Giáo án Tin học Khối 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thi Mường

Tiết 45:

 Bài tập và thực hành 7: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Ôn tập lại những kiến thức đã học về quy tắc gõ tiếng Việt, định dạng văn bản

2. Kỹ năng:

 - Áp dụng được các thuộc tính định dạng văn bản đơn giản

 - Luyện kỹ năng gõ tiếng Việt

3. Thái độ - tư tưởng:

 - Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV:

- SGK, SGV Tin 10 + tài liệu + giáo án+ máy tính, máy chiếu + phòng máy

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK Tin 10 + vở ghi

III. Phương pháp:

 - Gợi mở, vấn đáp + thực hành + trực quan

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức: (2’)

 - Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 Câu hỏi: Thế nào là định dạng văn bản? Nêu các bước định dạng kí tự?

3.Bài mới:

TG Hoạt động của GV – HS Nội dung

37’ GV: Yêu cầu HS khởi động Word, mở tệp Don xin hoc đã gõ ở bài thực hành trước

HS: thực hành theo yêu cầu

Gv: Yêu cầu HS áp dụng những thuộc tính định dạng đã biết để trình bày lại đơn xin học dựa trên mẫu như trong sgk tin 10 trang 109

- sử dụng các chế độ căn giữa, in hoa, in đậm, in nghiêng,. và sử dụng kết hợp các chế độ này với nhau.

HS: thực hành nhóm

GV: quan sát, hướng dẫn HS một số lỗi thường gặp trong soạn thảo.

- Chọn một số bài hoàn thành nhanh, đẹp chấm điểm khuyến khích tinh thần học tập của HS. - Thực hành định dạng mẫu văn bản Don xin hoc (trang 109 sgk tin 10)

- Lưu lại văn bản với tên cũ

 

doc76 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Khối 10 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thi Mường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em.
HS: thực hành
GV: Quan sát và hướng dẫn các em thực hành.
GV: yêu cầu HS thực hành tạo bảng nhiệt độ theo mẫu b).
- Để tạo được bảng như trên ta cần nhập số dòng và cột như thế nào?
- Để trình bày được bảng ta phải thực hiện các thao tác gì?
HS: - Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Cần nhập 6 dòng và 7 cột.
- Gộp ô dùng lệnh Table à Merge Cells, điều chỉnh độ rộng cột hàng tương ứng, gõ tiêu đề cho các cột, định dạng các tiêu đề,
GV: Yêu cầu học sinh thực hành việc tạo và trình bày bảng.
HS: thực hành
GV: phân tích, nhận xét và quan sát các nhóm thực hiện, hướng dẫn trực tiếp đối với các nhóm chưa thực hành được.
HS: Nghe giảng.
Tiết 56. 
GV: - Trong phần này yêu cầu 1 kĩ năng tổng hợp, hầu như các kiến thức về gõ và trình bày văn bản đều được huy động. Tuy nhiên, để làm được như mẫu có thể có nhiều cách khác nhau, nhưng nếu chọn đúng công cụ trong soạn thảo thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn.
- Để trình bày văn bản như sgk trang 128 thì ta phải thực hiện như thế nào?
HS: - Tạo khung cho văn bản bằng text box.
- Sử dụng định dạng kiểu danh sách cho phần thân và phần “nơi nhận”.
- Sử dụng căn giữa, căn đều hai bên, chữ đậm, canh trái,.
GV: Phân tích và nhận xét, giáo viên yêu cầu học sinh gõ đúng chính tả tiếng Việt và tuân thủ các quy ước trong soạn thảo.
HS: - Nghe giảng và thực hành nhập văn bản trang 128 sách giáo khoa.
- Thực hành.
GV: Quan sát các nhóm thực hiện, giải đáp các câu hỏi của học sinh (nếu có), hướng dẫn trực tiếp những nhóm chưa thực hiện được đúng theo yêu cầu.
- Nếu còn thời gian hướng dẫn các em thực hành theo bài đọc thêm 5.
1 Làm việc với bảng:
a) - Hãy tạo thời khoá biểu theo mẫu sách giáo khoa trang 127.
- Hãy điền tên các môn học theo đúng thời khoá biểu của lớp em.
b)- Hãy trình bày bảng so sánh nhiệt độ ở Đà Lạt, một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, với một vài điểm du lịch tại các nước khác theo mẫu sách giáo khoa trang 127.
2. Soạn thảo và trình bày văn bản:
- Hãy sử dụng các công cụ soạn thảo em biết để trình bày văn bản trang 128.
V. Củng cố - dặn dò: (2’)
	- Các kiến thức về tạo bảng và soạn thảo văn bản.
Ngày soạn: 15/03/2016
CHƯƠNG IV. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Tiết 57: Bài 20. MẠNG MÁY TÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Biết nhu cầu của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết một số loại mạng máy tính.
2. Kỹ năng
Có thể phân biệt được các mạng máy tính
Biết được một số thiết bị cần thiết để có một mạng máy tính
3. Thái độ - tư tưởng
	- Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV Tin 10 + tài liệu+ máy tính + máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK Tin 10+ vở ghi
III. Phương pháp:
	- Giảng giải + gợi mở vấn đáp + trực quan
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
	Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
2’
15’
25’
GV: Máy tính ra đời và ngày càng làm được nhiều việc hơn. Do đó nhu cầu về trao đổi và xử lý thông tin tăng dần. Vì vậy việc kết nối mạng là một tất yếu. Vậy mạng máy tính là gì?
HS: trả lời
GV: Theo các em việc nối mạng máy tính nhằm mục đích gì?
HS: trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và sửa chữa
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: Nói một cách đơn giản, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi thông tin cho nhau gọi là mạng máy tính.
GV: Vậy mạng máy tính bao gồm những thành phần nào?
HS: trả lời
GV: Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai thành phần còn lại để tạo nên mạng máy tính.
HS nghe giảng và ghi bài
GV: Trong 3 loại cáp trên thì cáp quang có tốc độ, thông lượng cao nhất nhưng có giá thành cao.
GV: Trình chiếu cách bố trí của ba kiểu trên.
HS: quan sát, nghe, ghi bài
GV: Tùy theo nhận thức của HS có thể nói thêm về ưu, nhược điểm của 3 cách nối trên.
GV: Giới thiệu thêm một số thiết bị kết nối khác.
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: hãy kể tên một số thiết bị sử dụng mạng không dây?
HS: máy tính xách tay, ĐTDĐ...
GV: giới thiêu thêm về kết nối mạng không dây
HS: nghe, ghi chép
GV: Hãy nêu ưu nhược điểm của mạng có dây và mạng không dây?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: nhận xét bổ sung
GV: Để các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau chúng ta phải sử dụng cùng một giao thức như một ngôn ngữ giao tiếp chung của mạng. Vậy giao thức là gì?
HS: trả lời
1. Mạng máy tính là gì?
a) Khái niệm: MMT là hệ thống các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó nhằm đảm bảo các máy có thể chia sẻ tài nguyên với nhau
b) Mục đích:
Nối mạng máy tính nhằm:
- Sao chép, truyền dữ liệu
- Chia sẻ tài nguyên: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu
c) Thành phần MMT: 
Mạng máy tính bao gồm ba thành phần:
- Các máy tính
- Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau.
- Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
a. Phương tiện truyền thông (Media)
Có hai hình thức kết nối: 
 - Có dây
 - Không dây
* Kết nối có dây
Sử dụng 3 loại cáp cơ bản: Cáp đồng trục, cáp xoắn đôi và cáp quang.
Cách bố trí các máy tính trong mạng:
 - Kiểu đường thẳng
 - Kiểu vòng
 - Kiểu hình sao
Các thiết bị cần thiết
- Hub: là thiết bị kết nối dùng trong mạng LAN, có chức năng sao chép tín hiệu đến từ cổng ra tất cả các cổng còn lại.
- Bridge: Khác với Hub ở chỗ không truyền tín hiệu từ một cổng vào đến tất cả các cổng ra mà xác định địa chỉ đích và chuyển tín hiệu đến cổng ra duy nhất dẫn về đích.
- Switch: là một Bridge nhiều cổng hiệu suất cao. Bridge chỉ có từ 2 đến 4 cổng còn Switch có nhiều cổng.
- Router: là thiết bị định hướng tuyến đường đi của các gói tin từ máy tính gửi đến máy nhận. Khi một gói tin đến đầu vào của một Router, nó phải quyết định gửi gói tin đó đến đầu ra thích hợp nào.
* Kết nối không dây
- Điểm truy cập không dây WAP (Wireless Access Point): là thiết bị có chức năng kết nối với máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có dây.
- Mỗi máy tính tham gia mạng không dây đều phải có vỉ mạng không dây (card mạng không dây – Wireless Network Card).
b. Giao thức
KN: SGK trang 137
Hiện nay giao thức dùng phổ biến là TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol)
V. Củng cố dặn dò (2’)
	- HS nhắc lại khái niệm mạng máy tính, các thành phần cơ bản đảm bảo kết nối giữa các máy tính.
	- Đọc trước phần 3 và 4 SGK trang 137, 139
Ngày soạn: 10/03/2016
	Tiết 58: 
	Bài 20. MẠNG MÁY TÍNH (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Biết nhu cầu của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết một số loại mạng máy tính.
2. Kỹ năng
Có thể phân biệt được các mạng máy tính
Biết được một số thiết bị cần thiết để có một mạng máy tính
3. Thái độ - tư tưởng
	- Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV Tin 10 + tài liệu+ máy tính + máy chiếu Projecter
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK Tin 10+ vở ghi
III. Phương pháp:
	- Giảng giải + gợi mở vấn đáp + trực quan + thảo luận
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
	Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	Em hãy cho biết mạng máy tính là gì và để có được một mạng máy tính thì cần những gì?
	Tại sao lại cần phải có giao thức truyền thông?
3. Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
20’
18’
GV: Có nhiểu cách phân loại MMT: theo góc độ địa lí, theo chức năng, theo kết nối vật lí.
GV: Dưới góc độ địa lí, mạng gồm những loại nào?
HS: trả lời
GV: Thế nào là mạng LAN?
HS: trả lời
GV: Khái quát các lạo mạng
HS :nghe giảng và ghi bài
GV: So sánh mạng LAN và WAN?
HS: thảo luận, trả lời.
GV: nhận xét
GV: nêu cách phân loại theo chức năng.
- Thế nào là mạng ngang hàng và mạng khách chủ?
HS: trả lời
GV: Nêu ưu nhược điểm của mạng ngang hàng và mạng khách chủ?
HS: thảo luận trả lời.
GV: Trong mô hình khách - chủ thì máy chủ là máy có cấu hình mạnh, lưu trữ được lượng thông tin lớn
3. Phân loại mạng máy tính
a) Phân loại dưới góc độ địa lí: gồm các loại mạng chính sau: LAN, WAN, GAN
- LAN (Local Area Network): Mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong khu vực có bán kính hẹp thường là trong một tòa nhà, công ty, trường học... 
- WAN (Wide Area Network): Mạng diện rộng kết nối các máy tính trong một quốc gia hay khu vực
- GAN (Global Area Network): Mạng toàn cầu Kết nối các WAN với nhau
b) Xét theo chức năng các máy tính trong mạng: gồm mạng ngang hàng và mạng khách chủ
* Mô hình mạng ngang hàng (Peer - to - Peer): trong mô hình tất cả các máy đều bình đẳng như nhau. Các máy đều có thể sử dụng tài nguyên của máy khác và ngược lại.
* Mô hình khách chủ (Client - Server)
Máy chủ là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khác bằng cách điều khiển việc phân bổ các tài nguyên. Máy khách là máy sử dụng các tài nguyên do máy chủ cung cấp.
V. Củng cố dặn dò (2’)
	- Kiến thức trọng tâm: Nắm được hai loại mạng: LAN và WAN, các mô hình mạng
	- HS về nhà chuẩn bị trước bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet
Ngày soạn:21/03/2016
	Tiết 59, 60
Bài 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết khái niệm và lợi ích mạng thông tin toàn cầu Internet.
Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet.
Biết khái niệm địa chỉ IP
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
	- Ham thích môn hoc
	- Thấy được lợi ích của Tin học trong thực tiễn đời sống
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV Tin 10 + Tài liệu + máy tính + máy chiếu Projecter.
2. Học sinh:
- SGK Tin 10 + vở ghi
III. Phương pháp:
	- Giảng giải + gợi mở, vấn đáp + trực quan + thảo luận
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức(1’)
	Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	Mạng máy tính là gì? Người ta dựa vào đâu để phân loại mạng máy tính?
3. Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
5’
20’
15’
GV: Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hầu như vô tận, giúp học tập, vui chơi, giải trí Internet đảm bảo phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người với con người. Vậy Internet là gì?
HS: lắng nghe, trả lời
GV: Em hãy kể tên những ứng dụng của Internet mà em biết?
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Internet có thuộc quyền sở hữu của riêng ai không?
HS: trả lời câu hỏi
GV: giải thích thêm
HS: ghi bài
GV: Nguồn gốc đầu tiên của Internet là hệ thống máy tính cuả Bộ Quốc Phòng Mỹ, gọi là mạng ARPANET (Advanced Research Projects Agency), một mạng thí nghiệm được thiết kế từ năm 1969 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác khoa học trong các công trình nghiên cứu quốc phòng.
GV: Internet ở Việt Nam trước năm 1997 đang ở giai đoạn thử nghiệm, chỉ có một số công ty lớn của nước ngoài có đường thuê bao riêng.
GV: Vậy làm thế nào để kết nối Internet?
Hai cách phổ biến kết nối máy tính với Internet là sử dụng modem qua đường điện thoại và sử dụng đường truyền riêng.
GV: Modem là danh từ rút gọn của modulator/demodulator (điều biến/giải điều biến).
Modem trong (Internal)
Modem ngoài (External)
GV: Một số nhà cung cấp dịch vụ: vnn1260, vnn1268, vnn1269
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: Người ta gọi cách kết nối này là Dial up (quay số)
1. Internet là gì?
Khái niệm: SGK trang 141
- mạng của các mạng
- Sử dụng bộ giao thức thống nhất TCP/IP
- Internet là mạng máy tính lớn nhất toàn cầu, nhiều người sử dụng nhất nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới.
- Với sự phát triển của công nghệ, Internet phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng.
2. Kết nối Internet bằng cách nào?
a. Sử dụng modem qua đường điện thoại
Để kết nối Internet sử dụng modem qua đường dây điện thoại:
Máy tính cần được cài đặt modem và kết nối qua đường điện thoại.
Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền sử dụng và mật khẩu.
Cách kết nối này có nhược điểm là tốc độ tối đa đường truyền dữ liệu không cao, chi phí đắt.
Tiết 60
TG
Hoạt động của GV – HS 
Nội dung
15’
29’
GV: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp các cách kết nối Internet.
GV: Cách kết nối này thường được các cơ quan, tổ chức, công ty, trường học,... sử dụng.
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: nếu gia đình em muốn kết nối Internet, em muốn kết nối theo phương thức nào?
HS: thảo luận trả lời.
GV: Hiện nay kết nối Internet sử dụng đường truyền ADSL đang phát triển mạnh do nó có giá thành rẻ và tốc độ truy cập cao.
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: Để các máy tính có thể trao đổi thông tin được với nhau, các máy tính trong Internet sử dụng bộ giao thức truyền thông thống nhất TCP/IP.
GV: Nội dung gói tin bao gồm các thành phần:
Địa chỉ gửi, địa chỉ nhận.
Dữ liệu, độ dài.
Thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin khác.
GV: Làm thế nào gói tin đến đúng máy của người nhận?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Tên miền có nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm.
Trong tên miền, trường cuối cùng bên phải thường là tên viết tắt của nước hay tổ chức quản lý: ví dụ Việt Nam là vn, Trung Quốc là cn
2. Kết nối Internet bằng cách nào?
a. Sử dụng modem qua đường điện thoại
b. Sử dụng đường truyền riêng (Leased line)
Để sử dụng đường truyền riêng:
Người dùng thuê đường truyền riêng.
Một máy chủ kết nối với đường truyền và chia sẻ cho các máy con.
Ưu điểm lớn nhất của cách kết nối này là có tốc độ cao.
c. Một số phương thức kết nối khác.
Sử dụng đường truyền ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) đường thuê bao bất đối xứng.
Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet qua đường truyền hình cáp.
Trong công nghệ không dây, Wi-Fi là một phương thức kết nối Internet thuận tiện.
3. Các mạng trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?
- Bộ giao thức TCP/IP gồm nhiều giao thức, trong đó có hai giao thức cơ bản: TCP và IP.
- TCP: Giao thức điều khiển truyền tin. Giao thức này có chức năng phân chia thông tin thành các gói nhỏ, phục hồi thông tin từ các gói tin nhận được và truyền lại các gói tin có lỗi.
- IP: Giao thức tương tác trong mạng, chịu trách nhiệm về địa chỉ và cho phép gói tin trên đường đến đích qua một số máy.
- Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều phải có một địa chỉ duy nhất và được gọi là địa chỉ IP. Để thuận tiện thì người ta biểu diễn địa chỉ IP dưới dạng ký hiệu người ta hay gọi là tên miền.
V. Củng cố, dặn dò:(1’)
	- HS nhắc lại các kết nối Internet sử dụng đường truyền riêng, ADSL.
	- Bộ giao thức TCP/IP
Ngày soạn: 28/03/2016
	Tiết 61:
Bài 22. MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Biết khái niệm trang Web, Website.
Biết chức năng trình duyệt Web.
Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử.
2. Kỹ năng
Sử dụng được trình duyệt Web.
Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Internet.
Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.
3. Thái độ - tư tưởng
 Ø Ham thích môn học, ý thức, trách nhiệm của bản thân khi truy cập Internet.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV Tin 10 + tài liệu + máy tính, máy chiếu Projecter + giáo án
2. Học sinh:
- : SGK Tn 10 + vở ghi
III. Phương pháp:
	- Giảng giải + gợi mở, vấn đáp + trực quan
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
	Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi: 
Hiện nay người ta sử dụng cách kết nối Internet nào là nhiều nhất? Tại sao?
3. Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của GV – HS 
Nội dung
4’
20’
15’
GV: Em hãy kể tên một số dịch vụ của Internet mà em đã sử dụng?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Trong những dịch vụ trên không thể không kể đến dịch vụ tìm kiếm thông tin và thư điện tử
GV: Các thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản.
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: Vậy em hiểu thế nào là trang web?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Hệ thống WWW được cấu thành từ các trang web và được xây dựng trên giao thức truyền tin đặc biệt gọi là giao thức truyền tin siêu văn bản HTTP (Hyper Text Transfer Protocol).
HS nghe giảng và ghi bài
GV: Mỗi website có thể có nhiều trang web nhưng luôn có một trang được gọi là trang chủ (Homepage).
GV: Em hiểu thế nào là Web tĩnh và Web động?
HS: trả lời câu hỏi
GV: Để truy cập đến trang web người dùng cần phải sử dụng một chương trình đặc biệt gọi là trình duyệt web.
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: Nhờ nó ta có thể chuyển từ trang web này sang trang web khác một cách dễ dàng.
Để truy cập đến trang web nào ta phải biết địa chỉ của trang web đó, gõ địa chỉ vào dòng địa chỉ (Address), nó sẽ hiện thị nội dung trang web nếu tìm thấy.
HS: lắng nghe, ghi chép
GV: Một nhu cầu phổ biến của người dùng là: làm thế nào để truy cập được các trang web chứa nội dung liên quan đến vấn đề mình quan tâm?
HS: nghe giảng và ghi bài.
GV: Để sử dụng máy tìm kiếm, gõ địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ và nhấn Enter.
GV: Em hay tìm kiếm thông tin bằng cách nào?
HS: suy nghĩ trả lời
1. Tổ chức và truy cập thông tin
a. Tổ chức thông tin
- Siêu văn bản là văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) tích hợp nhiều phương tiện khác như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và liên kết với các văn bản khác.
- Trang web là một siêu văn bản đã được gán địa chỉ truy cập.
- Để tìm kiếm các trang web nói riêng, các tài nguyên trên Internet nói chung và đảm bảo việc truy cập đến chúng, người ta sử dụng hệ thống WWW (World Wide Web).
- Trang web đặt trên máy chủ tạo thành website thường là tập hợp các trang web chứa thông tin liên quan đến một đối tượng, tổ chức
Trang chủ: trang web chứa các liên kết trực tiếp hay gián tiếp đến tất cả các trang còn lại.
Địa chỉ trang chủ là địa chỉ của website.
Có 2 loại trang web: web tĩnh và web động. 
b. Truy cập trang web
Trình duyệt web là chương trình giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: duyệt các trang web, tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của Internet. 
Có nhiều trình duyệt web khác nhau: Internet Explorer, Netcape Navigator, FireFox,
Để truy cập đến trang web nào ta phải biết địa chỉ của trang web đó, gõ địa chỉ vào dòng địa chỉ (Address), nó sẽ hiện thị nội dung trang web nếu tìm thấy.
Các trình duyệt web có khả năng tương tác với nhiều loại máy chủ.
2. Tìm kiếm thông tin trên Internet
Có 2 cách thường được sử dụng:
- Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ, thông tin được các nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang web.
- Tìm kiếm nhờ trên các máy tìm kiếm (Search Engine). Máy tìm kiếm cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng.
Một số trang website cung cấp máy tìm kiếm: 
www.Yahoo.com
www.Google.com.vn
www.msn.com
 www.vinaseek.com
Tiết 62. 
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
24’
20’
GV: Một trong những dịch vụ không kém phần quan trọng của Internet là thư điện tử (E - mail: Electronic mail)
GV: Vậy làm thế nào để có thể gửi và nhận thư điện tử?
HS trả lời câu hỏi
GV: Sử dụng dịch vụ này ngoài nội dung thư có thể truyền kèm tệp (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video), ta có thể gửi đồng thời cho nhiều người cùng lúc, hầu như mọi người đều nhận được đồng thời.
HS: lắng nghe, ghi chép
GV: Ngoài việc khai thác dịch vụ trên Internet, người dùng cần phải biết bảo vệ mình trước nguy cơ trên Internet như tin tặc, virus, thư điện tử quảng cáo, Vấn đề bảo mật thông tin rất quan trọng trong thời đại Internet.
GV: Nếu không được cấp quyền hoặc gõ không đúng mật khẩu thì sẽ không thể truy cập được nội dung của website đó.
HS: nghe giảng và ghi bài
GV: Em đã sử dụng chương trình nào khi đăng nhập phải sử dụng tên truy cập và mật khẩu chưa?
HS: trả lời
GV: Người ta sử dụng nhiều thuật toán để mã hóa như thuật toán RSA, chữ ký số, chứng chỉ số,...
GV: Khi truy cập Internet không nên kích vào những đường link lạ, lời mời không rõ người gửi,... vì đó là nơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus hàng đầu.
HS: lắng nghe, ghi chép
GV: em biết những phần mềm diệt vi rút?
HS: trả lời
3. Thư điện tử
- Thư điện tử (Electronic Mail hay E-mail) là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.
- Người dùng muốn sử dụng, phải đăng ký hộp thư điện tử. Mỗi địa chỉ thư là duy nhất.
Địa chỉ thư:
@
VD: lacthuy@yahoo.com
Một

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_10_hk2_chuan.doc
Giáo án liên quan