Giáo án Tin học 8 - Tiết 33+34: Ôn tập - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên

HĐ 1: Ôn lại một số kiến thức đã học (44’)

- GV: Treo bảng phụ hoặc thông qua máy chiếu đưa nội dung tập

Câu 1: Từ khoá là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Tên chương trình là gì? Quy tắc đặt tên?

Câu 3: Nêu công dụng của 1 số tổ hợp phím thường dùng trong Pascal?

Câu 4: Nêu các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal?

Câu 5: Nêu các kí hiệu phép toán và phép so sánh trong Pascal?

Câu 6: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa khai báo biến và hằng?

Câu 7: Xác định bài toán là gì? Thuật toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?

Câu 8: Trình bày cú pháp, ý nghĩa hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu? Cho ví dụ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 33+34: Ôn tập - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 
Tiết PPCT: 33 - 34 
Ngày dạy: 14 " 20/12/2015
Lớp: 8A1, 8A2
Oân taäp
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố các kiến thức đã học và vận dụng để viết một số chương trình
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số câu lệnh để viết chương trình.
3. Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’)
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ 1: Ôn lại một số kiến thức đã học (44’)
- GV: Treo bảng phụ hoặc thông qua máy chiếu đưa nội dung tập
Câu 1: Từ khoá là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Tên chương trình là gì? Quy tắc đặt tên?
Câu 3: Nêu công dụng của 1 số tổ hợp phím thường dùng trong Pascal?
Câu 4: Nêu các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal?
Câu 5: Nêu các kí hiệu phép toán và phép so sánh trong Pascal?
Câu 6: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa khai báo biến và hằng?
Câu 7: Xác định bài toán là gì? Thuật toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?
Câu 8: Trình bày cú pháp, ý nghĩa hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu? Cho ví dụ?
Câu 9: Trình bày cú pháp, ý nghĩa hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ? Cho ví dụ?
Câu 10: Trình bày cú pháp, ý nghĩa hoạt động của câu lệnh lặp? Cho ví dụ?
- HS: Quan sát – ghi chép
- GV: Cho thời gian HS thảo luận nhóm
- HS: Đọc yêu cầu – trả lời
- GV: Gọi từng nhóm trả lời
- HS: Đại diên nhóm trả lời
- GV: Nhận xét kết quả - cho điểm
- GV: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm
- HS: Lắng nghe – ghi chép
I. Phần lý thuyết
1. Bài 2:
Câu 1.
- Từ khoá là từ dành riêng, không được dùng các từ khoá này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định như:
+ Program: Khai báo tên chương trình 
+ Uses: khai báo thư viện
+ Begin: Thông báo điểm bắt đầu của thân chương trình
+ End: Thông báo điểm kết thúc thân chương trình
Câu 2.
- Tên là 1 dãy các kí tự được dùng để chỉ tên hằng số, tên biến, tên chương trình,  Tên do người dùng đặt ra phải tuân thủ các quy tắc như:
 + 2 tên khác nhau tương ứng với 2 đại lượng khác nhau.
 + Tên không được trùng với các từ khoá.
+ Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được có khoảng trắng.
Câu 3.
- Alt + F9 để dịch chương trình
- Ctrl + F9 để chạy chương trình
- Alt + F5 để quan sát kết quả
- Alt + X: thoát khỏi chương trình
2. Bài 3:
Câu 4.
- Bytes: kiểu số nguyên dương từ 0 → 255
- Integer: kiểu số nguyên trong khoảng từ 
-32768 đến 32767.
- Longint: kiểu số nguyên từ - 2147483648 → 2147483647.
- Real: kiểu số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9x10-39 đến 1,7x10-38 và số 0.
- Char: kiểu kí tự trong bảng chữ cái
- String: kiểu xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự. Và phải đặt xâu kí tự trong cặp dấu nháy đơn. 
Câu 5.
a) Kí hiệu phép toán
Kí hieäu
Pheùp toaùn
Kieåu döõ lieäu
+
Coäng
Số nguyeân, số thöïc
-
Tröø
Số nguyeân, số thöïc
*
Nhaân
Số nguyeân, số thöïc
/
Chia
Số nguyeân, số thöïc
Div
Chia laáy phaàn nguyeân
Soá nguyeân
Mod
Chia laáy phaàn dö
Soá nguyeân
b) Kí hiệu phép so sánh
Phép so sánh
Kí hiệu
Ví vụ
Bằng
=
3=3
Nhỏ hơn
<
4<7
Nhỏ hơn hoặc bằng
<=
5<=6
Lớn hơn
>
9>3
Lớn hơn hoặc bằng.
>=
8>=7
Khác
12
3. Bài 4:
Câu 6.
Biến
Hằng
- Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu.
- Biến và hằng phải được khai báo trước khi sử dụng.
- Giá trị của biến có thể thay đổi khi thực hiện chương trình.
- Giá trị khai báo của biến là 1 kiểu dữ liệu.
Tên biến := giá trị gán;
- Giá trị của hằng không thay đổi khi thực hiện chương trình.
- Giá trị khai báo của hằng là 1 con số cụ thể.
- Cú pháp khai báo biến:
 Var tên biến : kiểu dữ liệu ;
- VD: Var X, y : byte;
 Lop : string
- Cú pháp khai báo hằng:
 Const tên hằng = giá trị cụ thể ;
- VD: Const Z = 6;
 Lop = 9
4. Bài 5:
Câu 7.
- Để giải quyết được một bài toán cụ thể, ta cần xác định bài toán tức là xác định rõ các điều kiện cho trước (thông tin vào – input) và kết quả cần thu được (thông tin ra – output).
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự nhất định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
- Quá trình giải bài toán trên máy gồm 3 bước sau:
+ Xác định bài toán: là xác định thông tin đã cho (INPUT) và thông tin cần tìm (OUTPUT).
 + Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các bước cần thực hiện.
 + Viết chương trình : Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình.
5. Bài 6:
Câu 8.
a) Cú pháp dạng thiếu: 
If then ;
- Ví dụ: If a> b then write (a);
b) Ý nghĩa hoạt động
- Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện này, nếu điều kiện được thỏa mãn thì chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa Then, ngược lại bỏ qua câu lệnh.
Câu 9.
a) Cú pháp dạng đủ: 
If then 	 Else ;
- Vd: If a>b then Max := a else Max:= b;
b) Ý nghĩa hoạt động
- Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện này, nếu điều kiện được thỏa mãn thì chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá Then ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
6. Bài 7
Câu 10.
a) Cú pháp: 
 For := to do ;
- Trong đó:
+ FOR, TO, DO : là các từ khóa .
+ , , : là các đại lượng số nguyên.
+ ≤ 
+ câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
- Số lần lặp là biết trước:
= giá trị cuối – giá trị đầu + 1.
- Vd: For i:=1 to 5 do s:=s+1;
b) Ý nghĩa hoạt động
- Khi thực hiện, biến đếm sẽ chạy từ giá trị đầu đến giá trị cuối. Mỗi lần chạy sẽ thực hiện câu lệnh và biến đếm tăng thêm 1 đơn vị sau mỗi lần chạy.
Tiết 2
HĐ 2: Hướng dẫn giải bài tập 1 (8’)
- GV: Chiếu hoặc treo câu hỏi và bài tập 1 đã viết sẵn.
Bài 1: Viết các biểu thức toán sau đây dưới dạng biểu thức Pascal
a. 
b. 
c. (7-x)3 chia cho 5 lấy dư
d. (a2 + b)(1 + c)3
- HS: Đọc, hiểu và tìm câu trả lời.
- GV: Gọi HS lên bảng giải từng câu
- HS: 4 HS lên bảng làm
- GV: Gọi HS khác nhận xét bài làm
- HS: Nhận xét bài làm
- GV: Chốt đáp án
- HS: Quan sát – sửa bài tập
HĐ 3: Hướng dẫn giải bài tập 2 (10’)
- GV: Chiếu hoặc treo bảng phụ đưa yêu cầu của bài tập 
Bài 2: Hãy xác định bài toán và mô tả thuật toán tính tổng của N sô tự nhiên.
- HS: Đọc, hiểu và tìm câu trả lời.
- GV: Gọi HS đứng tại chỗ xác định bài toán
- HS: 2 – 3 phát biểu
- GV: Gọi HS lên bảng xác định bài toán
- HS: Lên bảng xác định bài toán
- GV: Hướng dẫn HS mô tả thuật toán
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Gọi HS mô tả thuật toán
- HS: Lên bảng mô tả thuật toán
- GV: Chốt lại nội dung
- HS: Ghi chép nội dung
HĐ 4: Hướng dẫn giải bài tập 3, 4 (18’)
- GV: Chiếu hoặc treo bảng phụ đưa yêu cầu của bài tập 
Bài 3: Với mỗi bộ giá trị ban đầu lần lượt của k, m, n như sau: 
a) 7, 6, 8 b) 6, 7, 8
hãy xác định giá trị của biến x sau khi thực hiện các câu lệnh sau:
A) x:=k; if x>m then x:=m; 
 if x>n then x:=n;
B) x:=k; if x>m then x:=m else x:=n;
C) x:=k; if x>m then if x>n then x:=n;
Bài 4: Hãy xác định giá trị của j và k là bao nhiêu sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
J:=2; k:=3;
For i:=1 to 5 do
 If i mod 2 = 0 then j:=j + 1;
K:= k+j;
- HS: Đọc, hiểu và tìm câu trả lời.
- GV: Gọi HS lên bảng giải từng câu
- HS: HS lên bảng làm
- GV: Gọi HS khác nhận xét bài làm
- HS: Nhận xét bài làm
- GV: Chốt đáp án
- HS: Quan sát – sửa bài tập
II. Bài tập
Bài 1:
a. (2*x+y)*(2*x+y) +1/3 – (4*x +5)/(6*y + 7);
b. 1/x - a*(b+2)/(2+a)
c. (7 - 3)*(7 - 3)*(7 - 3) mod 5
d. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)
Bài 2:
a) Xác định bài toán:
- Input: dãy số tự nhiên N
- Output: Kết quả tổng của dãy số N
b) Mô tả thuật toán:
- B1: Nhập vào số N
- B2: Sum ¬ 0; i ← 1; 
- B3: Sum ¬ Sum + i; i ← i + 1;
- B4: Nếu i ≤ N thì quay lại bước 2
- B5: Thông báo kết quả Sum và kết thúc thuật toán
Bài 3:
a) A) x= 6; B) x= 6; C) x= 6;
b) A) x= 6; B) x= 8; C) x= 6;
Bài 4: 
J = 4
K = k
3. Củng cố: (6’)
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm cho học sinh.
4. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Về xem thêm các nội dung bài cú pháp viết lệnh, nhận biết chỗ sai trong đoạn chương trình,chuẩn bị tuần sau thi học kì 1.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 33 34.doc