Giáo án Tin học 9 - Tiết 29, Bài 9: Bài trình chiếu - Trần Văn Hải

+ GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 82.

+ GV: Minh họa các trang chiếu được đánh số từ 1, 2, 3, 4. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi.

+ GV: Bài trình chiếu được tạo ra nhờ cái gì?

+ GV: Phần mềm trình chiếu tạo ra bài trình chiếu gồm những gì?

+ GV: Cho HS quan sát các trang chiếu và cho nhận xét về các trang chiếu được thể hiện.

+ GV: Lấy ví dụng các hình ảnh trình chiếu bằng ảnh trên giấy yêu cầu HS nhận xét có thể chèn thêm hình ảnh vào hay không.

+ GV: Thao tác chèn thêm trang chiếu vào bài trình chiếu cho HS quan sát và rút ra nhận xét.

+ GV: Yêu cầu HS so sánh với việc thể hiện bài trình chiếu trên giấy.

+ GV: Em có thể thêm trang chiếu vào bất kì vị trí nào trước hoặc sau một trang chiếu hiện có không?

+ GV: Lúc đó thứ tự của các trang chiếu sẽ bị thay đổi như thế nào?

+ GV: Công việc nào là quan trọng nhất khi tạo bài trình chiếu?

+ GV: Vậy nội dung trên các trang chiếu có thể là gì?

+ GV: Những nội dung trên ta gọi ngắn gọn là gì?

+ GV: Nhận xét và sửa các câu trả lời của HS đưa ra.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 9 - Tiết 29, Bài 9: Bài trình chiếu - Trần Văn Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/12/2015
Ngày dạy: 29/12/2015
Tuần: 15
Tiết: 29
BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần có thể có của một trang chiếu.
- Biết được các mẫu nội dung trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu, cũng như tác dụng của nó.
2. Kĩ năng: Nhận biết được các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu PowerPoint.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý chí vượt qua những khó khăn, tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
9A2:
9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Em hãy nêu hai chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu? 
Câu 2: Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu?	
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (17’) Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu.
+ GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 82.
+ GV: Minh họa các trang chiếu được đánh số từ 1, 2, 3, 4. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
+ GV: Bài trình chiếu được tạo ra nhờ cái gì?
+ GV: Phần mềm trình chiếu tạo ra bài trình chiếu gồm những gì?
+ GV: Cho HS quan sát các trang chiếu và cho nhận xét về các trang chiếu được thể hiện.
+ GV: Lấy ví dụng các hình ảnh trình chiếu bằng ảnh trên giấy yêu cầu HS nhận xét có thể chèn thêm hình ảnh vào hay không.
+ GV: Thao tác chèn thêm trang chiếu vào bài trình chiếu cho HS quan sát và rút ra nhận xét.
+ GV: Yêu cầu HS so sánh với việc thể hiện bài trình chiếu trên giấy.
+ GV: Em có thể thêm trang chiếu vào bất kì vị trí nào trước hoặc sau một trang chiếu hiện có không?
+ GV: Lúc đó thứ tự của các trang chiếu sẽ bị thay đổi như thế nào?
+ GV: Công việc nào là quan trọng nhất khi tạo bài trình chiếu?
+ GV: Vậy nội dung trên các trang chiếu có thể là gì?
+ GV: Những nội dung trên ta gọi ngắn gọn là gì?
+ GV: Nhận xét và sửa các câu trả lời của HS đưa ra.
+ HS: Đọc tìm hiểu thông tin trong SGK/82
+ HS: Tập trung quan sát, suy nghĩ chuẩn bị nội dung trả lời.
+ HS: Bài trình chiếu được tạo ra nhờ phần mềm trình chiếu. 
+ HS: Tập hợp các trang chiếu được lưu trong máy tính dưới dạng một tệp tin.
+ HS: Các trang chiếu được đánh số thứ tự 1, 2, 3, từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.
+ HS: Không thể thực hiện chèn thêm hình ảnh vào trong nội dung bài.
+ HS: Tập trung chú ý quan sát, tìm hiểu nội dung bài và rút ra ưu điểm của bài trình chiếu.
+ HS: Thực hiện trên giấy khó có thể thêm, bớt, xóa dễ dàng.
+ HS: Chúng ta có thể thêm trang chiếu mới vào bất kì vị trí nào, trước hoặc sau một trang chiếu hiện có.
+ HS: Khi đó các trang chiếu được tự động đánh lại số thứ tự từ trang đầu tiên.
+ HS: Tạo nội dung cho các trang chiếu.
+ HS: Văn bản, hình ảnh, biểu đồ minh họa, âm thanh, .
+ HS: Đó là các đối tượng.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.
1. Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu. 
- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp.
- Các trang chiếu được đánh số thứ tự 1, 2, 3 từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.
- Nội dung trên các trang chiếu có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim,
Hoạt động 2: (17’) Bố trí nội dung trên trang chiếu.
+ GV: Cho HS quan sát một cuốn sách và yêu cầu các em nhận xét về cấu trúc của cuốn sách.
+ GV: Như vậy nội dung trên trang chiếu bố trí tương tự cuốn sách.
+ GV: Theo em trang đầu tiên thường là trang gì?
+ GV: Tiêu đề thường cho ta biết điều gì?
+ GV: Những trang còn lại được gọi là trang gì?
+ GV: Cho học sinh quan sát hình các trang chiếu.
+ GV: Yêu cầu HS chỉ ra đâu là trang tiêu đề và đâu là trang nội dung trên hình.
+ GV: Để trình bày nội dung các trang chiếu phần mềm có hỗ trợ các mẫu có sẵn hay không.
+ GV: Giới thiệu cho các em về phần Layout.
+ GV: Đưa ra các ví dụ so sánh để các em nhìn thấy được cách bố trí.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Cấu trúc của cuốn sách được bố trí nội dung một cách hợp lí, hấp dẫn và dễ ghi nhớ.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe tìm hiểu nội dung kiến thức.
+ HS: Thường là trang tiêu đề.
+ HS: Cho biết chủ đề của bài trình chiếu đó.
+ HS: Thường là trang nội dung.
+ HS: Tập trung chú ý quan sát hình ảnh.
+ HS: Lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ HS: Phần mềm thường có sẵn các mẫu bố trí nội dung.
+ HS: Lắng nghe, quan sát tìm hiểu về mẫu bố trí.
+ HS: Quan sát các ví dụ của GV đưa ra nhận biết.
+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.
2. Bố trí nội dung trên trang chiếu.
- Trang đầu tiên của bài trình chiếu thường là trang tiêu đề giới thiệu nội dung tổng quát của bài, những trang còn lại là nhưng trang trình bày nội dung chi tiết.
- Mỗi trang chi tiết có thể bố trí nội dung khác nhau tuy nhiên thường có một ô văn bản làm tiêu đề trang .
- Các phần mềm thường có sẵn các mẫu bố trí trang chiếu (Layout).
- Có thể thay đổi mẫu áp dụng cho trang chiếu đã có nội dung một cách nhanh chóng mà không cần gõ lại nội dung.
4. Củng cố: (4’)
- Củng cố các nội dung trong bài học, làm nổi bật cách bố trí nội dung trên trang chiếu.
5. Dặn dò: (1’)
 	- Học bài, xem phần tiếp theo của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan_18_tiet_35_tiet_29.doc