Giáo án Tin học 9 học kì 1

Tuần: BÀI 5: BẢO VỆ THÔNG TIN

MÁY TÍNH (TT) Ngày soạn:

Tiết : Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biêt được sự cần thiết phải bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính.

- Biết khái niệm virus máy tính, đặc điểm và tác hại của virus máy tính.

- Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được một số biện pháp cơ bản đề phòng tránh virus và quét virus trên máy tính.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Sgk, giáo án, tranh ảnh có liên quan, phân mềm, máy chiếu

2. Học sinh: - Sách, vở, bút, thước, học bài cũ, xem trước bài mới.

 

doc80 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 9 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn:
Tiết : 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biêt được sự cần thiết phải bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính. 
- Biết khái niệm virus máy tính, đặc điểm và tác hại của virus máy tính. 
- Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được một số biện pháp cơ bản đề phòng tránh virus và quét virus trên máy tính.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Sgk, giáo án, tranh ảnh có liên quan, phân mềm, máy chiếu
2. Học sinh: - Sách, vở, bút, thước, học bài cũ, xem trước bài mới.
III. QUI TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: - Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình học)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
- Ai đã từng bị mất tệp dữ liệu mình vừa làm được không? Có biết vì sao mất không? 
- Em hãy hình dung những thiệt hại khi ngân hàng bị mất thông tin hay rò rỉ thông tin khách hàng. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ thông tin máy tính và biết cách phòng trừ virus máy tính. 
Virus máy tính là gì? Có giống virus gây bệnh thông thường không? Chúng ta sẽ vào bài học hôm nay để tìm hiểu kĩ hơn.
* Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về virus.
Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi GV đưa ra
- Virus máy tính là gì? Nêu đặc điểm của virus máy tính?
- Virus máy tính lây lan như thế nào? 
- Hãy lấy ví dụ về vật mang virus. 
- Nêu các ví dụ về hiện tượng có thể xảy ra khi máy tính bị nhiễm virus? 
- Tham khảo SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Virus máy tính là chương trình máy tính, chỉ có thể lây lan trên máy tính mà không lây trên người.
- Virus máy tính có khả năng tự nhân bản, tự lây lan 
- Thông qua vật mang virus: Các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm..) 
- Máy tính chạy chậm hoặc bị treo hay tự khởi động lại, không tương tác được với phần mề, máy tính không khởi động được và có thông báo lỗi...
3.Virus máy tính và cách phòng tránh  
a.Khái niệm:
Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. 
Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, ..).
Hoaït ñoäng 2: Tác hại của virus máy tính.
- Hãy nêu các tác hại khi một máy tính bị nhiễm viru?
- Hãy giải thích tại sao nói khi một máy tính bị nhiễm virus nó tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống? 
- Hãy giải thíc câu nói “Virus phá hủy dữ liệu” 
Gv: Tại sao nói virus có thể đánh cắp dữ liệu? 
- Hãy lấy ví dụ về virus mã hóa dữ liệu tống tiền. 
- Hãy lấy ví dụ về Virus phá hủy hệ thống? 
- Hãy nêu những khó chịu hay gặp phải khi bị Virus?
- Trả lời
- Máy chạy rất chậm, bị treo hoặc tự động tất máy hay khởi động lại 
- Các tệp thường bị tấn công nhiều nhất là các tệp *.doc (Word), *.xls (Excel) và các tệp chương trình *.exe, *.com. Một số virus hoạt động vào một thời điểm nhất định như virus "thứ sáu ngày 13", nhưng cũng có những virus nguy hiểm hơn, bất ngờ xoá dữ liệu khiến người dùng không kịp trở tay.
- Sao khi thâm nhập vào máy tính, virus này sẽ gửi thông tin quan trọng về: Các loại sổ sách, chứng từ, thể tín dụng về máy chủ. 
- Nó sẽ mã hóa dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu họ phải trả tiền để có thể khôi phục lại. 
- Phá hủy hệ thống, làm giảm tuổi thọ của đĩa cứng, máy tính kg hoạt động hay bị tê liệt
b.Tác hại của virus máy tính
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống 
- Phá huỷ dữ liệu
- Đánh cắp dữ liệu
- Mã hoá dữ liệu tống tiền
- Phá huỷ hệ thống
- Gây khó chịu khác cho người dùng
Hoaït ñoäng 3: Các con đường lây lan của virus máy tính.
- Hãy cho biết Virus có thể lây lan qua những con đường nào?
Hs: Trao đổi nhóm, tham khảo SGK. Trả lời. 
Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus. 
Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu. 
Qua các thiết bị nhớ. 
Qua internet, đặc biệt là thư điện tử. 
Qua các “Lỗ hổng” của phần mềm. 
c. Các con đường lây lan của virus
- Qua việc sao chép tệp đó bị nhiễm virus. 
- Qua cỏc phần mềm bẻ khúa, cỏc phần mềm sao chộp lậu. 
- Qua cỏc thiết bị nhớ. 
- Qua internet, đặc biệt là thư điện tử. 
- Qua các “Lỗ hổng” của phần mềm. 
Hoaït ñoäng 4: Cách phòng tránh virus máy tính.
- Nêu nguyên tắt phòng tránh virus?
Lưu ý: Mỗi phần mềm chỉ diệt được những loại virus nó đã nhận biết được. Do vậy, cần cập nhật thường xuyên chương trình diệt virus.
- Nêu nguyên tắt phòng tránh virus.
d. Phòng tránh virus
- Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:"Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng"
4. Củng cố:
- Tác hại của virus máy tính ?
- Các con đường lây lan của virus ?
- Cách phòng tránh virus máy tính ?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong sgk.	
IV. BỔ SUNG & RÚT KINH NGHIỆM.
— — —»@@&??«— — —
Tuần: 
BÀI TH4: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS
Ngày soạn:
Tiết : 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Bết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/ thư mục bằng cách sao chép thông thường.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được một số biện pháp cơ bản đề phòng tránh virus và quét virus trên máy tính.
- Biết cách sao chép một số tệp, văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Sgk, giáo án, USB, đĩa CD, phân mềm, máy chiếu
2. Học sinh: - Sách, vở, bút, thước, học bài cũ, xem trước bài mới.
III. QUI TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: - Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình học)
3. Bài mới:
* Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép thông thườn.
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa.
- Thông báo tầm quan trọng của sao lưu.
? Nêu các bước thực hiện việc sao lưu
- Giáo viên bổ sung.
- Lưu ý: khi cần sao lưu các tệp trên thực tế, việc tạo thư mục là không cần thiết. Em có thể làm việc ngay với thư mục có chứa các tệp cần sao lưu hoặc một số tệp cần sao lưu trong một thư mục hiện có trên máy tính.
- Học sinh đọc sách giáo khoa.
- Nghe giảng.
- Gồm ba bước.
- Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Bài tập 1: Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép thông thường:
- B1: Khởi động Windows Explorer và tạo một thư mục mới trên ổ đĩa C với tên là Tailieu_hoctap. Sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục đó.
- B2: Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D (Hoặc ổ đĩa khác với ổ đĩa C) với tên là Sao_luu.
- B3: Sao chép các tệp trong thư mục tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu.
Hoaït ñoäng 2: Thực hiện trên máy tính.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trên máy tính.
- GV trực tiếp hướng dẫn các nhóm học sinh yếu kém.
- Học sinh thực hiện trên máy tính theo nội dung yêu cầu bài thực hành.
Thực hành
4. Củng cố:
- nhắc lại các kiến thức tạo thư mục để sao lưu dữ liệu
5. Dặn dò:
- Về nhà thực hành lại các thao tác sao lưu dữ liệu nếu có điều kiện.	
IV. BỔ SUNG & RÚT KINH NGHIỆM.
— —»@@&??«— — —
Tuần: 
BÀI TH4: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS (TT)
Ngày soạn: 
Tiết : 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết thực hiện quét virus bằng phần mềm diệt virus.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được một số biện pháp cơ bản đề phòng tránh virus và quét virus trên máy tính.
- Biết cách sao chép một số tệp, văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục.
- Biết cách diệt vius trên máy tính.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Sgk, giáo án, USB, đĩa CD, phân mềm, máy chiếu
2. Học sinh: - Sách, vở, bút, thước, học bài cũ, xem trước bài mới.
III. QUI TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: - Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình học)
3. Bài mới:
* Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Các bước thực hiện quét virus.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa.
? Nêu các bước thực hiện quét virus?
- Giáo viên bổ sung.
- Học sinh đọc sách giáo khoa.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và ghi chép.
1. Các bước thực hiện quét virus.
- B1: Khởi động chương trình quét và diệt virus BKAV. Tìm hiểu ý nghĩa của các giao diện của chương trình.
- B2: Chọn tuỳ chọn tất cả ổ cứng và USB.
Lưu ý: Không chọn xoá tất cả Macro.
- B3: Quan sát quá trình quét virus của chương trình và tìm hiểu nội dung nhật kí sau khi chương trình quét xong. Cuối cùng, thoát khỏi chương trình bằng cách nháy nút thoát.
Hoaït ñoäng 2: Thực hiện trên máy tính.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
- Theo dõi hướng dẫn.
- Học sinh thực hiện thao tác.
2. Thực hiện trên máy tính
Tham khảo sgk và thực hiện trên máy.
4. Củng cố:
- yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hiện quét virus?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong sgk.	
IV. BỔ SUNG & RÚT KINH NGHIỆM.
— — —»@@&??«— — —
Tuần: 
BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
Ngày soạn: 
Tiết : 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
- Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
- Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
2. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và Internet.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Sgk, giáo án, tài liệu, máy chiếu
2. Học sinh: - Sách, vở, bút, thước, học bài cũ, xem trước bài mới.
III. QUI TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: - Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Virus máy tính có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Tác hại đó là gì?
Trả lời: Virus máy tính có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn như: Tiêu tốn tài nguyên hệ thống, phá huỷ dữ liệu và phá huỷ hệ thống, đánh cắp hay mã hoá dữ liệu để trục lợi.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
- Tin học đóng vai trò to lớn trong xã hội. Các em nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Lợi ích của ứng dụng tin học?
- Giáo viên chốt kiến thức.
- Ghi nội dung bài học.
- Các em đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Sự phát triển của tin học ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội?
- Giáo viên bổ sung – phân tích đưa ví dụ minh hoạ.
- Ghi nội dung bài học.
? Qua các vai trò của tin học ta rút ra nhận xét chung gì?
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm.
- Học sinh nghe giảng
- Học sinh chép bài.
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe giảng và ghi chép vào vở.
- Học sinh trả lời.
1.Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại:
a. Lợi ích của ứng dụng tin học:
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: Từ các ứng dụng văn phòng hay thiết kế, điều khiển các thiết bị phức tạp... từ đáp ứng các nhu cầu cá nhân cho tới việc kinh doanh và quản lý, điều hành xã hội.
- Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.
b. Tác động cuả tin học đối với xã hội:
- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
- Góp phần thay đổi phong cách sống của con người.
- Tin học và máy tính góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực KH công nghệ cũng như KHXH
* Nhận xét: Tin học và máy tính đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
4. Củng cố:
- Chốt kiến thức trọng tâm trong tiết học.
? Hãy chỉ ra những lợi ích mà tin học và máy tính có thể đem lại? Cho ví dụ?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem trước phần còn lại.
IV. BỔ SUNG & RÚT KINH NGHIỆM.
— —»@@&??«— — —
Tuần: 
BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (TT)
Ngày soạn: 
Tiết : 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
- Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
- Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
2. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và Internet.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Sgk, giáo án, tài liệu, tranh ảnh có liên quan, máy chiếu
2. Học sinh: - Sách, vở, bút, thước, học bài cũ, xem trước bài mới.
III. QUI TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: - Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình học)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
- Tin học và truyền thông không chỉ làm thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại mà còn dẫn đến sự ra đời của kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
- Thế nào là kinh tế tri thức?
- Tin học và kinh tế tri thức có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Thế nào là xã hội tin học hoá?
- Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
- Bổ sung- phân tích đưa ví dụ minh hoạ.
- HS nghiên cứu SGK.
- Là nền KT mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng tạo ra của cải vật chất.
- Cá nhân phát biểu trả lời
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh ghi nội dung.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích và ghi chép nội dung.
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá:
a. Tin học và kinh tế tri thức:
- Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.
b. Xã hội tin học hoá:
- Là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học.
- Xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
Vì việc ứng dụng tin học giúp nâng cao công suất và hiểu quả công việc, giải phóng lao động chân tay... chất lượng cuộc sống cuả con người được nâng cao.
Hoaït ñoäng 2: Con người trong xã hội tin học hoá.
Các em đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
- Trong xã hội tin học hoá hiện nay con người cần phải làm gì?
- Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận và trả lời.
- Học sinh khác nhận xét và bổ sung thêm.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm.
- Lắng nghe và ghi chép.
3. Con người trong xã hội tin học hoá:
Con người cần phải:
- Có ý thức bảo vệ thông tin và các tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người và của toàn xã hội .
- Cần có trách nhiệm đối với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.
- Xây dựng phong cách sống khoa học có tổ chức, đạo đức...
Hoaït ñoäng 3: Củng cố kiến thức.
? Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
? Thế nào là xã hội tin học hoá? Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Củng cố kiến thức:
1. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
- Tin học và kinh tế tri thức.
- Xã hội tin học hoá.
2. Con người trong xã hội tin học hoá.
4. Củng cố:
- Chốt kiến thức trọng tâm trong tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem trước phần còn lại.
IV. BỔ SUNG & RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần: 
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Ngày soạn: 
Tiết : 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương 2.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng thao tác về cách sao lưu dữ liệu dự phòng và quét virus máy tính.
- Rèn luyện kỹ năng sao chép tệp tin, thư mục từ máy tính sang các thiết bị nhớ di động
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ kiểm tra, thái độ kiểm tra đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Sgk, giáo án, ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra và đáp án. 
2. Học sinh: - Nắm vững kiến thức ôn tập và các bài tập.
III. QUI TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: - Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:(thông qua)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Bảo vệ thông tin máy tính
Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính.
+ Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
+ Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn TT MT?
+ Nêu những tác hại của virus MT,các con đương lây lan của virus và cách phòng tránh virus?
(HS HĐ nhóm)
Học sinh nên tác hại của virus
Các biện pháp phòng tránh virus
Thông tin MT có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi thông tin MT bị mất sẽ gây ra những hậu quả.
a. Yếu tố công nghệ – vật lí
b. Yếu tố bảo quản và sử dụng.
c. Virus máy tính.
a.Tác hại của virus.
 - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống. - Phá huỷ dữ liệu. - Phá huỷ hệ thống.
 - Đánh cắp dữ liệu. - Mã hoá dữ liệu để tống tiền.
 - Gây khó chịu khác: Thiết lập các chế độ ẩn cho tập tin tin hoặc thư mục, thay đổi cách thức hoạt động bình thường của hệ điều hành cũng như các phần mềm ứng dụng, các trình duyệt, phần mềm văn phòng
b. Các con đương lây lan của virus.
- Qua việc sao chép tập tin đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu. - Qua các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, mạg Internet, đặc biệt là thư điện tử.
- Qua "lỗ hỗng" phần mềm
c. Phòng tránh virus.
Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: 
"Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng" 
1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy. 
2. Không mở những tập tin gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư. 
3. Không truy cập các trang web không rõ nguồn gốc.
4. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành. 
5. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại. 
6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus. 
- Có rất nhiều chương trình diệt virus khác nhau như các phần mềm của McAfee, Norton, Kaspersky... BKAV.
Hoạt động 2: Tin học và xã hội
Bài 7: Tin học và xã hội.
+ Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại?
+ Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần phải như thế nào?
Học sinh nhắc lại lợi ích của tin học, tác động của tin học đối với xã hội
a) Lợi ích của ứng dụng tin học
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội như: nhu cầu cá nhân, quản lý, điều hành và phát triển kinh tế của đất n

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_9_HK1_2015_20150727_011418.doc
Giáo án liên quan