Giáo án Tin học khối 11 tiết 1 đến 36

Bài 7: ÔN LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ WORD

Tuần: 6 Số tiết: 1T

Tiết thứ:16

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hệ thống lại các khái niệm cơ bản của hệ soạn thảo văn bản.

- Hiểu các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.

2. Kỹ năng:

- Hiểu được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản.

3. Thái độ:

- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập

 

doc58 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học khối 11 tiết 1 đến 36, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................
	An Nhơn, ngày 28 tháng 09 năm 2014 
	Tổ trưởng	Người soạn
	Lê Quang Vinh	Võ Thị Thuý Hào
Bài: Ôn tập-Thực hành
Bài 6: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP
Tuần:	5	Số tiết: 1T 
Tiết thứ: 13-14	Ngày thực hiện: 07/ 10/ 2014 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn lại các khái niệm cơ bản về hệ điều hành.
2. Kỹ năng:
- Thành thạo một số thao tác cơ bản để làm việc trong hệ điều hành Windows.
3. Thái độ:
- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2’)Yêu cầu lớp trật tự và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu chức năng của Control Panel và cách khởi động nó?
3. Nội dung thực hành:
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
A. HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU
Nội dung thực hành:
1. Khởi động Windows
2. Ôn lại cách tổ chức thông tin trong máy tính
3. Làm việc với tệp và thư mục, tìm kiếm tệp hay thư mục
4. Làm việc với các chương trình ứng dụng, tạo đường tắt cho 1 ứng dụng
5. Sử dụng Control Panel để thiết đặt 1 số tham số hệ thống, cài đặt máy in
6. Đóng tất các chương trình ứng dụng và thoát khỏi Windows
Tiến trình thực hiện:
1. Trả lời các câu hỏi sau:
a) Nêu ý nghĩa của các thao tác: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột
b) Đặc điểm về giao diện của hđh Windows là gì?
c) Chức năng chính của thanh công việc là gì?
d) Có những cách nào để chuyển đổi giữa các cửa sổ làm việc khi nhiều cửa sổ được mở cùng lúc
e) Thông tin trong máy tính được tổ chức ững dạng nào? 
f) Nêu cách khởi động 1 chương trình ứng dụng mà em biết?
2. Điền vào bảng sau (SGK trang 39)
3.Tìm những tệp có chứa cụm từ Readme trên tất cả các ổ cứng
4. Tạo đường dẫn tắt trên Desktop
5. Thiết đặt lại ảnh nền cho màn hình
B. HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN
Tổ chức:
2. Tiến trình thực hiện:
Trả lời các câu hỏi SGK trang 38,39
Điền ý nghĩa các nút lệnh trang 39
Tạo thư mục trên hình 2.27
Thực hiện các thao tác trang 40
C. HƯỚNG DẪN KẾT THÚC
1. Tổng kết, đánh giá:
.
2. Vệ sinh an toàn:
Hoạt động 1: Giáo viên nêu nội dung thực hành
- Gv nêu nội dung bài thực hành
- Gv nêu tiến trình thực hiện
- Khởi động Windows Explore
- Thực hiện tạo thư mục theo cây thư mục
- Hướng dãn trả lời các câu hỏi SGK trang 38-39
- Gv gọi học sinh điền theo bảng
- Nhận xét
- Gọi học sinh lên máy thực hiện
- Nhận xét và chốt lại nội dung
Hoạt động 2:GV phân nhóm đánh giá nhau, giao bài thực hành và theo dõi tiến trình thực hiện của học sinh.
- Phân 2hs/máy, qui định thời gian là bài thực hành
- Quan sát cả lớp thực hành
- Đi kiểm tra từng nhóm
- Yêu cầu thực hiện theo tiến trình
- Đồng thời nhắc nhở các lỗi học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện.
 Hoạt động 3: GV tổng kết, đánh giá tiến trình thực hành và yêu cầu tắt máy vệ sinh phòng học.
- Tổng kết đánh giá: Nhận xét ưu, khuyết điểm....
- Đánh giá xếp loại và ghi điểm.
- Tắt máy an toàn và vệ sinh phòng học.
Hoạt động 1: HS quan sát nội dung.
- Lắng nghe nội dung và tiến trình thực hiện bài thực hành
- Quan sát và lắng nghe
Thực hiện yêu cầu của Gv
Lắng nghe
Lên máy thưc hiện
Lắng nghe
Hoạt động 2: HS lắng nghe tổ chức của giáo viên, nhận bài thực hành và thực hiện theo tiến trình của bài thực hành qui định.
Hoạt động 3: Lắng nghe tổng kết đánh giá ưu khuyết điểm....
- Lắng nghe
- Tắt máy an toàn và vệ sinh phòng học.
15’
55’
10’
4. Củng cố:
(3’)	
- Nhận xét về bài thực hành của HS, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
- Xem lại tài liệu.
5. Dặn dò: (2’)
	- Xem lại các nội dung đã học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	An Nhơn, ngày 05 tháng 09 năm 2014 
	Tổ trưởng	Người soạn
	Lê Quang Vinh	Võ Thị Thuý Hào
	Phần III. Hệ SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD 
Bài: Lý thuyết
Bài 7: ÔN LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ WORD
Tuần:	6	Số tiết: 1T 
Tiết thứ:16	Ngày thực hiện: 14/ 10/ 2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại các khái niệm cơ bản của hệ soạn thảo văn bản.
- Hiểu các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản.
3. Thái độ:
- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2’)Yêu cầu lớp trật tự và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Nêu chức năng của Control Panel và cách khởi động nó?
3. Bài mới:
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
I. Nhắc lại các khái niệm
1. Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang
2. Một số quy tắc gõ văn bản
Các dấu chấm câu
- Quy tắt sử dụng các dấu ngoặc đóng, ngoặc mở
- Quy tắt sử dụng phím Enter, phím cách trống
3. Các thao tác biên tập trong văn bản
- Chọn đối tượng: 
- Sao chép (Copy): 
- Cắt (Cut): 
- Dán (Paste): 
4. Soạn thảo văn bản chữ Việt
Để soạn thảo được văn bản chữ Việt, cần có:
- Chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt: Unikey, Vietkey (đã được cài đặt và bật chức năng gõ chữ tiếng Việt).
- Một số phông chữ tiếng Việt (đã được cài đặt).
II. Các chế độ hiển thị văn bản trên màn hình
 Nháy bảng chọn View và chọn các chế độ hiển thị:
 Normal (chuẩn): Hiển thị VB dưới dạng đã được đơn giản hóa.
 Print Layout (bố trí trang): Xem bố trí VB trên toàn trang.
 Outline (dàn bài): Xem cấu trúc của một VB.
 Ful Screen (Toàn màn hình): Hiển thị VB trên toàn màn hình. 
 Print Preview (Xem trước khi in): Kiểm tra tính hợp lí của VB.
* Phóng to thu nhỏ các chi tiết trên màn hình:Tại hộp Zoom có thể chọn các mức độ phóng to hoặc thu nhỏ màn hình để có thể quan sát chi tiết hoặc quan sát toàn cục.
Hoạt động 1: Giáo viên nhắc lại các khái niệm cơ bản
- Phân nhóm để hs thực hiện
- Gọi từng nhóm trình bày
- Gv nhận xét
* Các dấu chấm câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, chấm phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
* Kí tự tiếp theo các dấu mở ngoặc - gồm “(“, “[“, “{“, “<” - và các dấu mở nháy - gồm ‘’’‘’, ‘’”’’ - phải gõ sát vào bên phải các dấu này.
Các dấu đóng ngoặc - gồm “)”, “]”, “}”, “>” - và các dấu đóng nháy - gồm ‘’’’’, ‘’”’’ - phải được gõ sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ bên trái.
- Gv hướng dẫn cách sử dụng 2 chương trình gõ Tiếng việt phổ biến 
Hoạt động 2: GV minh họa các chế độ hiển thị văn bản
- Cho hs ghi bài
Hoạt động 1:Trả lời 1 số câu hỏi của Gv.
- Hoạt động nhóm
- Trình bày thảo luận
- Lắng nghe 
- Quan sát và lắng nghe
Hoạt động 2: HS quan sát và lắng nghe
- Ghi bài
22’
10’
4. Củng cố và dặn dò: (6’) Làm các bài tập SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài: Thực hành
Bài 7: ÔN LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ WORD
Tuần:	6	 Số tiết: 2T 
Tiết thứ: 	17-18	Ngày thực hiện: 14/ 10/ 2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại các khái niệm cơ bản của hệ soạn thảo văn bản.
- Hiểu các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản.
3. Thái độ:
- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (3’)Yêu cầu lớp trật tự và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
3. Nội dung thực hành:
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
A. HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU
Nội dung thực hành:
Bài 1: Phân biệt các thành phần cơ bản của màn hình Word: Thực hiện các thao tác: tạo mới, mở, đóng văn bản, lưu văn bản và kết thúc Word
Bài 2: Trả lời các câu hỏi : SGK trang 45
Bài 3: Điền vào bảng sau ý nghĩa của các nút lệnh tương ứng
Bài 4: Gõ văn bản (chưa yêu cầu định dạng)
+ Gõ nội dung
+ Thực hiện sao chép, cắt, dán đoạn văn bản
Tiến trình thực hiện:
Khởi động Word, thực hiện các thao tác: tạo mới, mở, đóng, lưu văn bản và kết thúc Word
Phân biệt các thành phần cơ bản của văn bản
Thực hiện gõ văn bản tuân theo quy tắt gõ văn bản thong thường
Sữa chữa, lưu văn bản và kết thúc Word.
B. HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN
Tổ chức:
2. Tiến trình thực hiện:
C. HƯỚNG DẪN KẾT THÚC
1. Tổng kết, đánh giá:
. Nhận xét đánh giá tiết thực hành
Thành thạo mở VB và lưu văn bản
Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản
Nắm được các quy tắc gõ văn bản. Gõ và chỉnh sửa chính xác VB
2. Vệ sinh an toàn:
Hoạt động 1: Giáo viên nêu nội dung thực hành
- Gv nêu nội dung bài thực hành
- Gv nêu tiến trình thực hiện
- Khởi động Word thực hiện các thao tác đối với văn bản
- Giải thích các thành phần của văn bản
- Thực hiện gõ văn bnar mẫu theo quy định
- Cho đoạn văn và yêu cầu học sinh thực hiện gõ theo mẫu
- Nhận xét và nhắc một số quy phạm
Hoạt động 2:GV phân nhóm đánh giá nhau, giao bài thực hành và theo dõi tiến trình thực hiện của học sinh.
- Phân 2hs/máy, qui định thời gian là bài thực hành
- Quan sát cả lớp thực hành
- Đi kiểm tra từng nhóm
- Yêu cầu thực hiện theo tiến trình
- Đồng thời nhắc nhở các lỗi học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện.
 Hoạt động 3: GV tổng kết, đánh giá tiến trình thực hành và yêu cầu tắt máy vệ sinh phòng học.
- Tổng kết đánh giá: Nhận xét ưu, khuyết điểm....
- Đánh giá xếp loại và ghi điểm.
- Tắt máy an toàn và vệ sinh phòng học.
Hoạt động 1:HS quan sát nội dung.
- Lắng nghe nội dung và tiến trình thực hiện bài thực hành
- Quan sát và lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Lắng nghe
Hoạt động 2: HS lắng nghe tổ chức của giáo viên, nhận bài thực hành và thực hiện theo tiến trình của bài thực hành qui định.
Hoạt động 3: Lắng nghe tổng kết đánh giá ưu khuyết điểm....
- Lắng nghe
- Tắt máy an toàn và vệ sinh phòng học.
17’
55’
10’
4. Củng cố: 
(3’)	
- Nhận xét về bài thực hành của HS, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
- Xem lại tài liệu.
5. Dặn dò: (2)
- Xem lại nội dung bài học. 
- Hướng dẫn về nhà làm các câu hỏi bài tập.
- Đọc trước nội dung bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	An Nhơn, ngày 11 tháng 09 năm 2014 
	Tổ trưởng	Người soạn
	Lê Quang Vinh	Võ Thị Thuý Hào
	Bài: Lý thuyết
Bài 8. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Tuần: 7	Số tiết: 1T 
Tiết thứ: 19	Ngày thực hiện: 21/ 10/2014 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại các ý nghĩa và các nội dung định dạng văn bản cơ bản.
2. Kỹ năng:
- Thành thạo việc định dạng kí tự và định dạng đoạn văn theo mẫu.
- Sọan thảo được văn bản đơn giản.
3. Thái độ:
- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2’)Yêu cầu lớp trật tự và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Có những cách nào để lưu tệp văn bản?
3. Bài mới : (2’) Định dạng văn bản là biến đổi các thành phần văn bản để trình bày chúng dưới dạng cụ thể nào đó. Định dạng văn bản nhằm mục đích trình bày văn bản rõ ràng, nhất quán, mạch lạc và gây ấn tượng. 
Có 3 mức định dạng văn bản cơ bản như sau: Kí tự, Đoạn văn bản, Trang.
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
* Mục đích định dạng văn bản: trình bày VB rõ ràng, nhất quán, mạch lạc và gây ấn tượng; giúp người đọc nhanh chóng nắm được nội dung chủ yếu của VB; giúp người đọc dễ nhớ những phần được nhấn mạnh
I. Định dạng kí tự
Cách thực hiện:
B1: Đánh dấu đoạn văn bản cần định dạng
B2: Vào mục chọn FormatàFont
B3: Thực hiện chọn kiểu, mẫu kí tự , chọn cỡ và màu cho kí tự à OK
- Các đặc trưng kí tự gồm:
 + Phông chữ
 + Cỡ chữ
 + Kiểu chữ
 + Màu sắc
 + Vị trí tương đối với các dòng kẻ (cao hơn thấp hơn )
II. Định dạng đoạn văn bản
- Các đặc trưng đoạn văn gồm:
 + Căn lề
 + Thụt lề
 + Khoảng cách đến đoạn văn trước và đoạn văn tiếp theo
 + Thụt lề dòng đầu tiên
 + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
Cách thực hiện:
B1: Đánh dấu đoạn văn bản cần định dạng
B2: Vào Formatà Paragraph
B3: 
+ Trong Indentation: Chọn khoảng cách thụt lề trái, phải
+ Trong Spacing: Đặt khoảng cách đến đoạn VB trước và đoạn VB sau
+ Trong Line Spacing: đặt khoảng cách giữa các dòng trong đoạn VB
Trong Special : Thụt lề cho dòng đầu và từ dòng thứ 2 trở đi
Trong Alignment: Căn chỉnh VB
III. Định dạng trang
- Định dạng đoạn văn bản là xác định các tham số liên quan đến trình bày trang in văn bản: kích thước trang giấy, lề giấy, gáy sách, các tiêu đề trang in.
Cách thực hiện:
B1: Vào Fileà Page Setup
B2:
 + Chọn thẻ Margin: để đặt lề cho trang VB
Left: đặt lề trái
Right: đặt lề phải
Top: đặt lề trên
Bottom: đặt lề dưới
Gutter: định phần lề chừa để đóng gáy sách
+ Trong mục Orientation: chọn chiều giấy: ngang và dọc 
+ Chọn thẻ Paper: chọn khổ giấy: A4, A3, A5.....
- Hỏi: Định dạng văn bản nhằm mục đích gì?
Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh quan sát hộp thoại Font và giải thích từng mục
- Hỏi: Có thể thực hiện định dạng kí tự bằng cách nào khác?
Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh quan sát hộp thoại Paragrap và giải thích các lệnh
- Hỏi: Có thể dùng biểu tượng nào trên thanh công cụ để căn chỉnh VB?
- Hỏi: Dùng các phím nào để căn chỉnh văn bản?
Nhận xét và cho Hs ghi bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách định dạng trang băn bản
- Mở hộp thoại Page Setup và hướng dẫn hs cách thiết đặt trang văn bản
.- Cho Hs ghi bài
Hoạt động 1:
HS quan sát và lắng nghe
- Trả lời
Hoạt động 2: HS quan sát, trả lòi câu hỏi và ghi bài.
- Quan sát
- Trả lời
- Trả lời
- Ghi bài
Hoạt động 3: Lắng nghe và ghi bài
- Lắng nghe
- Ghi bài
10’
10’
10’
4. Củng cố và dặn dò: (6’) Giáo viên cho 1 đoạn văn mẫu và yêu cầu từng nhóm lên thực hiện các thao tác vừa học
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài: Thực hành
Bài 8. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Tuần: 7	Số tiết: 2T 
Tiết thứ: 20-21	Ngày thực hiện: 21/ 10/2014 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại các ý nghĩa và các nội dung định dạng văn bản cơ bản.
2. Kỹ năng:
- Thành thạo việc định dạng kí tự và định dạng đoạn văn theo mẫu.
- Sọan thảo được văn bản đơn giản.
3. Thái độ:
- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2’)Yêu cầu lớp trật tự và kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
3. Nội dung thực hành:
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg
A. HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU
Nội dung thực hành:
Bài 1: Gõ đoạn văn bản sau và sử dụng các lệnh định dạng để trình bày theo mẫu (SGK- tr 51).
Bài 2: Gõ đoạn văn bản sau và sử dụng các lệnh định dạng để trình bày theo mẫu. Lưu lại văn bản với tên Cong_van sau khi kết thúc.
Tiến trình thực hiện:
Khởi động Word
Gõ văn bản, tuân theo quy tắc gõ văn bnar thong thường
Định dạng văn bản theo mẫu
Lưu văn bản và kết thúc Word.
B. HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN
Tổ chức:
2. Tiến trình thực hiện:
C. HƯỚNG DẪN KẾT THÚC
1. Tổng kết, đánh giá:
. 
2. Vệ sinh an toàn:
Hoạt động 1: Giáo viên nêu nội dung thực hành
- Gv nêu nội dung bài thực hành
- Gv nêu tiến trình thực hiện
- Khởi động Word thực hiện các thao tác đối với văn bản
- Thực hiện bài thực hành mẫu
Hoạt động 2: GV phân nhóm đánh giá nhau, giao bài thực hành và theo dõi tiến trình thực hiện của học sinh.
- Phân 2hs/máy, qui định thời gian là bài thực hành
- Khởi động Word.
- Tất cả HS gõ văn bản theo mẫu bài 1,2 SGK:
- Quan sát và hướng dẫn HS thực hành.
- Hướng dẫn HS định dạng đoạn văn bản thông qua máy chiếu, theo đúng mẫu của văn bản
- Quan sát và hướng dẫn HS lưu lại văn bản đã làm xong.
- Quan sát cả lớp thực hành
- Đi kiểm tra từng nhóm
- Yêu cầu thực hiện theo tiến trình
- Đồng thời nhắc nhở các lỗi học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện.
 Hoạt động 3: GV tổng kết, đánh giá tiến trình thực hành và yêu cầu tắt máy vệ sinh phòng học.
- Tổng kết đánh giá: Nhận xét ưu, khuyết điểm....
- Đánh giá xếp loại và ghi điểm.
- Tắt máy an toàn và vệ sinh phòng học.
Hoạt động 1: HS quan sát nội dung.
- Lắng nghe nội dung và tiến trình thực hiện bài thực hành
- Quan sát và lắng nghe
Hoạt động 2: HS lắng nghe tổ chức của giáo viên, nhận bài thực hành và thực hiện theo tiến trình của bài thực hành qui định.
- Thực hiện bài thực hành
- Quan sát thao tác của Gv
Hoạt động 3: Lắng nghe tổng kết đánh giá ưu khuyết điểm....
- Lắng nghe
- Tắt máy an toàn và vệ sinh phòng học.
15’
60’
10’
4. Củng cố và dặn dò
(3’)
	- Xem lại nội dung bài học. 
- Hướng dẫn về nhà làm các câu hỏi bài tập.
	- Đọc trước nội dung bài tiếp theo.	
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	An Nhơn, ngày 17 tháng 10 năm 2014 
	Tổ trưởng	Người soạn
	Lê Quang Vinh	Võ Thị Thuý Hào
Bài 9: Lí Thuyết
LÀM VIỆC VỚI BẢNG TRONG VĂN BẢN
Tuần: 8	Số tiết: 1T 
Tiết thứ: 22	Ngày thực hiện: 28/ 10/2014 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn lại các khái niệm liên quan đến bảng trong soạn thảo văn bản
Biết cách trình bày bảng
2. Kỹ năng:
Thực hiện tạo bảng, điều chỉnh kích thước bảng, độ rộng của các cột và chiều cao của các hàng, nhập dữ liệu cho bảng, căn chỉnh nội dung

File đính kèm:

  • dock111_2015.doc
Giáo án liên quan