GIáo án Tin học 9 bài 7: Tin học và xã hội
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa
a) Tin học và kinh tế tri thức:
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Trong đó, tin học và máy tính đóng vai trò chủ đạo.
b) Xã hội tin học hóa:
Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của tin học và mạng máy tính.
Tiết 27,28 Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI Ngày soạn : 01/12/2014 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết các lợi ích của công nghệ thông tin và tác động của CNTT đối với XH. - Biết các hạn chế của công nghệ thông tin - Biết một số vấn đề pháp lí và đạo đức trong xã hội tin học hoá. 2. Kỹ năng: - ứng xử, xử lý khi tham gia vào Internet. 3.Thái độ: - Tích cực tham gia các hoạt động học tập - Có thái độ đúng đắn sử dụng thông tin theo quy định - Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC - Thuyết trình III. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS 1. Giáo viên: giáo án, SGK, tranh ảnh 2. Học sinh: xem bài trước ở nhà, chuẩn bị một số tranh ảnh. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình lên lớp 2. Bài mới : Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Gv: Giới thiệu Tin học là lĩnh vực rất non trẻ, song hiện đang đóng vai trò hết sức to lớn trong xã hội. Hs: Nghe giảng Gv: Gọi 1 HS đọc phần 1.a) Lợi ích của ứng dụng tin học. Hs: Đọc. (sgk/70) Gv: Đưa 1 số hình ảnh ứng dụng tin học trong mọi đời sống xã hội: - Ứng dụng văn phòng hay thiết kế - Ứng dụng điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, tàu vũ trụ . . . Hs: Quan sát, nghe giảng và chép bài. 1. Vai trò của Tin học và máy tính trong xã hội hiện đại. a.Lợi ích của ứng dụng tin học - Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội như: Nhu cầu cá nhân, quản lý, điều hành và phát triển kinh tế của đất nước. - Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp các dịch vụ và công tác quản lý. Hoạt động 2 : Tác động của tin học đối với xã hội HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Chia lớp thành 6 nhóm. Trả lời các câu hỏi sau: Kể một số lĩnh vực hoạt động đã và đang ứng dụng tin học? - Lập danh sách học sinh, bảng điểm, quản lý trường học, sản xuất kinh doanh, xem và mua các sản phẩm qua mạng, tìm kiếm thông tin, tra cứu từ điển, Kể những hoạt động ứng dụng tin học và máy tính giúp con người thông tin và liên lạc với nhau? - Con người gửi thư, gọi điện thoại thông qua bưu điện nhưng nhờ tin học mà chúng ta có thể gửi nhau những tấm hình, thư, thông báo, thư mời, một cách nhanh chóng trong vài phút. - Xem các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế. - Lũ lụt thiên tai khắp nơi cũng như các dịch bệnh SARS, cúm A H1N1 đang lan rộng. Từ những lợi ích mà em biết thì tin học có tác động như thế nào đối với xã hội? HS trả lời HS nhận xét ý kiến của nhóm trước đó và đưa ra ý kiến của nhóm mình. GV đưa ra hiệu quả hoạt động của các nhóm. - Đúc kết lại các ý kiến và đưa nhận xét cuối cùng. b. Tác động của tin học đối với xã hội: - Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức của con người và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội. - Thay đổi phong cách sống - Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội. *Ngày nay, tin học và máy tính đã thực sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động 3: Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Gv: Tri thức còn gọi là kiến thức. Em cho biết mục đích học của em để làm gì? Hs: Học để có kiến thức, có kiến thức có thể làm giàu cho bản thân và góp phần vào sự phát triển của xã hội. Vậy nên kiến thức (tri thức) có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội của đất nước. Gv: Tin học được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, nâng cao hiệu quả công việc, giảm nhẹ công việc chân tay, nặng nhọc, nguy hiểm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Hs: Lắng nghe và ghi bài. 2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa a) Tin học và kinh tế tri thức: - Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Trong đó, tin học và máy tính đóng vai trò chủ đạo. b) Xã hội tin học hóa: Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của tin học và mạng máy tính. Hoạt động 4: Con người trong xã hội tin học hóa HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử. Gv: Không gian điện tử là gì? Hs: Con người có thể tìm kiếm thông tin, xem các sản phẩm, mua các sản phẩm, tìm hiểu văn hóa các nước, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế mà không cần đến nơi tìm hiểu thông qua internet. Gv: Liệt kê các diễn đàn trao đổi, tìm kiếm thông tin mà em đó từng sử dụng? HS trả lời Kể một tình huống mà em cho là đẹp trong ứng xử văn hóa giữa các thành viên tham gia diễn đàn? HS trả lời Gv: Kể một tình huống mà em cho là chưa đẹp trong ứng xử văn hóa giữa các thành viên tham gia diễn đàn? HS trả lời Gv: Khi mà biên giới không còn là rào cản cho sự luân chuyển thông tin và tri thức thì việc tham gia vào internet mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì đối với thông tin trên mạng máy tính? Hs: Chịu trách nhiệm với thông tin mà mình trao đổi cũng như đưa vào mạng. Bảo vệ các thông tin và nguồn tài nguyên. 3. Con người trong xã hội tin học hóa - Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử. + Không gian điện tử là khoảng không gian của nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà các loại hàng hóa cơ bản của nó còn có thể lưu thông dễ dàng. - Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần: + Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. + Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet. + Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin) 3. Củng cố: Gv: Cho học sinh hệ thống lại các mục nhấn mạnh phần Con người trong xã hội Tin học. 4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Đọc và xem kỹ lại nội dung bài học. - Trả lời các câu hỏi trong SGK V. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
File đính kèm:
- tiet 27, 28.doc