máy tính đúng quy trình.
3. Thái độ:
- Nhận thức được máy tính gần gũi với các em trong cuộc sống như người bạn.
- Truyền cho học sinh lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự say mê muốn khám phá, tìm tòi về người bạn mới.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (5 phút)
- Xếp chỗ ngồi.
- Ổn định trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính (20 phút)
- Nêu những ứng dụng của máy tính mà em biết? theo em, máy tính có thể giúp em làm toán, vẽ tranh, nghe nhac hay không?
 -> Nhận xét và trình bày một số đức tính quý của máy tính như: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện. (Máy tính làm việc không biết mệt mỏi, nhanh chóng, chính xác và thân thiện, dễ sử dụng)
- Giới thiệu về máy tính. Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay. (Giới thiệu cho hs 2 loại máy tính trên).
- Máy tính cũng giống như các thiết bị sử dụng điện ở nhà như tivi, đầu đĩa, cần phải nối với nguồn điện mới có thể hoạt động được.
- HS quan sát hình 1 sgk và máy tính ở trong phòng, cho biết máy tính gồm những bộ phận quan trọng nào?
 -> Giới thiệu cụ thể những bộ phận quan trọng của máy tính:
 + Màn hình: Có cấu tạo và hình dạng giống như tivi.
 + Phần thân: là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
 + Bàn phím: có nhiều phím.
 + Chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
- Thảo luận và nêu ý kiến: có thể giúp em học toán, vẽ, 
- Chú ý lắng nghe
- Lắng nghe, quan sát tranh ảnh và nêu thắc mắc nếu có.
- Máy tính gồm 4 bộ phận quan trọng: màn hình, phần than, bàn phím và chuột. 
Chú ý lắng nghe.
1. Giới thiệu máy tính.
- Máy tính có nhiều đức tính quý như: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
- Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- Các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn:
+ Màn hình.
+ Phần thân.
+ Bàn phím.
+ Chuột.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (10 phút)
- Yêu cầu hs đọc BT1, từng hs nêu ý kiến về từng câu hỏi.
- Gợi ý, nhận xét và nêu đáp án đúng.
- Nêu ý kiến, chọn đáp án mà em cho là đúng hoặc sai.
Bài tập 1 sgk trang 6
a, b, c: Đúng
d: Sai
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách làm việc với máy tính (25 phút)
- Gọi một hs đọc phần a.bật máy, cả lớp giữ trật tự và theo dõi sgk.
- Có mấy bước để mở máy tính? Gồm những bước nào?
- Nhận xét.
- Một số loại máy tính có công tắc chung cho thân máy và màn hình. Với loại này, em chỉ cần bật công tắc chung là được.
- Gọi hs đọc phần b. Tư thế ngồi.
- Khi làm việc với máy tính ta ngồi như thế nào?
- Các em thực hiện tư thế ngồi của mình trước máy tính như thế nào? -> Quan sát và chỉnh sửa tư thế của hs cho đúng.
- Nếu các em ngồi không đúng tư thế thì sẽ rất dễ bị bệnh vẹo cột sống.
- Một em đọc phần c/ Ánh sáng.
- Máy tính phải được đặt ở nơi không cho ánh sáng chiếu thẳng vào màn hình cũng như chiếu thẳng vào mắt, nếu khoảng cách mắt quá gần màn hình thì sẽ bị bệnh cận thị, ngoài ra nếu ánh sáng không phù hợp cũng sẽ bị bệnh về mắt, như vậy thì ánh sáng phải phù hợp và cần chú ý kĩ.
- Khi không còn làm việc với máy tính nữa, chúng ta sẽ tắt máy tính. Nhưng tắt máy tính như thế nào cho đúng? Có phải bấm công tắt trên than máy hoặc rút chuôi nguồn điện hay không?
- Có hai bước tắt máy, đầu tiên ta tắt tất cả chương trình đang mở, sau đó nháy chuột vào Start à Turn off computer à Turn off
- Cho HS mở máy và quan sát quá trình khởi động của máy tính, nhắc nhở các em ngồi không đúng tư thế, khoảng cách mắt. Sau đó thì hướng dẫn hs tắt máy.
- Đọc nội dung sgk và chú ý theo dõi.
- Có 2 bước mở máy tính: Bật công tắc màn hình rồi bật công tắc trên thân máy tính sau.
- 1 hs đọc cả lớp chú ý theo dõi nội dung sgk.
- Ngồi thẳng, tư thế ngồi thoải mái. Khoảng cách giữa mắt và hình 50 - 80 cm.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
- Không được.
2. Làm việc với máy tính
Bật máy:
+ Bật công tắc màn hình trước.
+ Bật công tắc trên thân máy tính sau.
Tư thế ngồi:
+ Ngồi thẳng, tư thế ngồi thoải mái.
+ Khoảng cách giữa mắt và hình 50 - 80 cm.
Ánh sáng: Không nên để ánh sáng chiếu thẳng vào màn hình hay mắt em.
Tắt máy:
+ Đóng các chương trình đang mở.
+ Nháy chuột vào Start à Turn off Computer à Turn off.
Hoạt động 4: Làm bài tập (10 phút)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT5, từng hs nêu ý kiến về từng câu hỏi.
- Gợi ý, nhận xét và nêu đáp án đúng.
- HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Chú ý lắng nghe, ghi chép.
Bài tập 5 sgk trang
Hoạt động 5: củng cố, dặn dò (10 phút)
- Nêu các bộ phận quan trọng của máy tính.
- Nêu các bước để bật máy tính.
- Hãy tự điều chỉnh tư thế ngồi cho phù hợp.
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập 2, 4 sgk trang 6.
- Củng cố
-Dặn dò:
Tuần 2 Ngày dạy:..../..../......
Tiết 03+04
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt ba dạng thông tin cơ bản.
- Có khả năng đưa các ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ:
- Nhận thức được máy tính có thể sử dụng cả ba dạng thông tin đáp ứng công việc trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
- Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Ổn định chỗ ngồi.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Có mấy loại máy tính? Kể tên.
- Máy tính có những bộ phận quan trọng nào? Chuột và bàn phím có chức năng gì?
3. Bài mới:
	 Trong cuộc sống hàng ngày các em được tiếp nhận và sử dụng nhiều dạng thông tin khác nhau? Ví dụ như sách, báo, tranh ảnh, tiếng chim kêu, tiếng còi xe,... Vậy có báo nhiêu dạng thông tin cơ bản, chúng ta tiếp nhận các dạng thông tin ấy bằng cách nào và sử dụng nó như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu thông tin dạng văn bản (15 phút)
- Thông tin dạng văn bản là những thông tin mà ta nhận được từ nét chữ ở khắp mọi nơi, từ sách, vở, báo, 
- Đưa ra thêm ví dụ về dạng văn bản?
- HS lấy ví dụ các thông tin dạng văn bản có trong lớp học?
- HS quan sát bìa sgk tin hoc quyển 2 và nêu thông tin em nhận được.
- Bảng thông báo ở trường, thời khoá biểu, băng gôn, 
- Chữ viết trên bảng, nội dung sách giáo khoa, 
- Nêu ý kiến
1. Thông tin dạng văn bản.
Sách giáo khoa, truyện, báo,  đều chứa đựng thông tin dạng văn bản.
Hoạt động 2: Giới thiệu thông tin dạng âm thanh (15 phút)
- Đưa ra thêm ví dụ về dạng âm thanh.
- HS lấy ví dụ các thông tin dạng âm thanh mà em biết.
- HS lắng nghe lời nói của thầy và nêu thông tin mà em nhận được.
- Tiếng nhạc, đài phát thanh, tiếng người bạn trong lớp, tiếng thầy nói, 
- Thảo luận, nêu ý kiến.
- Nêu ý kiến 
2. Thông tin dạng âm thanh.
Những tiếng động mà em có thể nghe được như tiếng chuông, tiếng trống trường, còi xe,
Hoạt động 3: Giới thiệu thông tin dạng hình ảnh (15 phút)
- Đưa ra thêm ví dụ về hình ảnh.
- HS quan sát hình 13, 14, 15, 16 và cho biết những thông tin nhận được qua những hình đó.
- Giải thích rõ lại từng hình trong sách giáo khoa.
- Lắng nghe.
- Thảo luận, nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
3. Thông tin dạng hình ảnh.
Các bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trong lớp,.. giúp em hiểu được nội dung mà em quan sát được.
Hoạt động 4: Bài tập (15 phút)
- Gọi một hs đọc đề bài.
- Cho hs nêu ý kiến.
- Nhận xét, giải thích rõ ràng.
- Gọi hs nêu ý kiến về các hình ảnh cho dạng biểu tượng văn bản, hình ảnh, âm thanh và nhận xét.
- Đọc, cả lớp trật tự theo dõi.
- nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
-Nêu ý kiến và chú ý lắng nghe.
Bài tập 3 sgk trang 14.
Bài tập 5
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (3 phút)
Nêu lại ví dụ dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Học bài cũ
Làm bài tập 4, bài tập 6 sgk trang 15
Nêu ví dụ
- Củng cố: 
- Dặn dò:
Tuần 3 Ngày dạy:..../...../......
Tiết 05+6
Bài 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Học sinh bước đầu làm quen với bàn phím, nhận biết được khu vực chính và hai phím có gai trên bàn phím.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các khu vực của bàn phím.
3. Thái độ:
-Rèn luyện tác phong nghiêm túc khi làm việc với máy tính
- Sử dụng bàn phím, khoa học chính xác.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Ổn định chỗ ngồi.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Có mấy dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ về từng loại thông tin trên.
3. Bài mới:
- Ở những tiết học trước chúng ta dã biết máy tính gồm 4 bộ phận chính là màn hình, thân máy, bàn phím và chuột. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về bàn phím gồm những khu vực phím nào, và có những nét gì đặt biệt? Chúng ta sẽ biết được các vấn đề này khi học xong bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu về bàn phím (10 phút)
- Máy tính gồm những bộ phận chính nào?
- Bộ phận nào giúp ta đưa thông tin vào máy tính.
- Cho học sinh quan sát bàn phím thật kết hợp theo dõi hình 20 sgk trang 16, cho biết khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào?
- Màn hình, phần thân, bàn phím và chuột.
- Bàn phím.
- Khu vực chính gồm: 
+ Hàng phím số.
+ Hàng phím trên.
+ Hàng phím cơ sở.
+ Hàng phím dưới.
1. Bàn phím
- Bàn phím gồm các khu vực:
+ Khu vực chính
+ Các phím mũi tên
+ Các phím chức năng
+ Các phím số
+ Những phím khác
Hoạt động 2: Các khu vực chính của bàn phím (20 phút)
- Hàng phím cơ sở gồm những phím nào?
- Cho hs quan sát trực tiếp trên bàn phím và yêu cầu chỉ ra hàng phím cơ sở.
- Trên hàng phím cơ sở có hai phím có gai là F và J. Làm mốc cho việc đặt các ngón tay khi gõ phím. Khi gõ văn bản, ta đặt 2 ngón tay trỏ vào hai phím có gai tương ứng.
- Là hàng phím nằm phía trên hàng phím cơ sở.
- Yêu cầu hs quan sát trực tiếp trên bàn phím và chỉ ra hàng phím trên.
- Hàng phím trên gồm những phím nào?
- Là hàng phím nằm phía dưới hàng phím cơ sở.
- Yêu cầu hs quan sát trực tiếp trên bàn phím và chỉ ra hàng phím dưới.
- Hàng phím dưới gồm những phím nào?
- Là hàng phím nằm trên cùng của khu vực chính gồm các phím.
- Yêu cầu hs quan sát trực tiếp trên bàn phím và chỉ ra hàng phím dưới.
- Cho biết hàng phím số gồm những phím nào?
- Gồm những phím: A S D F G H J ; ‘ Enter
- Quan sát và chỉ ra hàng phím cơ sở.
 - Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe.
- Gồm các phím: Q W E R T Y U L O P [ ] \
- Lắng nghe.
- Gồm các phím: Z X C V B N M
 - Lắng nghe.
- Gồm các phím: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - =
2. Khu vực chính của bàn phím.
a. Hàng phím cơ sở.
Gồm các phím A S D F G H J ; ‘ Enter
Chú ý: Trên hàng phím này có hai phím có gai là F và J. Làm mốc cho việc đặt các ngón tay khi gõ phím
b. Hàng phím trên.
Nằm trên hàng phím cơ sở, gồm các phím Q W E R T Y U L O P [ ] \
c. Hàng phím dưới.
Nằm dưới hàng phím cơ sở, gồm các phím Z X C V B N M , . / Shift
d. Hàng phím số.
Là hàng phím nằm trên cùng của khu vực chính gồm các phím 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - =
Chú ý: Hàng phím dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím Cách- Baspace. 
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh làm bài tập (10 phút)
Hướng dẫn học sinh làm nhanh bài tập 1, 2, 3 sgk trang 18.
Tập trung, nghe giáo viên hướng dẫn và làm bài tập.
Bài tập 1, 2, 3 sgk trang 18
Hoạt động 4: Thực hành (20 phút)
- Hướng dẫn hs quan sát trực tiếp trên bàn phím, xác định khu vực phím chính.
- Nhận biết hàng phím cơ sở và chỉ ra hai phím có gai, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và phím cách.
- Chú ý lắng nghe thực hiện theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
Thực hành
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (3 phút)
- Bàn phím máy tính gồm những khu vực nào?
- Hàng phím cơ sở gồm những phím nào? Trên hàng phím cơ sở có điểm gì đặc biệt?
- Về nhà học bài cũ.
- Làm bài tập 4 sgk trang 19.
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và ghi chép
- Củng cố
- Dặn dò

File đính kèm:

  • docLop 3 tuan 1,2,3.doc