Giáo án Tin học 9 - Tiết 39, Bài 10: Màu sắc trên trang chiếu - Trần Văn Hải

+ HS: Đọc SGK/91 – 92.

+ HS: Được nhập vào khung văn bản.

+ HS: Chúng ta có thể định dạng bằng thanh công cụ.

+ HS: Một số khả năng:

- Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.

- Căn lề.

- Tạo các danh sách dạng liệt kê.

+ HS: Ta chọn phần văn bản cần định dạng bằng thao tác kéo thả chuột, sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.

+ HS: Chọn phông chữ, cỡ chữ, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, chữ có vệt bóng, chọn màu chữ.

+ HS: Chọn màu chữ phù hợp với màu nền, cỡ chữ đủ lớn để có thể nhìn được,.

+ HS: Rèn luyện thao tác theo các nội dung đã học.

+ HS: Thực hiện theo hướng dẫn.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe  ghi nhớ kiến thức.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 9 - Tiết 39, Bài 10: Màu sắc trên trang chiếu - Trần Văn Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2016
Ngày day: 12/01/2016
Tuần 20
Tiết: 39 
BÀI 10: MÀU SẮC TRÊN TRANG CHIẾU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết vai trò của màu nền trang chiếu và cách tạo màu nền cho các trang chiếu.
- Biết một số khả năng định dạng văn bản trên trang chiếu.
2. Kĩ năng: Thực hiện định dạng văn bản trên trang chiếu.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
9A2:
9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Câu 1: Nhập nội dung sau đây vào trang chiếu và trình chiếu bài vừa thực hiện?
	Trang 1: Đam Rông
	Trang 2: Nội dung
	+ Trường THCS Đạ Long
	+ Họ và tên
	+ Lớp	
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (17’) Màu nền trang chiếu.
+ GV: Đưa ra hai bài có màu sắc và không có màu sắc cho HS quan sát, nhận xét.
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK/90 – 91 và trả lời các câu hỏi sau.
+ GV: Tại sao cần có màu sắc cho trang chiếu?
+ GV: Màu sắc trên trang chiếu chủ yếu gồm màu nào?
+ GV: Đưa ra các trang chiếu với các màu nền khác nhau cho HS quan sát và nhận xét.
+ GV: Chúng ta nên chọn màu nên như thế nào?
+ GV: Thao tác mẫu cách tạo màu nền cho một trang chiếu.
+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện thao tác.
+ GV: Yêu cầu HS rút ra các bước thực hiện tạo màu nền.
+ GV: Cho HS tự rèn luyện theo cá nhân về tạo màu nền.
+ GV: Gọi một số em lên củng cố thao tác thực hiện. 
+ GV: Lưu ý: Nếu nháy nút Apply to All, màu nên sẽ được áp dụng cho toàn bộ bài chiếu.
+ GV: Đưa ra nội dung của 2 bài trình chiếu, một bài sử dụng chung một màu nền và một bài sử dụng nhiều màu nền yêu cầu HS nhận xét.
+ GV: Nhận xét chuyển ý.
+ HS: Bài trình chiếu có màu nền đẹp hơn, sinh động hơn.
+ HS: Đọc và nghiên cứu SGK/90 – 91.
+ HS: Màu sắc làm cho bài trình chiếu thêm sinh động và hấp dẫn.
+ HS: Gồm màu nền trang chiếu và màu chữ.
+ HS: Nhận biết được việc sử dụng màu nền phải phù hợp với các nội dung.
+ HS: Nên chọn màu phù hợp với nội dung của bài trình chiếu.
+ HS: Quan sát các bước thực hiện à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Lên bảng thực hiện lại các thao tác GV làm mẫu.
+ HS: Ta thực hiện:
1. Chọn trang chiếu trong ngăn bên trái (ngăn Slide).
2. Chọn Format à Background.
3. Nháy mũi tên và chọn màu.
4. Nháy Apply trên hộp thoại.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, ghi nhớ phần lưu ý.
+ HS: Để có một bài trình chiếu nhất quán, ta chỉ nên đặt một màu nền cho toàn bộ bài trình chiếu.
+ HS: Tập trung lắng nghe.
1. Màu nền trang chiếu.
- Để tạo màu nền trang chiếu ta thực hiện:
1. Chọn trang chiếu trong ngăn bên trái (ngăn Slide).
2. Chọn Format à Background.
3. Nháy mũi tên và chọn màu thích hợp.
4. Nháy Apply trên hộp thoại.
Hoạt động 2: (18’) Định dạng nội dung văn bản.
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK/90. 
+ GV: Nội dung văn bản trên trang chiếu được nhập vào đâu.
+ GV: Chúng ta có thể định dạng các nội dung văn bản hay không.
+ GV: Có những khả năng định dạng văn bản nào?
+ GV: Liên hệ với kiến thức Tin học 6 để các em thực hiện.
+ GV: Để thực hiện định dạng ta thực hiện như thế nào?
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nút lệnh trên thanh công cụ.
+ GV: Các em cần lưu ý điều gì khi quan sát bài trình chiếu sau đây.
+ GV: Cho HS thực hiện các nội dung đã học trên.
+ GV: Quan sát sửa sai cho các em.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung bài, hướng dẫn các em có nội dung cần lưu ý trong bài.
+ HS: Đọc SGK/91 – 92.
+ HS: Được nhập vào khung văn bản.
+ HS: Chúng ta có thể định dạng bằng thanh công cụ.
+ HS: Một số khả năng:
- Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
- Căn lề.
- Tạo các danh sách dạng liệt kê.
+ HS: Ta chọn phần văn bản cần định dạng bằng thao tác kéo thả chuột, sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
+ HS: Chọn phông chữ, cỡ chữ, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, chữ có vệt bóng, chọn màu chữ.
+ HS: Chọn màu chữ phù hợp với màu nền, cỡ chữ đủ lớn để có thể nhìn được,...
+ HS: Rèn luyện thao tác theo các nội dung đã học.
+ HS: Thực hiện theo hướng dẫn.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
2. Định dạng nội dung văn bản.
+ Nội dung văn bản được nhập vào khung văn bản.
+ Một số khả năng định dạng văn bản:
- Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
- Căn lề.
- Tạo các danh sách dạng liệt kê.
+ Để thực hiện định dạng ta chọn phần văn bản cần định dạng bằng thao tác kéo thả chuột, sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Lưu ý: Cách định dạng văn bản trong PowerPoint tương tự như Word.
4. Củng cố: (3’)
- Củng cố các thao tác tạo màu nền cho trang chiếu.
5. Dặn dò: (1’)
 	- Học bài và xem nội dung phần tiếp theo của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan_20_tiet_39.doc