Giáo án Tin học 9 - Tiết 51 đến 58 - Năm học 2015-2016 - Đinh Thị Giang
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ưu điểm của đa phương tiện.
* Ngày nay xã hội phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ, để mọi người hiểu kĩ hơn về một số vấn đề nào đó, con người đã tạo ra các phần mềm thông qua máy tính để con người tự tạo ra được các sản phẩm đa phương tiện phục vụ cho mục đích chính của mình.
Hoạt động giáo viên và học sinh
?Hãy cho biết có những dạng thông tin nào?
* HS: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, các liên kết,
* GV: Đó chính là các thành phần của đa phương tiện.
?Văn bản được thể hiện như thế nào?
* HS: Dạng văn bản gồm các kí tự được thể hiện ở nhiều dáng vẻ khác nhau như: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ
* GV: Cho HS quan sát nhiều dạng kí tự khác nhau – HS quan sát
?Âm thanh được thể hiện ở những dạng nào?
* HS: Qua tai ta nghe được âm thanh.
?Ta có thể ghi lại âm thanh bằng cách nào?
* HS: Qua Micro, thiết bị ghi âm và phần mềm ta có thể ghi được âm thanh và lưu thành tệp dưới nhiều dạng khác nhau như: MP3, MP4, Wma, Mid,
?Thế nào là ảnh tĩnh?
* HS: Ảnh tĩnh là ảnh được chụp, vẽ côc định
?Cho ví dụ về ảnh tĩnh?
* HS: Ảnh chụp lớp học, ảnh vẽ phong cảnh làng quê
* GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh tĩnh.
* HS: Quan sát
* GV: Các em đã hiểu ảnh tĩnh là ảnh như thế nào rồi. Trong thực tế không chỉ có ảnh tĩnh ta còn có ảnh động.
?Vậy thế nào là ảnh động? cho ví dụ. – HS trả lời
?Ảnh động thường được dùng vào việc gì?
* HS: Trong quảng cáo, thương mại và giáo dục
?Có thể tạo được ảnh động không?
* HS: Ta có thể tạo được ảnh động thông qua nhiều ảnh tĩnh bằng cách ghép các ảnh tĩnh lại với nhau và có thời gian chuyển động nhờ phần mềm.
Trên trang web có những thành phần gì?
* HS: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim và các liên kết.
?Phim là thành phần như thế nào? – HS trả lời
* GV: Cho HS quan sát một đoạn phim có nhiều dạng thông tịn như chữ viết, lời bình, hình ảnh, âm thanh nền, . – HS quan sát
?Vậy ứng dụng đa phương tiện vào thực tế như thế nào?
Ngày soạn: 6/3/2016 Ngày giảng: 8/3/2016 Tiết 51: ÔN TẬP A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học từ bài 11 và bài 12, thông qua việc giải các bài tập ở SGK và sách bài tập. B. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề. C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK tin 9, giáo án tin 9, một máy tính để giới thiệu. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * BÀI CŨ: 1) Sử dụng mẫu bài trình chiếu, sử dụng mẫu bố trí gồm hai hình ảnh và tạo bài trình chiếu 2) Tạo hiệu ứng động cho hai đối tượng, tạo hiệu ứng chuyển trang. * BÀI MỚI: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Nêu mục đích của việc chèn hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim vào trang chiếu? 2. Nêu các bước chèn hình ảnh vào trang chiếu? 3. Nêu ưu điểm khi làm việc với bài trình chiếu ở chế độ hiển thị sắp xếp. 4. Nêu cách thay đổi thứ tự của hình ảnh. 5. Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là gì? 6. Có mấy loại hiệu ứng động? 7. Nêu lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động. 8. Áp dụng các hiệu ứng động có sẵn bằng lệnh nào? 1. Mục đích của việc chèn hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim vào trang chiếu là để minh hoạ hoặc giải thích nội dung trang chiếu. 2. Các bước chèn hình ảnh vào trang chiếu. C1) Sử dụng mẫu bố trí. B1: Format → Slide Layout B2: Chọn mẫu có hình ảnh B3: Nháy chọn nút lệnh Insert Picture trong khung ảnh → chọn ảnh → OK. C2) Sử dụng bảng chọn B1: Insert → Picture → chọn From File → chọn đường dẫn đến tệp ảnh B2: Chọn ảnh → Insert 3. Ưu điểm: - Nhìn được tổng thể cách sắp xếp trang chiếu. - Dễ dàng thay đổi vị trí trang chiếu. - Dễ dàng sao chép. 4. Cách thay đổi thứ tự của hình ảnh. B1: Nháy phải chuột tại hình ảnh cần thay đổi → chọn Order B2: Lựa chọn: - Bring to Front: đưa ảnh lên trên - Send to Back: đưa ảnh xuống dưới 5. Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là làm thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu hay các đối tượng trên trang chiếu. 6. Có hai loại hiệu ứng động đó là: - Hiệu ứng chuyển trang chiếu - Hiệu ứng động cho các đối tượng. 7. Lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động trong bài trình chiếu lá làm thui hút sự chú ý của người nghe hoặc để nhấn mạnh điểm quan trọng giúp việc trình chiếu thêm hấp dẫn sinh động, dễ hiếu. 8. Áp dụng các hiệu ứng động có sẵn bằng lệnh Slide Show → Animation Schemes → chọn kiếu ở khung Apply to Selected Slide E. DẶN DÒ: - Về ôn tập lại lí thuyết đã học và giải các bài tập, câu hỏi còn lại ở SGK của bài 9 đến 12 để tiết sau kiểm tra một tiết. ----------------------- Ngày soạn: 6/3/2016 Ngày giảng: 8/3/2016 Tiết 52: KIỂM TRA MỘT TIẾT – LÝ THUYẾT A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra - Học sinh làm bài nghiêm túc. B. PHƯƠNG PHÁP: - Làm bài trực tiếp trên giấy C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Photo đề cho từng học sinh D. ĐỀ BÀI: Câu 1: Em hãy nêu các cách để chèn hình ảnh vào trang chiếu? Câu 2: Thứ tự xuất hiện trong mỗi Slide khi chưa chỉnh sửa như thế nào? Làm thế nào để thay đổi thứ tự xuất hiện của từng đối tượng trong slide? Câu 3: Khi chèn một đối tượng hình ảnh vào trang chiếu thì hình ảnh đó có hiệu ứng không? Nếu không thì làm thế nào cho nó có hiệu ứng? Câu 4: Khi tạo hiệu ứng động cho bài trình chiếu cần chú ý những điều gì? E. KẾT THÚC: - GV cho học sinh nộp bài ở đầu bàn và mỗi bàn cử 1 học sinh lên nộp cho giáo viên. Ngày soạn: 13/3/2016 Ngày giảng: 15/3/2016 Chương IV: ĐA PHƯƠNG TIỆN Tiết 53,54 – Bài 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện. - Biết một số ví dụ về đa phương tiện. Từ đó HS có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. B. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi – đáp, quan sát trực quan, hoạt động nhóm, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề. C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK tin 9, giáo án tin 9, một máy tính để giới thiệu, một số hình ảnh minh hoạ, một bài mẫu đa phương tiện có đầy đủ các thành phần trên sản phẩm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * BÀI CŨ: 1) Tạo hiệu ứng chuyển trang cho một bài trình chiếu. 2) Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng (hiệu ứng có sẵn)? * BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu. * GV: Hiện nay các em biết nhiều sản phẩm được tạo ra từ máy tính và phần mềm máy tính. Ví dụ: Các giáo án được trình chiếu trên Power Point, Violet, ảnh động, ?Hãy cho biết có những thành phần nào trên trang chiếu? * HS: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, bảng, biểu đồ, * GV: Đó chính là sản phẩm đa phương tiện. Vậy đa phương tiện là gì? để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thế nào là đa phương tiện. Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung * GV: Hàng ngày các em được tiếp nhận và xử lý nhiều dạng thông tin. * Hoạt động nhóm: ?Tìm một số ví dụ về các dạng thông tin mà em gặp. * Đại diện nhóm trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý * GV: - VDụ 1: Khi xem phim tài liệu vừa có lời bình vừa có hình ảnh minh hoạ, nhạc nền. - VDụ 2: GV dạy môn hoá chiếu đoạn phim thí nghiệm, vừa thí nghiệm vừa có lời bình. - VDụ 3: Xem ca sĩ hát có vũ đạo phụ hoạ ta vừa được cảm thụ âm nhạc vừa được xem vũ đạo phụ hoạ, Đó chính là các sản phẩm đa phương tiện. ?Vậy sản phẩm đa phương tiện là gì? – HS trả lời ?Tìm hiểu một số ví dụ về sản phẩm đa phương tiện? * HS: Trả lời 1. Đa phương tiện là gì? - Đa phương tiện là sự kết hợp thông tin nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được thể hiện một cách đồng thời - Sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo ra bằng máy tính và phần mềm máy tính. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu một số ví dụ về đa phương tiện. * GV: - VD1: SGK vừa có văn bản, vừa có hình ảnh minh hoạ. - VD2: Trang web với nhiều dạng thông tin như: chữ viết, hình ảnh, bản đồ, âm thanh, các đoạn phim, các liên kết, ảnh động, - VD3: Bài giảng bằng giáo án điện tử Giáo án điện tử Trang web ?Vậy ưu điểm của đa phương tiện là gì? – HS trả lời 2. Một số ví dụ về đa phương tiện: - VDụ 1: Trang web. Có nhiều dạng thông tin như: chữ viết, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, bản đồ, - VDụ 2: Bài giảng bằng giáo án điện tử. - Vdu 3: Phần mềm trò chơi. - Vdu 4: Các đoạn phim quảng cáo. - Vdu 5: Phim hoạt hình. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ưu điểm của đa phương tiện. * Ngày nay xã hội phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ, để mọi người hiểu kĩ hơn về một số vấn đề nào đó, con người đã tạo ra các phần mềm thông qua máy tính để con người tự tạo ra được các sản phẩm đa phương tiện phục vụ cho mục đích chính của mình. 3. Ưu điểm của đa phương tiện: - Đa phương tiện giúp hiểu thông tin một cách đầu đủ và nhanh hơn, đồng thời thu hút sự chú ý hơn. - Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy học Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung ?Hãy cho biết có những dạng thông tin nào? * HS: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, các liên kết, * GV: Đó chính là các thành phần của đa phương tiện. ?Văn bản được thể hiện như thế nào? * HS: Dạng văn bản gồm các kí tự được thể hiện ở nhiều dáng vẻ khác nhau như: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ * GV: Cho HS quan sát nhiều dạng kí tự khác nhau – HS quan sát ?Âm thanh được thể hiện ở những dạng nào? * HS: Qua tai ta nghe được âm thanh. ?Ta có thể ghi lại âm thanh bằng cách nào? * HS: Qua Micro, thiết bị ghi âm và phần mềm ta có thể ghi được âm thanh và lưu thành tệp dưới nhiều dạng khác nhau như: MP3, MP4, Wma, Mid, ?Thế nào là ảnh tĩnh? * HS: Ảnh tĩnh là ảnh được chụp, vẽ côc định ?Cho ví dụ về ảnh tĩnh? * HS: Ảnh chụp lớp học, ảnh vẽ phong cảnh làng quê * GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh tĩnh. * HS: Quan sát * GV: Các em đã hiểu ảnh tĩnh là ảnh như thế nào rồi. Trong thực tế không chỉ có ảnh tĩnh ta còn có ảnh động. ?Vậy thế nào là ảnh động? cho ví dụ. – HS trả lời ?Ảnh động thường được dùng vào việc gì? * HS: Trong quảng cáo, thương mại và giáo dục ?Có thể tạo được ảnh động không? * HS: Ta có thể tạo được ảnh động thông qua nhiều ảnh tĩnh bằng cách ghép các ảnh tĩnh lại với nhau và có thời gian chuyển động nhờ phần mềm. Trên trang web có những thành phần gì? * HS: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim và các liên kết. ?Phim là thành phần như thế nào? – HS trả lời * GV: Cho HS quan sát một đoạn phim có nhiều dạng thông tịn như chữ viết, lời bình, hình ảnh, âm thanh nền, . – HS quan sát ?Vậy ứng dụng đa phương tiện vào thực tế như thế nào? 4. Các thành phần của đa phương tiện: - Văn bản: Là dạng thông tin cơ bản quan trọng nhất. - Âm thanh: Là thành phàn rất điển hình của đa phương tiện. - Ảnh tĩnh: Là tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó. - Ảnh động: Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh được ghép lại trong những khoảng thời gian ngắn. - Phim: Là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và được coi là dạng tổng hợp tất cả các dạng thông tin. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu những ứng dụng của đa phương tiện * Hầu như ngày nay mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều liên quan và sử dụng đa phương tiện * Hoạt động nhóm: Tìm những ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống? * Đại diện nhóm trình bày → cảe lớp nhận xét 5. Ứng dụng của đa phương tiện: Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: - Trong nhà trường: Giúp tự học, Giúp GV trong bài giảng. - Trong y khoa: Máy chụp và đo cắt lớp, mổ nội soi, siêu âm, - Trong khoa học: Dùng đa phương tiện mô phỏng trái đất, học địa lí, học toán học, học vật lí, - Trong thương mại: Dùng quảng cáo - Trong quán lí xã hội: Quản lí bản đồ, đường đi trong thành phố, bản đồ vệ tinh dùng trong an ninh quốc phòng. - Trong nghệ thuật: Sản xuất phim hoạt hình. - Trong công nghiệp giải trí: Game, E. CỦNG CỐ: - Cần nắm vững các thành phần của đa phương tiện là: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim. - Nắm vững các ứng dụng của đa phương tiện. F. DẶN DÒ: - Về nhà học thuộc bài cũ - Chuẩn bị bài mới. Xem trước bài 14 “Làm quen với phần mềm tạo ảnh động” Phần 1, 2 và 3SGK trang 138,139, 140 để tiết sau học. Ngày soạn: 20/3/2016 Ngày giảng: 22/3/2016 Tiết 55, 56 – Bài 14: LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG (t1) A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động. - Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton movie gif và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động. B. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề. C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK tin 9, một máy tính để giới thiệu, một số hình ảnh tĩnh, hình ảnh động. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * BÀI CŨ: 1) Đa phương tiện là gì? Hãy nêu một số ví dụ về đa phương tiện. 2) Nêu một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện? * BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu. Các em đa được học tạo bài trình chiếu Power Point, có thể chèn ảnh tĩnh, ảnh động vào trang chiếu. Vậy làm thế nào để có được ảnh động? Ví dụ: Để có được một bông hồng đang nở ta phải đợi quay bông hồng từ từ nở sao? Hay một chiếc đồng hồ đang chạy, Để có được các tệp ảnh như: đèn tín hiệu giao thông, đồng hồ đang chạy, hoa nở, . Con người đã tạo ra phần mềm hỗ trợ công việc này. Có rất nhiều phần mềm dùng để tạo ảnh động trong đó có phần mềm Beneton Movie gif. Vậy sử dụng phần mềm này như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nguyên tắc tạo ảnh động. Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung * Ảnh động chính là sự thể hiện liên tiếp của ảnh tĩnh ở nhiều góc độ khác nhau trong một thời gian ngắn. ?Hãy cho biết nguyên tắc tạo ảnh động? * HS: Trả lời * Hãy cho biết chức năng của phần mềm tạo ảnh động? – HS trả lời * GV: Hiện nay có rất nhiều phần mềm tạo ảnh động, nhưng phần mềm được lựa chọn để HS lớp 9 học là phần mềm Beneton Movie gif. Vậy sử dụng phần mềm này ra sao? Để hiểu rõ vấn đề ta tìm hiểu mục 2 1. Nguyên tắc tạo ảnh động: * Nguyên tắc: Tạo ra các ảnh tĩnh rồi ghép chúng lại với nhau thành dãy và đặt thời gian xuất hiện liên tiếp của từng ảnh. * Ảnh động có thể gồm nhiều ảnh tĩnh xuất hiện trong một thời gian nhất định. * Chức năng của phần mềm: - Ghép các ảnh tĩnh thành một dãy, có thể thay đổi vị trí ảnh trong dãy. - THêm hoaqực bớt ảnh khỏi dãy. - Đặt thời gian xuất hiện cho mỗi ảnh. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie gif * GV: Beneton Movie gif là phần mềm miễm phí cho phép tạo các ảnh tĩnh thành các tệp ảnh động dạng .gif ?Để làm việc được với phần mềm đầu tiên ta phải làm gì? – HS khởi động phần mềm ?Nêu cách khởi động phần mềm mà em biết? * HS: Trả lời * Gọi một HS thao tác – HS thao tác ?Hãy cho biết các thành phần chính trên của sổ phần mềm? – HS trả lời * GV: Hướng dẫn và nêu rõ chức năng của một số nút lệnh – HS quan sát * Gọi một hS lên chỉ và nêu lại chức năng của các nút lệnh – HS lên máy nêu. * GV: Hướng dẫn HS cách tạo ảnh động – HS quan sát. * GV: Thao tác – HS quan sát * Gọi hai em thao tác – HS thao tác * Chú ý: Mục Delay 100 tương đương với 1 giây * GV: Ta còn có thể điều chỉnh khung hình 2. Tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie gif: a) Khởi động: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Chọn Yes → OK b) Các thành phần chính trên giao diện của phần mềm: - Thanh công cụ chứa các lệnh làm việc chính với tệp, khung hình. - Khung bên trái màn hình: hiển thị thông tin của khung hình. - Khung bên phải: lựa chọn kiểu hiệu ứng. - Khung Emply Preject: hiển thị dãy khung hình tĩnh. * Tìm hiểu chức năng của một số nút lệnh: - Add Blank Frame: Chèn một khung hình rỗng vào cuối dãy khung hình. - Add Frame From a file: Chèn các khung hình từ một tệp gif. - Insert blank Frame: Chèn thêm khung hình rỗng vào trước khung hình. - Add Frame From a batch of Image file: Chèn ảnh tĩnh. c) Cách tạo ảnh động: B1: Khởi động phần mềm B2: Add Frame From a file → chọn đường dẫn đến tệp ảnh → chọn ảnh → Open (nếu chọn từ ảnh 2 trở đi → chọn Stretch → OK) B3: Thiết đặt các tuỳ chọn cho ảnh B3.1: Nháy chọn khung hình B3.2: - Delay gõ thời gian chuyển động cho khung hình. - Loop: Nếu chọn ảnh sẽ chuyển động liên tục. B4: Lưu tệp nháy chọn nút lệnh (Save) → OK → chọn đường dẫn để lưu → gõ tên tệp vào khung File name chọn Save → OK HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu cách xem và điều chỉnh khung hình * GV: Hướng dẫn HS và thao tác mẫu * HS: Quan sát * Gọi hai HS thao tác – HS thao tác 3. Xem và điều chỉnh khung hình: - Delay: Thay đổi thời gian dừng của khung hình. - Play animation: Xem thử kết quả - Copy: Sao chép khung hình. - Cut: Di chuyển khung hình. - Paste: Dán - Delete: Xoá khung hình * Thay đổi chế độ hiển thị của khung hình. B1: Nháy phải tại khung hình B2: Lựa chọn - Set Transparent: Hiển thị không có khung nền (nên chọn) - Set non – Transparent: Hiển thị có khung nền - Change delay: Gõ thời gian dừng cho khung hình. E. CỦNG CỐ: - Cần nắm vững tạo ảnh động có nghĩa là ghép các ảnh tĩnh và cho thời gian dừng của từng ảnh. - Nắm vững cách tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movi gif. F. DẶN DÒ: - Về nhà tập tạo ảnh tĩnh như tạo đồng hồ mỗi các hiển thị theo kim phút. - Tập tạo ảnh động bằng nhiều ảnh tĩnh Ngày soạn: 27/3/2016 Ngày giảng: 29/3/2016 Tiết 57, 58 – Bài 14: LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG (tt) A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie gif và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động.. B. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi – đáp, quan sát trực quan, trao đổi cặp, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề. C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK tin 9, một máy tính để giới thiệu, một số hình ảnh tĩnh, hình ảnh động. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * BÀI CŨ: 1) Nêu nguyên tắc tạo ảnh động. 2) Tạo một ảnh động với 5 ảnh tĩnh? * BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các thao tác với khung hình. Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung * Gọi một HS thao tác – HS thao tác ?Hãy cho biết cách xoá đối tượng * HS: Trả lời * Gọi một em lên thao tác ?Nêu cách sao chép, di chuyển đối tượng? * HS trả lời * Gọi một HS thao tác – HS thao tác * GV: Thao tác mẫu – HS quan sát * Gọi 3 em thao tác lại – HS thao tác 4. Thao tác với khung hình: * Chọn khung hình: Nháy chuột vào khung hình cần chọn hoặc nháy nút → ← * Xoá khung hình: Chọn khung hình cần xoá → gõ phím Delete hoặc nút Delete * Sao chép: Chọn khung hình cần sao chép → nháy nút Copy → Nháy nut Paste * Di chuyển: Chọn khung hình cần di chuyển → nháy nút Cut → Nháy nut Paste. * Chỉnh sửa khung hình trực tiếp: B1: Nháy chọn khung hình cần chỉnh sửa B2: Nháy nút lệnh Edit Frame B3: Chỉnh sửa. - : Chọn lại hình khác - : Lưu chỉnh sửa - √ Close and save: Chấp nhận và thôi chỉnh sửa - X Close and Cancel: Huỷ chỉnh sửa - Flood Fill và Airbrush: đổ màu - Change color: Chọn màu - Go to Frame: Chuyển đến khung hình khác HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách tạo hiệu ứng động * GV: Ngoài việc cho phép tạo, chỉnh sửa khung hình, phần mềm còn cho phép tạo các hiệu ứng động * GV: Thao tác mẫu – HS quan sát * Gọi hai em thao tác lại – HS thao tác 5. Tạo hiệu ứng động: * Hiệu ứng chuẩn (Normal Effects): Chọn kiểu hiệu ứng ở trong khung * Hiệu ứng động (Animated Effects): Chọn kiểu hiệu ứng ở trong khung * HOẠT ĐỘNG 3: Câu hỏi và bài tập. Bài 1 SGK trang 144: Sự giống, khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động * Giống nhau: Đều là các tệp ảnh * Khác nhau: - Ảnh tĩnh chỉ chứa một khung hình - Ảnh động chứa nhiều khung hình và được thể hiện liên tiếp các khung hình trên màn hình theo thời gian nhất định. Bài 3 SGK trang 144: Tác dụng khác nhau của hai nút lệnh. - Add Frame (s): Bổ sung khung hình vào cuối dãy khung hình. - Insert Frame (s): Chèn khung hình vào trước khung hình hiện thời. E. CỦNG CỐ: - Về học thuộc cách chỉnh sửa khung hình - Cách tạo hiệu ứng động F. DẶN DÒ: - Về nhà làm các bài tập còn lại ở SGK trang 144 và 145 - Chuẩn bị các hình vẽ đồng hồ tĩnh để tiết sau thực hành tạo đồng hồ động (đồng hồ đang chạy)
File đính kèm:
- Bai_thuc_hanh_10_Thuc_hanh_tong_hop.doc