GIáo án Tin học 8 tuần 5: Bài thực hành 2 viết chương trình để tính toán

Thêm câu lệnh Readln vào chương trình (trước từ khoá end). Dịch và chạy chương trình. Quan sát kết quả hoạt động của chương trình. Nhấn phím Enter để tiếp tục.

 * Lệnh Clrscr dùng để làm sạch màn hình hiển thị kết quả. Lệnh này có trong thư viện crt nên muốn sử dụng lệnh này phải khai báo sử dụng thư viện này đầu chương trình. GV yêu cầu HS bỏ lệnh uses crt để kiểm chứng điều này.

* Các lệnh Delay, Readln được dùng để tạm ngừng chương trình. Các lệnh này thường được dùng ở các vị trí thích hợp trong chương trình để người dùng quan sát kết quả. Việc sử dụng lệnh này là một ví dụ về điều khiển giao tiếp người – máy tính.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 tuần 5: Bài thực hành 2 viết chương trình để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỰC HÀNH 2:
VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 9-10
Tuần: 05
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong Pascal.
- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau.
- Hiểu phép toán div, mod.
- Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình.
1.2/ Kĩ năng: 
- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu thức TP chính xác.
- Biết cách in dữ liệu ra màn hình và tạm ngừng chương trình.
1.3/ Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, phòng máy, máy chiếu (nếu có).
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết thực hành.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 1.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
* Luyện gõ các biểu thức số học trong chương trình Pascal.
a) Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal.
 a) 15x 4 – 30 +12 	c) 
 b) 	d) 
- GV chia nhóm HS và yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
- GV gợi ý: Chỉ được dùng dấu ngoặc đơn để nhóm các phép toán.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS thực hành trên máy.
- Quan sát HS thực hành, uốn nắn kịp thời những sai sót (nếu có).
- Yêu cầu lưu chương trình với tên CT2.pas dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình.
- Em có nhận xét gì về kết quả trên màn hình?
- GV: Hai dãy giống nhau gồm số và ký hiệu phép toán, nếu đặt trong dấu nháy đơn thì TP hiểu đó là xâu ký tự và lệnh Write sẽ hiển thị xâu ký tự ra màn hình. Nhưng nếu không đặt trong cặp dấu nháy đơn thì TP coi đó là một biểu thức và lệnh Write sẽ hiển thị kết quả của biểu thức. Đây là một ví dụ về kiểu dữ liệu khác nhau thì cách xử lý dữ liệu khác nhau. Sự kết hợp giữa hiển thị dữ liệu xâu và kết quả biểu thức ở đây tạo thuận lợi cho người dùng theo dõi kết quả tính toán.
- GV yêu cầu HS kiểm tra kết quả tính toán đối chiếu với kết quả trên màn hình.
- Nhìn vào chương trình trên có nhận xét gì?
* GV yêu cầu HS lưu lại.
* HS lên bảng thực hiện	:
a) 15*4-30+12
b) (10+5)/(3+1)- 18/(5+1)
c) (10+2)*(10+2)/(3+1)
d) ((10+2)*(10+2) -24)/(3+1)
- HS nhận xét.
- HS thực hành trên máy.
- HS thực hiện.
* Mỗi lệnh Write, TP hiển thị ra màn hình những xâu ký tự nằm trong dấu nháy đơn và hiển kết quả của biểu thức được đặt ngay sau dấu phẩy.
- HS kiểm tra kết quả.
- TP có thể không có phần khai báo, phần thân chương trình bắt buộc phải có.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Nhận xét tiết thực hành.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem lại các bài tập vừa làm. 
- Chuẩn bị trước bài tập còn lại - SGK.
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 2.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
a) GV yêu cầu HS khởi động TP và mở tệp mới, gõ chương tình sau đây:
 uses crt;
 Begin
 clrscr;
 Writeln (‘16/3 =’, 16/3);
 Writeln (’16 div 3 = ‘, 16 div 3);
 Writeln (’16 mod 3 = ‘, 16 mod 3);
 Writeln (‘ 16 mod 3 = ‘ , 16 – (16 div 3 ) * 3);
 Writeln ( ‘16 div 3 = ‘, (16 – (16 mod 3))/3);
 end. 
* Yêu cầu gõ chính xác, sau khi gõ cần kiểm tra và đối chiếu với SGK.
b) GV yêu cầu HS dịch và chạy chương trình
* Yêu cầu HS quan sát kết quả trên màn hình và cho nhận xét về kết quả đó.
* GV yêu cầu HS đọc kết quả. 
c) GV yêu cầu thêm câu lệnh Delay(5000) vào sau mỗi lệnh Writeln trong chương trình trên. Dịch và chạy chương trình.
Quan sát chương trình dừng 5 giây sau khi in từng kết quả ra màn hình.
d) Thêm câu lệnh Readln vào chương trình (trước từ khoá end). Dịch và chạy chương trình. Quan sát kết quả hoạt động của chương trình. Nhấn phím Enter để tiếp tục.
 * Lệnh Clrscr dùng để làm sạch màn hình hiển thị kết quả. Lệnh này có trong thư viện crt nên muốn sử dụng lệnh này phải khai báo sử dụng thư viện này đầu chương trình. GV yêu cầu HS bỏ lệnh uses crt để kiểm chứng điều này.
* Các lệnh Delay, Readln được dùng để tạm ngừng chương trình. Các lệnh này thường được dùng ở các vị trí thích hợp trong chương trình để người dùng quan sát kết quả. Việc sử dụng lệnh này là một ví dụ về điều khiển giao tiếp người – máy tính.
- Ấn phím Alt + F9 để dịch chương trình.
- Ấn phím Ctrl + F9 để chạy chương trình.
- Ấn phím Alt + F5 để xem kết quả.
 KQ:
16/3 = 5.333
16 div 3 = 5
16 mod 3 = 1
16 mod 3 = 1
16 div 3 = 5.000
HS thực hiện trên máy.
Quan sát kết quả trên màn hình.
HS thực hiện trên máy. 
Quan sát kết quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm về cách in dữ liệu ra màn hình.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
 Mở tệp chương trình CT2. Pas và sửa lại lệnh cuối (trước từ khoá end) thành: 
Writeln (‘(10+5)/(3+1)- 18/(5+1)=’, (10+5)/(3+1)- 18/(5+1):4:2);
Writeln (‘(10+2)*(10+2)/(3+1)=’, (10+2)*(10+2)/(3+1):4:2); Writeln(‘((10+2)*(10+2) -24)/(3+1)=’, ((10+2)*(10+2) -24)/(3+1):4:2);
 Dịch và chạy chương trình. Quan sát kết quả trên màn hình và rút ra nhận xét của em.
File/open chọn tệp CT2.pas sau đó chọn open.
- HS thực hiện trên máy.
- Kết quả gọn hơn, dễ quan sát hơn.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Nhận xét tiết thực hành.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Thực hành lại (nếu có điều kiện).
- Xem trước bài 4 - SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 9-10.doc
Giáo án liên quan