Giáo án Tin học 9 - Tiết 21 đến 23, Bài 6: Tin học và xã hội - Năm học 2015-2016 - Trần Trung Hiếu
- Tri thức còn gọi là kiến thức.
- Em cho biết mục đích học của em để làm gì?
- Vậy theo em, kiến thức (tri thức) có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội không?
- Vậy theo em, kinh tế tri thức là gì?
- GV chốt lại (thông qua ví dụ và hình ảnh minh họa cụ thể).
- Để kinh tế tri thức phát triển phải dựa vào yếu tố nào?
- Để phát triển tin học và máy tính thì cần xã hội tin học hóa. Vậy xã hội tin học hóa là gì?
- GV chốt lại (đưa ra ví dụ và hình ảnh minh họa cụ thể): Trong xã hội tin học hóa, tin học được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, nâng cao hiệu quả công việc, giảm nhẹ công việc chân tay, nặng nhọc, nguy hiểm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
- Ngoài những lợi ich của tin học và máy tính, theo em tin học và máy tính có những tác hại gì đối với con người (học sinh)?
* Lưu ý: Ngoài những lợi ích của tin học đem lại thì những tác hại của tin học và máy tính đối với con người cũng rất lớn (Nêu những tác hại thông qua các hình ảnh minh họa cụ thể).
Bài 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI Ngày soạn: /10/2015 Tiết theo PPCT: 21-22 Tuần: 11 1. Mục tiêu: 1.1/ Kiến thức: : - Biết được lợi ích của công nghệ thông tin. - Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. - Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.. 1.2/ Kĩ năng: Truy cập Internet để tìm hiểu các vấn đề về xã hội. 1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị: 2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, tranh ảnh liên quan, BGĐT (nếu có điều kiện). 2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi. 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại. - Kể một số lĩnh vực hoạt động đã và đang ứng dụng tin học? - Kể những hoạt động ứng dụng tin học và máy tính giúp con người thông tin và liên lạc với nhau? - GV nhận xét và chốt nội dung. - Từ những lợi ích mà em biết thì tin học có tác động như thế nào đối với xã hội? - Đúc kết lại các ý kiến và đưa nhận xét cuối cùng. - Lập danh sách học sinh, bảng điểm, quản lý trường học, sản xuất kinh doanh, xem và mua các sản phẩm qua mạng, tìm kiếm thông tin, tra cứu từ điển, - Con người gửi thư, gọi điện thoại thông qua bưu điện nhưng nhờ tin học mà chúng ta có thể gửi nhau những tấm hình, thư, thông báo, thư mời, một cách nhanh chóng trong vài phút. - Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức của con người và cách tổ chức, quản lý các hoạt động xã hội, các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội. 1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại: a) Lợi ích của ứng dụng tin học: - Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. - Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến. - Ứng dụng của tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. b) Tác động của tin học đối với xã hội: - Làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội. - Những thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại góp phần thay đổi phong cách sống của con người. Tóm lại: Ngày nay, tin học và máy tính đã thực sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Kể vài ví dụ ứng dụng tin học mà em biết trong lĩnh vực giáo dục, y tế - Kể vài ví dụ ứng dụng tin học mà em biết trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông ngiệp, dịch vụ, giải trí, - Những tác động của tin học đối với xã hội như thế nào? HS lần lượt trả lời. 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Xem trước nội dung còn lại - SGK. = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = == = = = = Tiết 2: 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu lợi ích của việc ứng dụng tin học vào cuộc sống? Cho ví dụ. - HS2: Tin học có những tác động gì đối với xã hội? Cho ví dụ. - Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm. - HS1: Trả lời - HS1: Trả lời 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa. - Tri thức còn gọi là kiến thức. - Em cho biết mục đích học của em để làm gì? - Vậy theo em, kiến thức (tri thức) có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội không? - Vậy theo em, kinh tế tri thức là gì? - GV chốt lại (thông qua ví dụ và hình ảnh minh họa cụ thể). - Để kinh tế tri thức phát triển phải dựa vào yếu tố nào? - Để phát triển tin học và máy tính thì cần xã hội tin học hóa. Vậy xã hội tin học hóa là gì? - GV chốt lại (đưa ra ví dụ và hình ảnh minh họa cụ thể): Trong xã hội tin học hóa, tin học được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, nâng cao hiệu quả công việc, giảm nhẹ công việc chân tay, nặng nhọc, nguy hiểm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. - Ngoài những lợi ich của tin học và máy tính, theo em tin học và máy tính có những tác hại gì đối với con người (học sinh)? * Lưu ý: Ngoài những lợi ích của tin học đem lại thì những tác hại của tin học và máy tính đối với con người cũng rất lớn (Nêu những tác hại thông qua các hình ảnh minh họa cụ thể). - Học để có kiến thức, có kiến thức có thể làm giàu cho bản thân và góp phần vào sự phát triển của xã hội. - Kiến thức (tri thức) có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội của đất nước. - HS trả lời theo ý hiểu. - Tin học và máy tính. - HS trả lời theo ý hiểu. - HS chú ý và ghi nhớ. - HS nêu các tác hại của tin học và máy tính đối với con người. 2.Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa a) Tin học và kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Trong đó tin học và máy tính đóng vai trò chủ đạo. b) Xã hội tin học hóa: Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của tin học và mạng máy tính. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Xã hội hóa tin học là gì? Tại sao nói xã hội hóa tin học là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức? - Em hãy nêu những mặt trái của tin học và máy tính. * Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của tin học và mạng máy tính. * Xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức vì: + Trong xã hội tin học hóa, thông tin và tri thức được nhân rộng một cách nhanh chóng và tiết kiệm; + Ứng dụng tin học giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc; + Giúp phục vụ sinh hoạt, giải trí hoạt động theo các chương trình điều khiên. - HS trả lời 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Xem trước nội dung còn lại - SGK. Bài 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI Ngày soạn: /10/2015 Tiết theo PPCT: 23 Tuần: 12 Tiết 3: 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: - HS1: Xã hội hóa tin học là gì? Tại sao nói xã hội hóa tin học là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức? - HS2: Kinh tế tri thức là gì? Nêu những mặt trái của tin học và máy tính. - HS1: Trả lời. - HS2: Trả lời. 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 2: Con người trong xã hội tin học hóa. - Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử. - Không gian điện tử là gì? - Hãy kể một tình huống mà em cho là đẹp trong ứng xử văn hóa giữa các thành viên tham gia diễn đàn? - Hãy kể một tình huống mà em cho là chưa đẹp trong ứng xử văn hóa giữa các thành viên tham gia diễn đàn? - Khi mà biên giới không còn là rào cản cho sự luân chuyển thông tin và tri thức thì việc tham gia vào internet mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì đối với thông tin trên mạng máy tính? - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Chịu trách nhiệm với thông tin mà mình trao đổi cũng như đưa vào mạng. Bảo vệ các thông tin và nguồn tài nguyên. 3. Con người trong xã hội tin học hóa - Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần: + Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. + Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet. + Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin). 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: 1. Tại sao nói xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức? Lợi ích mà nó mang lại là gì? 2. Trách nhiệm của mỗi người khi tham gia mạng internet là gì? 3. Em hãy nêu những mặt trái của tin học và máy tính. 1. Vì: Trong xã hội tin học hoá, thông tin và tri thức được nhân rộng một cách nhanh chống và tiết kiệm. Lợi ích mà nó mang lại là: Giải phóng lao động chân tay, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Trách nhiệm của mỗi người khi tham gia mạng internet là: + Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. + Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet. + Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin). 3. HS trả lời. 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Xem trước nội dung bài 8 - SGK.
File đính kèm:
- Tiet 21-22-23.doc