GIáo án Tin học 8 tuần 23 tiết 45: Câu lệnh lặp (tt)
Ví dụ 5:
- Yêu Cầu HS đọc và tìm hiểu ví dụ 5-SGK. Sau đó xác định biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối, số vòng lặp của câu lệnh For.do.
Program tinh_tong;
Var N,i: Integer; S: longint;
Begin
Writeln(‘nhap so N =’); Readln(N);
S:=0;
For i:=1 to N do S:=S+i;
Witeln(‘tong la:’,S);
Readln;
End.
- GV yêu cầu HS điền kết quả vào bảng với N=0,1,2,3,4.
Bài 7: CÂU LỆNH LẶP(TT) Ngày soạn: ././2015 Tiết theo PPCT: 45 Tuần: 23 1. Mục tiêu: 1.1/ Kiến thức: - Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước For do trong Pascal. - Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản. - Biết vận dụng câu lệnh lặp vào viết một số chương trình. 1.2/ Kĩ năng: - Viết đúng câu lệnh lặp Fordo. - Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh lặp. 1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị: 2.1/ Chuẩn bị của GV: Phòng máy, giáo án (BGĐT) hoặc tranh ảnh minh họa. 2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi. 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ví dụ về câu lệnh lặp. GV giới thiệu cú pháp câu lệnh lặp. - Cú pháp: For := to do ; - Giới thiệu hoạt động của câu lệnh For...do: Hoạt động của vòng lặp: + Đầu tiên biến đếm nhận giá trị đầu và thực hiện câu lệnh sau từ khóa “do”. + Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và tiếp tục thực hiện câu lệnh sau từ khóa “do”. + Khi biến đếm bằng giá trị cuối thì câu lệnh kết thúc. Ví dụ 3: Chương trình sau sẽ in ra màn hình thứ tự lần lặp. Program lap; Var i: integer; Begin For i:= 1 to 10 do Writeln(‘Day la lan lap thu’,i); Readln; End. Ví dụ 4: - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu ví dụ 4-SGK. - GV giải thích ý nghĩa các câu lệnh trong chương trình. - Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. - HS đọc và tìm hiểu ví dụ. - Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. 3. Ví dụ về câu lệnh lặp: - Cú pháp: For := to do ; - Trong đó: + For, To, Do là các từ khóa. + Biến đếm là biến đơn có kiểu nguyên. + Giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên. + Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép + Số vòng lặp là biết trước và bằng: giá trị cuối - giá trị đầu +1. - Ví dụ 3: Lần lặp thứ i Kết quả in ra 1 1 Lần lặp thứ 1 2 2 Lần lặp thứ 2 ... ... ... 10 10 Lần lặp thứ 10 - Ví dụ 4: SGK/58 Hoạt động 2: Tìm hiểu tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp. Ví dụ 5: - Yêu Cầu HS đọc và tìm hiểu ví dụ 5-SGK. Sau đó xác định biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối, số vòng lặp của câu lệnh For...do. Program tinh_tong; Var N,i: Integer; S: longint; Begin Writeln(‘nhap so N =’); Readln(N); S:=0; For i:=1 to N do S:=S+i; Witeln(‘tong la:’,S); Readln; End. - GV yêu cầu HS điền kết quả vào bảng với N=0,1,2,3,4. Ví dụ 6: - Yêu Cầu HS đọc và tìm hiểu ví dụ 6-SGK. Sau đó xác định biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối, số vòng lặp của câu lệnh For...do. Program tinh_giai_thua; Var N,i: Integer; P: Longint; Begin Write(‘N =’); readln(N); P:=1; For i:=1 to N do P:=P*i; Wirteln(N,’!=’,P); Readln; End. - GV yêu cầu HS điền kết quả vào bảng với N=1,2,3,4,5. - HS đọc và tìm hiểu ví dụ. - HS thực hiện theo yêu cầu GV. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. 4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp: - Ví dụ 5: N Kết quả 0 Báo lỗi 1 S=1 2 S=3 3 S=6 4 S=10 - Ví dụ 6: N Kết quả 1 P=1 2 P=2 3 P=6 4 P=24 5 P=120 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Hãy nêu cú pháp câu lệnh lặp For...do. Cho biết ý nghĩa các thành phần trong cú pháp đó. Bài tập: Các câu lệnh sau câu nào không hợp lệ, vì sao? a/ For i:=15 to 10 do writeln(‘A’); b/ For i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’); c/ For i=5 to 10 do writeln(‘A’); d/ For i:=1 to 10 do; writeln(‘A’); - HS trả lời. Bài tập: HS lần lượt trả lời. a/ Không hợp lệ, vì giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối. b/ Không hợp lệ, giá trị đầu và giá trị cuối không là số nguyên.. c/ Không hợp lệ, vì sai phép gán (i:=5). d/ Không hợp lệ, vì dư dấu “;” sau từ khóa do. 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Làm các bài tập sau bài học. - Tiết sau giải bài tập.
File đính kèm:
- Tiet 45.doc