Giáo án Tin học 9 - Tiết 23, Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu
GV : Bằng kiến thức đã học và liên hệ thực tế, hãy cho cô biết các tác dụng của máy tính?
GV: Các dạng thông tin cơ bản? Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng nào?
GV: Khi lưu trữ thông tin trong máy tính, em thường gặp những vấn đề gì?
GV: Giải thích các mức độ thông tin của cá nhân, tổ chức, quốc gia chính phủ. Và nêu một số tác hại của việc mất thông tin mang đến.
GV: Với qui mô lưu trữ lớn hơn, ví dụ như dữ liệu của một công ty, nhà trường, một tỉnh, một quốc gia nếu không được lưu trữ tốt thì như thế nào?
GV: Chốt lại nội dung
Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/2013 Ngày dạy: 06/11/2013 Sĩ số:A1:../36,A2:../33,A3:../32,A4:../27 Tiết: 23 CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC Bài 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính. - Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính như: Yếu tố công nghệ - vật lí; yếu tố bảo quản và sử dụng; virus máy tính. 2. Kĩ năng: Thực hiện được thao tác bảo quản và bảo vệ tốt dữ liệu. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính. B. PHƯƠNG PHÁP: Đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thảo luận. C. CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, SGK, máy chiếu, máy vi tính. - HS: Chuẩn bị bài mới, vở, bút, thước kẻ, SGK. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) - Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập. II. Kiểm tra bài cũ (không) III. Bài mới 1. Đặt vấn đề (2 phút) 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? (16 phút) GV : Bằng kiến thức đã học và liên hệ thực tế, hãy cho cô biết các tác dụng của máy tính? GV: Các dạng thông tin cơ bản? Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng nào? GV: Khi lưu trữ thông tin trong máy tính, em thường gặp những vấn đề gì? GV: Giải thích các mức độ thông tin của cá nhân, tổ chức, quốc gia chính phủ. Và nêu một số tác hại của việc mất thông tin mang đến. GV: Với qui mô lưu trữ lớn hơn, ví dụ như dữ liệu của một công ty, nhà trường, một tỉnh, một quốc gia nếu không được lưu trữ tốt thì như thế nào? GV: Chốt lại nội dung 1. Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? HS: Đọc thông tin sách giáo khoa, suy nghĩ, trả lời HS: Suy nghĩ, trả lời. - Máy tính là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho con người trong nhiều lĩnh vực. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Chú ý lắng nghe - Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa đến những hậu quả vô cùng to lớn. => Do đó bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết HS: Lắng nghe, ghi bài Hoạt động 2: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính (17 phút) GV: Có rất nhiều lí do khác nhau làm cho thông tin máy tính biến mất một cách không mong muốn. GV: Phần cứng máy tính gồm những gì? GV: Tuổi thọ của máy tính có ảnh hưởng gì đến tốc độ và khả năng lưu trữ của máy tính không? GV: Phần mềm máy tính chia ra làm mấy loại? GV: Khi sử dụng nhiều phần mềm thì có khả năng gì xảy ra? GV: Cần phải bảo quản máy tính như thế nào để tránh làm mất thông tin của máy? GV: Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì dẫn tới điều gì? GV: Giới thiệu sơ về lịch sử phát triển của virus, các tác hại. GV: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. GV: Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đó chúng ta phải làm như thế nào? GV : Chốt lại nội dung bài học 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính: a. Yếu tố công nghệ – vật lí HS : Suy nghĩ, trả lời HS : Suy nghĩ, trả lời + Phần cứng: Yếu tố ngẫu nhiên. Yếu tố tuổi thọ của linh kiện. HS: Suy nghĩ, trả lời + Phần mềm: Đôi khi bị treo máy, không tương tác được với phần mềm ... => Có thể làm mất mát thông tin. b. Yếu tố bảo quản và sử dụng : HS : Suy nghĩ, trả lời - Tránh nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, ánh nắng chiếu vào, sẽ làm giảm tuổi thọ của máy. HS : Suy nghĩ, trả lời - Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy. c. Virus máy tính. HS: Lắng nghe - Xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX, virus máy tính trở thành một trong những nguyên nhân gây mất thông tin với những hậu quả nghiêm trọng. - Chúng ta cần phải sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính. IV. Củng cố, nhận xét, dặn dò 1. Củng cố (7 phút) - GV củng cố lại nội dung tiết học. - Làm bài tập - Chơi trò chơi ô chữ với từ khóa là Virus, liên hệ giữ từ khóa và các từ hàng ngang, yêu cầu học sinh tìm hiểu các con đường lây lan của virus. 2. Nhận xét, dặn dò: (2 phút) - GV yêu cầu HS học bài và xem lại bài. - Trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở - Chuẩn bị trước các nội dung còn lại của bài. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bai_6_Bao_ve_thong_tin_may_tinh.doc