GIáo án Tin học 8 tiết 35+ 36: Ôn tập

Câu 4: Cấu trúc chung của chương trình gồm có 2 phần:

+ Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để:

- Khai báo tên chương trình.

- Khai báo các thư viện ( chứa các lệnh có sẵn có thể sử dụng được trong chương trình ) và một số khai báo khác.

Phần khai báo có thể có hoặc không nhưng nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình.

+ Phần thân cuả chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.

Câu 5: Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal : Số nguyên (integer), số thực (real), xâu (string), char (một kí tự trong bảng chữ cái).

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 tiết 35+ 36: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 35-36
Tuần: 18
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức: 
- Luyện tập, hệ thống lại kiến thức đã học.
- Củng cố các kiến thức đã học và vận dụng để viết một số chương trình 
1.2 Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các công cụ làm việc chính của phần mềm.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số câu lệnh để viết chương trình.
1.3. Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu (nếu có).
2.2/ Chuẩn bị của HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn lại một số kiến thức đã học.
1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Chương trình dịch là gì? 
2. Từ khoá là gì? 
3. Tên trong ngôn ngữ lập trình là gì? Quy tắc đặt tên?
4. Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần? Hãy trình bày cụ thể từng phần?
5. Nêu các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal.
6. Viết cú pháp khai báo biến, hằng trong Pascal. Cho ví dụ.
7. Bài toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước? 
8. Nêu cú pháp, hoạt động, cho ví dụ và vẽ sơ đồ của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ. Cho ví dụ?
Câu 1: 
+ Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính. 
+ Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình thành chương trình thực hiện được trên máy tính. 
Câu 2: Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.
Câu 3:
- Tên là 1 dãy các kí tự được dùng để chỉ tên hằng, tên biến, tên chương trình,  Tên được tạo thành từ các chữ cái và các chữ số.
- Quy tắc đặt tên: 
+ Tên không bắt đầu bằng kí tự số.
+ Tên không được trùng với các từ khoá.
+ Tên không chứa dấu cách.
Câu 4: Cấu trúc chung của chương trình gồm có 2 phần:
+ Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để: 
- Khai báo tên chương trình.
- Khai báo các thư viện ( chứa các lệnh có sẵn có thể sử dụng được trong chương trình ) và một số khai báo khác. 
Phần khai báo có thể có hoặc không nhưng nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình.
+ Phần thân cuả chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.
Câu 5: Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal : Số nguyên (integer), số thực (real), xâu (string), char (một kí tự trong bảng chữ cái).
Câu 6 : Cú pháp khai báo biến, hằng :
- Khai báo biến : Var :;
- Khai báo hằng : Const = ;
VD: 
- Khai báo biến: 
Var m,n : Interger;	S: real; Thongbao: string;
- Khai báo hằng: Const a = 10; const Pi = 3.14;
Câu 7: Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm có 3 bước: 
- Bước 1 : Xác định bài toán 
- Bước 2 : Mô tả thuật toán
- Bước 3 : Viết chương trình
Câu 8: 
* Câu lệnh điều kiện dạng thiếu :
- Cú pháp:	If Then ;
- Hoạt động: 
+ Kiểm tra điều kiện. 
+ Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh sau từ khoá Then; ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
+ Ví dụ: If a> b then write (a); 
+ Sơ đồ:
* Câu lệnh điều kiện dạng đủ :
- Cú pháp :	If Then Else ;
- Hoạt động: 
+ Kiểm tra điều kiện. 
+ Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1; ngược lại, thực hiện câu lệnh 2.
+ Ví dụ: If a>b then Max := a else Max:= b;
+ Sơ đồ:
Hoạt động 2: Bài tập .
Bài 1: Hãy tìm ra đoạn chương trình lỗi và sửa lại cho đúng:	
Program vi_du;
Uses crt;
Var a, b, s, c : integer; 
Begin
 writeln(‘nhap chieu dai a=’); readln(a);
 writeln(‘nhap chieu rong b=’); readln(b);
 S:=a x b
 C:=(a+b) x 2
 writeln(‘Dien tich hinh chu nhat la:’,’s’);
 writeln(‘Chu vi hinh chu nhat la:’, c);
 Readln
End.
- Yêu cầu HS tìm và sửa lỗi của chương trình trên.
Bài 2: Viết chương trình nhập 3 số nguyên dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác vuông hay không?
- GV hướng dẫn HS viết chương trình.
* Các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3 – SGK/tr 52, 53, 54.
Söa l¹i
S:=a*b;
C:=(a+b)*2;
Writeln(‘dien tich hinh chu nhat la: ‘,s);
Bài 2:
Program ba_canh_tam_giac_vuong;
Uses crt;
Var a, b, c : integer; 
Begin
 writeln(‘Nhap canh a=’); readln(a);
 writeln(‘Nhap canh b=’); readln(b);
 writeln(‘Nhap canh c=’); readln(c);
 if (a*a=b*b + c*c) or (b*b=a*a + c*c) or (c*c=b*b + a*a) then writeln(‘a, b, c la ba canh cua mot tam giac vuong’) else write (‘a, b, c khong la ba canh cua mot tam giac vuong’);
 Readln
End.
- HS xem lại.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS ôn lại các kiến thức vừa ôn.
- Xem và làm lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị tốt kiến thức để thi HKI vào tuần sau.

File đính kèm:

  • docTiet 35-36.doc