GIáo án Tin học lớp 10 bài 20: Mạng máy tính

1. Phương tiện truyền thông của mạng máy tính

a. Kết nối có dây

- Cáp truyền thông: Cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang Kết nối các máy tính trong mạng lại với nhau.

- Vỉ mạng: Nối với cáp mạng nhờ giắc cắm. Máy tính muốn tham gia vào mạng phải có vỉ mạng.

- Bộ khuếch đại(Repeater): Bỏ các tín hiệu bị méo, nhiễu, khuếch đại tín hiệu bị tiêu hao do được phát với khoảng cách xa.

- Bộ tập trung(Hub): là thiết bị kết nối trong mạng, có chức năng sao chép tín hiệu đến từ một cổng ra tất cả các cổng còn lại.

 

docx11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 13248 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học lớp 10 bài 20: Mạng máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Lâm Đồng 	 MÔN TIN HỌC 10
Trường THPT Bùi Thị Xuân 	CHƯƠNG VI: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
HỌ & TÊN GVHD: Lương Đình Dũng
HỌ & TÊN GSTT: Võ Thị Ngọc Hoa
BÀI 20: MẠNG MÁY TÍNH
Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Biết nhu cầu nối mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông
Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng.
	2. Kĩ năng:
Phân biệt được qua hình vẽ:
Các mạng LAN, WAN
Các mạng không dây và có dây
Một số thiết bị kết nối
Phương pháp
Cho HS tự rút ra khái niệm từ hình ảnh trực quan minh họa.
Diễn giải, vấn đáp.
 Cho HS xem video và tổ chức trò chơi.
Tổ chức thảo luận và HS sẽ giả lập để tạo các mô hình mạng. 
Chuẩn bị
Giáo viên: SGK Tin Học lớp 10, Giáo án Tin học 10, máy tínnh, máy chiếu, bảng phụ, slide bài giảng, câu hỏi thảo luận, tài liệu hỗ trợ việc thảo luận, video sử dụng trong trò chơi.
Học sinh: SGK Tin Học lớp 10, đọc trước bài.
Các bước tiến hành
Tiết 1
Ổn định lớp và dẫn dắt vào bài mới (2 phút)
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài mới
GV: Trong lớp chúng ta chắc em nào cũng biết chat đúng không? Vậy các em có bao giờ thắc mắc là tại sao, mình ngồi ở nhà lại có thể chat với một bạn ở một nơi xa khác, thậm chí là chat với bạn đang ở nước ngoài không? Theo các em thì, máy tính của em và máy tính của bạn mà em đang chat có kết nối với nhau không?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Khi chat, là các em đang gửi và nhận thông tin giữa máy của mình và máy tính của bạn. Để có thể thực hiện được điều đó, các máy tính phải được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó. Sự kết nối giữa các máy tính tạo thành mạng. Vậy thì mạng máy tính là gì? Chúng ta đã sử dụng mà chưa hiểu nhiều về nó đúng không các em? Từ hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu rõ hơn về những nội dung này trong một chương mới, chương IV: Mạng máy tính và Internet. Với bài đầu tiên, bài 20: Mạng máy tính
Nội dung bài dạy
Hoạt động giảng dạy
Nội dung
Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm mạng máy tính (15 phút).
Mục tiêu:
Biết khái niệm mạng máy tính
Biết sự cần thiết của việc kết nối các máy tính thành mạng
Biết các thành phần chính của mạng máy tính.
2. Các bước tiến hành:
- GV trình chiếu slide số 3: hình ảnh minh họa cho khái niệm mạng máy tính.
+ GV: Các em quan sát trên hình ảnh và cho cô biết, các máy tính trong hình rời rạc hay kết nối với nhau với nhau? 
+ HS: Trả lời: Các máy tính kết nối với nhau
+ GV: Trong hình B, máy tính nào sử dụng được thiết bị máy in?
+ HS: Tất cả các máy tính trong hệ thống đều sử dụng được thiết bị máy in.
+ GV: Khi được kết nối với nhau, giữa 2 máy tính có thể thực hiện được chức năng gì?
+ HS trả lời: 2 máy tính có thể sao chép và truyền dữ liệu cho nhau.
+ GV: Tổng hợp lại tất cả những nhận xét trên, chúng ta có khái niệm mạng máy tính. Vậy em nào có thể nêu lại được khái niệm mạng máy tính, các em có thể tham khảo thêm trong SGK?
+ HS: Tham khảo SGK và nhắc lại khái niệm.
+ GV: Trình chiếu slide số 4: Khái niệm mạng máy tính
+ HS: Ghi chú nội dung vào vở hoặc SGK.
+ GV: Một em nêu cho cô ví dụ về một mạng máy tính mà em biết?
+ HS trả lời: Mạng máy tính của phòng máy thực hành
HS: quan sát hình ảnh trên bảng, ghi chú những nội dung cần thiết
GV: Trình chiếu slide số 8. Dựa vào mô hình mạng trên bảng, em nào cho cô biết, mạng mấy tính gồm những thành phần nào?
HS: trả lời câu hỏi
GV: Vậy thì tại sao các máy tính lại cần phải kết nối lại với nhau thành mạng?
Gợi ý: 
+ GV: Nếu trên máy tính của các em có một bộ sưu tập ảnh hay phim khá thú vị, em muốn chia sẻ cho các bạn khác thì em sẽ làm thế nào?
+ HS trả lời: Em copy vào USB và đưa cho bạn copy lại vào máy.
+ GV: Khi sử dụng USB để chia sẻ dữ liệu, mất rất nhiều thời gian để copy dữ liệu, nếu dữ liệu lớn thì USB sẽ không đủ dung lượng để đáp ứng, không an toàn vì có thể lây nhiễm virut từ máy khác, Nếu chúng ta dùng cách kết nối các máy tính lại thành mạng thì việc chia sẻ những dữ liệu đó sẽ dễ dàng thực hiện hơn và không gặp phải những vấn đề nêu trên.
+ GV: Làm thế nào để tạo thành đội chơi game trực tuyến, để mua hàng qua mạng, nghe nhạc online,? 
+ HS trả lời: Máy tính phải được kết nối mạng Internet.
+ GV: Dựa vào SGK và một số ứng dụng mà chúng ta vừa tìm hiểu từ đầu tiết học đến giờ, các em hãy nêu cho cô một số tiện ích có được khi thực hiện kết nối các máy tính lại với nhau?
+ HS: trả lời câu hỏi
GV: Như vậy các em đã hiểu được vì sao lại cần phải kết nối các máy tính thành mạng rồi phải không? à GV trình chiếu slide số 7
GV: Ngoài máy tính để bàn thì có một số thực thể khác cũng có thể tham gia vào mạng như: điện thoại di động, laptop, tivi, Phần mềm cho phép thực hiện giao tiếp giữa các máy tính là các phần mềm chuyên dụng thực hiện việc truyền dữ liệu theo các giao thức truyền thông.
GV: Các thiết bị đảm bảo cho việc kết nối như: các phương tiện truyền thông, bộ chuyển tiếp, bộ khuếch đại, định tuyến, Để hiểu rõ hơn về các thiết bị này, chúng ta sang nội dung số 2: Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
Bài 20: Mạng máy tính
Mạng máy tính là gì?
Khái niệm: 
Mạng là một tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó, sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị với nhau.
Ví dụ: các máy tính kết nối trong một phòng, một tòa nhà,  
Tại sao phải kết nối các máy tính thành mạng?
Vì mạng máy tính có rất nhiều tác dụng như: 
Sao chép, chia sẻ tài nguyên dữ liệu lớn; 
Dùng chung phần mềm, dữ liệu và các thiết bị (máy in, bộ xử lý tốc độ cao,); 
Quản lí dữ liệu tập trung và an toàn; 
Email, chat
Các thành phần của mạng máy tính:
Mạng máy tính gồm 3 thành phần:
Máy tính
Các thiết bị đảm bảo cho việc kết nối
Phần mềm cho phép thực hiện giao tiếp giữa các máy tính
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương tiện truyền thông của mạng máy tính(20 phút)
Mục tiêu
Biết 2 loại phương tiện truyền thông để kết nối các máy tính trong mạng: có dây và không dây.
Nhận biết được một số thiết bị kết nối qua hình ảnh
Nhận biết được 3 kiểu bố trí cơ bản các máy tính trong mạng: Kiểu đường thẳng, kiểu vòng và kiểu hình sao.
Biết một số yếu cần quan tâm khi thiết kế mạng.
Các bước tiến hành
GV: Trình chiếu 1 đoạn phim ngắn liệt kê một số phương thức truyền thông(có dây và không dây).
GV: Các em theo dõi đoạn video, cô sẽ có câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn video sau khi các em xem xong!
GV: Cô có một trò chơi nhỏ. Bây giờ 2 dãy sẽ thành một đội chơi, mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt lên ghi tên các thiết bị truyền thông đã được nhắc đến trong video, không được ghi trùng tên đã có. Đội nào ghi nhanh và chính xác nhiều thiết bị nhất sẽ chiến thắng.
HS: Theo dõi video và tham gia trò chơi.
GV: Các em vừa được xem qua một số hình ảnh của các thiết bị kết nối máy tính vào mạng, một số thiết bị mạng. Các thiết bị này được chia làm 2 nhóm: Thiết bị kết nối có dây và kết nối không dây.
GV trình chiếu slide số 10, 11: Một số phương tiện kết nối có dây. Các em vừa xem video rồi, hãy cho cô biết tên thiết bị trên hình và chức năng của nó?
HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
GV: Tổ chức cho 4 nhóm thảo luận
Chúng ta vừa tìm hiểu về một số thiết bị kết nối mạng. Vậy các máy tính trong mạng được bố trí như thế nào? Để hiểu rõ nội dung này, các em sẽ thảo luận theo nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ tìm hiểu các thành phần có trong kiểu mạng được phân công, vẽ hình dạng mô hình lên bảng và sắp xếp đội hình thành hình dạng của kiểu mạng đó. (GV gọi 2 em lên thực hiện mẫu minh họa cho cả lớp dễ hình dung)
+ Nhóm 1: Kiểu đường thẳng. 
+ Nhóm 2: Kiểu vòng
+ Nhóm 3: Kiểu hình sao
+ Nhóm 4: Tìm hiểu ưu nhược điểm của các kiểu bố trí mạng.
HS thảo luận và thực hiện các yêu cầu GV đặt ra.
GV đánh giá phần thực hiện của các nhóm, tổng kết lại nội dung bằng slide số 14, 15, 16
GV: Một loại phương tiện truyền thông khác cũng khá phổ biến đó là kết nối không dây. Dựa vào SGK, em nào hãy kể tên một số phương tiện truyền thông không dây? Nó có những đặc điểm nào khác so với phương tiện truyền thông có dây?
HS: xem SGK trả lời câu hỏi
GV: Em nào biết, để tổ chức một mạng máy tính không dây đơn giản cần có những gì?
HS: trả lời câu hỏi
GV trình chiếu slide số 16, 17: Giới thiệu một số phương tiện truyền thông kết nối không dây.
GV: Trong việc tổ chức mạng không dây, người ta thường dùng “ Bộ định tuyến không dây”. Em nào cho cô biết chức năng của thiết bị này là gì?
HS: trả lời câu hỏi
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu các dạng kết nối và bố trí máy tính trong mạng. Tất cả những việc đó gọi chung là thiết kế mạng. Vậy để thiết kế mạng phù hợp cần quan tâm những yếu tố nào các em?
HS: xem SGK trả lời câu hỏi
GV: Tổng kết nội dung bằng slide số 19
Phương tiện truyền thông của mạng máy tính
Kết nối có dây
Cáp truyền thông: Cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quangà Kết nối các máy tính trong mạng lại với nhau.
Vỉ mạng: Nối với cáp mạng nhờ giắc cắm. Máy tính muốn tham gia vào mạng phải có vỉ mạng.
Bộ khuếch đại(Repeater): Bỏ các tín hiệu bị méo, nhiễu, khuếch đại tín hiệu bị tiêu hao do được phát với khoảng cách xa.
Bộ tập trung(Hub): là thiết bị kết nối trong mạng, có chức năng sao chép tín hiệu đến từ một cổng ra tất cả các cổng còn lại.
Bộ định tuyến(Router): là thiết bị định hướng tuyến đường đi của các gói tin từ máy tính gửi đến máy tính nhận
Kiểu bố trí các máy tính trong mạng
Kiểu đường thẳng(Bus)
Hình dạng: 
Đặc điểm: Đơn giản và phổ biến nhất. Gồm một dây cáp đơn lẻ nối tất cả máy tính trong mạng theo một hàng.
Nhược điểm: Nếu xảy ra sự cố trên đường truyền, toàn bộ các máy tính không giao tiếp với nhau được nữa.
Kiểu vòng(Ring)
Hình dạng:
Đặc điểm: Các máy được kết nối liên tiếp nhau tạo thành một vòng kín, không có điểm đầu, điểm cuối. Tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chiều duy nhất. Kết nối đơn giản, dễ lắp đặt.
Nhược điểm: Nếu xảy ra sự cố trên một máy, tất cả các máy tính trong mạng không thể giao tiếp với nhau. Giao thức truy nhập đường truyền phức tạp.
Kiểu hình sao(Star)
Hình dạng:
Đặc điểm: Các máy tính trạm được nối vào một thiết bị trung tâm- nhận tín hiệu từ một trạm và truyền đến trạm khác. Một trạm bị hỏng thì không ảnh hưởng đến toàn mạng.
Nhược điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế(trong vòng 100 m)
Do điểm hạn chế của mỗi kiểu mạng nên trong thực tế, mạng được thiết kế theo kiểu hỗn hợp là chủ yếu.
Kết nối không dây
Phương tiện truyền thông không dây: sóng radio, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,..
Đặc điểm: Thực hiện các kết nối ở mọi nơi, mọi thời điểm, không cần sử dụng các thiết bị kết nối cồng kềnh, phức tạp.
Tổ chức mạng cần có: 
+ Điểm truy cập không dây WAP: Kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có dây
+ Máy tính có vỉ mạng không dây.
Bộ định tuyến không dây: có chức năng như điểm truy cập không dây (WAP) và định tuyến đường truyền.
Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế mạng:
Số lượng máy tính tham gia
Tốc độ truyền thông trong mạng
Địa điểm lắp đặt
Khả năng tài chính
Hoạt động 4: Củng cố (8 phút)
Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức đã học
Các bước tiến hành: 
GV: Hôm nay chúng ta cần nắm 2 nội dung:
. Mạng máy tính là gì?
. Phương tiện truyền thông của mạng máy tính.
GV: Một em hãy nhắc lại khái niệm mạng máy tính và một số lợi ích của mạng máy tính.
HS: Xung phong trả lời câu hỏi.
GV: Phương tiện truyền thông là gì? Nêu sự giống và khác nhau giữa hai loại phương tiện truyền thông.
HS: Xung phong trả lời câu hỏi.
GV: Một em hãy lên bảng và vẽ minh họa các kiểu bố trí máy tính trong mạng.
HS: Xung phong lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Nhắc lại đặc điểm của các kiểu này.
Khái niệm và lợi ích mạng máy tính.
Khái niệm phương tiện truyền thông. 
Mạng không dây giống với mạng có dây ở điểm là cùng có ba thành phần mạng, tuy nhiên chủ yếu khác nhau về đường truyền (hữu tuyến và vô tuyến). Đặc trưng lớn nhất của mạng không dây là không cần sử dụng dây cáp; đây là giải pháp nối mạng tiên tiến, thuận tiện hơn nhiều so với phương thức kết nối mạng có dây.
Kiểu đường thẳng: dùng một trục cáp chính nối tất cả các máy tính trong mạng heo một hàng. Mỗi thời điểm chỉ có một máy tính được giử dữ liệu lên cáp mạng, các máy khác phải chờ. Dữ liệu theo đường cáp chính đến các máy khác. Hiệu suất hoạt động của mạng bị ảnh hưởng bởi số lượng máy trong mạng. Mạng kiểu đường thẳng lắp đặt đơn giản, tiết kiệm và dễ mở rộng.
Kiểu hình sao: Các máy tính được nối cáp vào một thiết bị trung tâm - TBTT (Hub, Switch). Dữ liệu truyền từ 1 máy đến TBTT sau đó đến các máy còn lại. Tuy nhiên, nếu đường cáp nối từ 1 máy tới TBTT bị hỏng thì chỉ riêng máy tính đó không liên lạc được, còn các máy khác vẫn hoạt đông bình thường. Mạng hình sao dễ chỉnh sửa, bổ sung, theo dõi và quản lý.
Kiểu vòng: Các máy tính được nối tr6n một vòng cáp khép kín. Dữ liệu được truyền trên cáp theo một chiều và đi qua từng máy tính để tới máy nhận dữ liệu. Mị máy tính đều có quyền truy cập như nhau. Tuy nhiên, một máy bị hỏng sẽ ảnh hưởng tới toàn mạng.
Tiết 2
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ(10 phút)
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV: Lớp, tiết trước chúng ta đã học bài gì nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Một em hãy nhắc lại những nội dung chính đã học trong tiết trước.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Mạng máy tính là gì? 
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Hãy trình bày sự hiểu biết của các em về các thành phần của một mạng máy tính.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nêu sự giống và khác nhau của mạng không dây và mạng có dây.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Có bao nhiêu kiểu bố trí máy tính trong mạng? Mô tả các kiểu đó.
HS: Trả lời câu hỏi.
Nội dung bài dạy
Hoạt động 2: Giới thiệu giao thức mạng (Protocol) (10 phút)
Mục tiêu
Biết khái niệm giao thức mạng và tại sao phải sử dụng
Biết bộ giao thức được dùng phổ biến trong các mạng: TCP/IP
Cách tiến hành
GV: Ngôn ngữ quốc tế mà thế giới đang sử dụng là ngôn ngữ nào các em?
HS trả lời: Đó là tiếng Anh
GV: Tại sao phải có ngôn ngữ quốc tế chung cho mọi người trên thế giới?
HS: Để mọi người ở những quốc gia khác nhau có thể hiểu được nhau khi giao tiếp.
GV: Tương tự như vậy, cần có một “ngôn ngữ” chung, để các máy tính khác nhau trong mạng giao tiếp được với nhau. “Ngôn ngữ” chung này chính là giao thức mạng. Vậy giao thức mạng là gì? Các em xem SGK và nhắc lại cho cô khái niệm giao thức mạng?
HS: Xem SGK trả lời
GV: Em nào cho cô biết, bộ giao thức nào được dùng phổ biến trong các mạng hiện nay?
HS: xem SGK trả lời
GV trình chiếu slide số 20, 21: Giao thức mạng
Giao thức mạng(Protocol)
Khái niệm: Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
Sử dụng giao thức để các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau.
Bộ giao thức TCP/IP: là bộ giao thức chuẩn mở gồm 2 giao thức chính là TCP(giao thức điều khiển giao vận) và IP(giao thức liên mạng)
Hoạt động 3: Phân loại mạng máy tính (15 phút)
Mục tiêu
Biết 3 tiêu chí phân loại mạng
Phân biệt được các mạng LAN, WAN
Cách tiến hành
GV: Có nhiều tiêu chí để phân loại mạng, trong nội dung tiết học, chúng ta sẽ được tìm hiểu về 3 tiêu chí là: phân loại theo góc độ phân bố địa lý, phân loại theo môi trường truyền thông, phân loại theo chức năng.
GV trình chiếu slide số 22: Phân loại mạng
GV trình chiếu slide số 23: Hình ảnh mạng có dây và mạng không dây. Phân loại theo môi trường truyền thông
Ở tiết trước, các em đã được giới thiệu về mạng không dây và mạng có dây. Em nào trình bày cho cô sự khác nhau căn bản giữa 2 loại mạng này?
HS: Suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học ở tiết trước để trả lời.
GV: nhận xét, trình bày slide 24: Điểm khác nhau căn bản giữa mạng không dây và mạng có dây.
GV: Tiêu chí phân loại thứ hai là theo góc độ phân bố địa lý. Em nào cho cô biết, theo cách phân loại này thì có các loại mạng nào?
HS: trả lời
GV: Trình chiếu một số hình ảnh minh họa cho mạng LAN, WAN. Dựa vào nội dung trong SGK và hình ảnh trên bảng, một em hãy trình bày khái niệm như thế nào là mạng LAN, WAN? Cho ví dụ?
HS: trả lời
GV: Trên đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa mạng LAN, WAN với nội dung chừa trống. 3 dãy sẽ trao đổi và cử bạn đại diện lên hoàn thành các đặc điểm khác nhau đó. Dãy còn lại sẽ nhận xét phần thực hiện của các bạn trên bảng.
HS: Thực hiện yêu cầu
GV trình chiếu slide số 25: Phân biệt mạng LAN, WAN.
HS: Ghi chú bài học
GV: Trong cách phân loại theo chức năng có 2 loại mạng là: Mạng ngang hàng và mạng khách chủ. Để hiểu rõ hơn về 2 mô hình mạng này, các em về đọc thêm trong SGK trang 139
Phân loại mạng máy tính
Phân loại theo môi trường truyền thông:
Mạng không dây
Mạng có dây
Sử dụng đường truyền vô tuyến như sóng radio, tia hồng ngoại, 
Sử dụng đường truyền hữu tuyến như cáp đồng trục, cáp quang, đường điện thoại, 
Phân loại theo góc độ phân bố địa lý:
LAN
WAN
Vị trí địa lý
Các máy tính và thiết bị gần nhau: trong cùng văn phòng, tòa nhà
Các máy tính và thiết bị có thể ở các thành phố, đất nước khác nhau( Khoảng cách xa)
Số lượng máy
Vài chục máy và thiết bị
Hàng chục ngàn máy tính và thiết bị
Công nghệ truyền thông
Thực hiện công nghệ truyền thông: công nghệ tương tự, công nghệ số, công nghệ chuyển mạch gói
Phân loại theo chức năng
Mạng ngang hàng
Mạng khách chủ
Hoạt động 4: Trò chơi củng cố kiến thức (10 phút)
Mục tiêu
Củng cố cho HS những nội dung đã học trong 2 tiết
Gợi mở đến nội dung bài học tiếp theo
Cách tiến hành
GV: Nhằm củng cố lại cho các em những kiến thức đã học. Cô có trò chơi nhỏ dạng ô chữ, các em cùng khám phá xem ô chữ hàng dọc của chúng ta là gì nhé! Trình chiếu slide : nội dung trò chơi
HS: Tham gia trò chơi
GV: Từ hàng dọc của chúng ta là INTERNET, đó cũng chính là nội dung chính của tiết học sau, các em về học bài và xem trước bài mới nhé!
Hệ thống câu hỏi củng cố
Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Phần mềm cho phép thực hiện việc .. giữa các máy tính”
Đáp án: Giao tiếp (Chữ I)
Câu 2: Các máy tính trong mạng có dây được kết nối với nhau bằng?
Đáp án: Cáp mạng (Chữ N)
Câu 3: Đây là là thiết bị định hướng tuyến đường đi của các gói tin từ máy tính gửi đến máy tính nhận?
Đáp án: Router (Chữ T)
Câu 4: Đây là thiết bị bỏ các tín hiệu bị méo, nhiễu, khuếch đại tín hiệu bị tiêu hao do được phát với khoảng cách xa.
Đáp án: Repeater (Chữ E)
Câu 5: Từ tiếng Anh của mạng kiểu vòng?
Đáp án: Ring (Chữ R)
Câu 6: Đây là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, ví dụ như trong một phòng, tòa nhà, ...?
Đáp án: LAN (Chữ N)
Câu 7: Thiết bị có chức năng như điểm truy cập không dây và định tuyến đường truyền?
Đáp án: Wireless Router (Chữ E)
Câu 8: Bộ quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu?
Đáp án: Protocol (Chữ T)
Từ hàng dọc: INTERNET
Rút kinh nghiệm giảng dạy
Đà Lạt, ngày  tháng  năm 2015
Giáo viên hướng dẫn xét duyệt	 Sinh viên thực hiện
 Lương Đình Dũng	 	 Võ Thị Ngọc Hoa 	

File đính kèm:

  • docxBai_20_Mang_may_tinh_20150727_114157.docx