Giáo án Tin học 8 tiết 64: Làm việc với dãy số
+ HS: Một em lên bảng thực hiện viết chương trình.
+ HS: Nhập chương trình theo từng cá nhân.
+ HS: Thực hiện nhập và sửa các lỗi theo hướng dẫn của GV.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Thực hiện lưu bài với tên mới, lưu bài chọn nút lệnh Save.
+ HS: Quan sát các bài làm của các bạn, rút kinh nghiệm, học tập các bài làm hay, hiệu quả cao.
+ HS: Chú ý nhập với bộ dữ liệu mà GV cung cấp.
Ngày soạn: 04/05/2015 Ngày day: 06/05/2015 Tuần 32 Tiết: 64 BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm mảng một chiều. - Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số. 2. Kĩ năng: Biết cách khai báo mảng, nhập, in truy cập các phần tử của mảng. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: 8A1: 8A2: 8A3: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày cú pháp khai báo biến mảng? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số. + GV: Trình bày đưa ra ví dụ 3 SGK/78. + GV: Phân tích nội dung bài toán cho HS nắm bắt. + GV: Mô phỏng cách thức tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của một dãy số trong mảng. + GV: Yêu cầu HS tìm Input và Output của bài toán. + GV: Yêu cầu HS xác định theo nhóm trình bày kết quả. + GV: Cho các nhóm trình bày input và output của bài toán. + GV: Cho các nhóm khác nhận xét bổ xung. + GV: Nhận xét sửa sai cho HS từ thuật toán GV đưa ra yêu cầu. + GV: Yêu cầu HS xem lại thuật toán ví dụ 6, bài 5 trong chương trình SGK HKI. + GV: Cho HS tìm hiểu lại cách minh họa thuật toán với trường hợp tìm con thỏ lớn nhất. + GV: Các biến được sử dụng trong chương trình này là gì? + GV: Yêu cầu HS mô tả cách khai báo biến mảng của N số nguyên được nhập vào từ bàn phím. + GV: Giải thích cho HS vòng lặp để nhập giá trị vào cho biến mảng. + GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện vòng lặp nhập dữ liệu vào mảng. + GV: Giải thích cho HS về vòng lặp để tìm số lớn nhất và nhỏ nhất khi đã có giá trị cho biến mảng. + GV: Hướng dẫn cho HS cách thực hiện viết vòng lặp so sánh để tìm ra số lớn nhất và số nhỏ nhất. + GV: Kích thước của mảng ở trong ví dụ trên là bao nhiêu. + GV: Chú ý phân tích các câu lệnh trong chương trình để HS nắm bắt nội dung. + GV: Gọi một HS lên bảng thực hiện viết chương trình trên. + GV: Yêu cầu các HS khác thực hiện nhập theo cá nhân. + GV: Quan sát hướng dẫn sửa sai cho HS trong quá trình thực hiện. + GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp. + GV: Sau khi thực hiện xong yêu cầu HS lưu bài lại. + GV: Sử dụng các bài mẫu của HS trình chiếu và biểu diễn cho các bạn khác quan sát. + GV: Cho HS thực hiện chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau. + GV: Yêu cầu HS quan sát và cho nhận xét về kết quả đạt được. + GV: Củng cố cho HS các nội dung + HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin ví dụ. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu nội dung bài toán. + HS: Quan sát quá trình mô phỏng của GV đưa ra để nắm bắt cách thực hiện. + HS: Xác định: - Input: Dãy A các số a1, a2, , an (n 1). - Output: In ra màn hình số lớn nhất và số nhỏ nhất. + HS: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. + HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. + HS: Tập trung lắng nghe chỉnh sửa các nội dung sai sót. + HS: Xem lại thuật toán đã được học ở HK I. + HS: Xem lại và hiểu cách thực hiện thuật toán trong bài. + HS: Các biến được sử dụng là i, n, max, min. + HS: Khai báo: Var i, n, max, min: Integer; A: Array[1..100] of Integer; + HS: Quan sát đoạn chương trình và tìm hiểu theo hướng dẫn. + HS: Thực hiện viết thử đoạn chương trình nhập ra nháp. + HS: Dựa trên thuật toán và Quan sát đoạn chương trình và tìm hiểu theo hướng dẫn. + HS: Thực hiện viết thử đoạn chương trình nhập ra nháp. + HS: Kích thước của mảng trên là 100. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu các câu lệnh. + HS: Một em lên bảng thực hiện viết chương trình. + HS: Nhập chương trình theo từng cá nhân. + HS: Thực hiện nhập và sửa các lỗi theo hướng dẫn của GV. + HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp. + HS: Thực hiện lưu bài với tên mới, lưu bài chọn nút lệnh Save. + HS: Quan sát các bài làm của các bạn, rút kinh nghiệm, học tập các bài làm hay, hiệu quả cao. + HS: Chú ý nhập với bộ dữ liệu mà GV cung cấp. + HS: Nhận xét và kiểm tra kết quả nhận được trong chương trình với các bộ dữ liệu. + HS: Tập trung lắng nghe. 3. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số. Ví dụ 3: Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất. N cũng được nhập từ bàn phím. 4. Củng cố - Củng cố trong nội dung bài. 5. Dặn dò: - Ôn lại lại bài học. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- tuan_34__tiet_64__tin_8__2014__2015_20150727_110851.doc