Giáo án Tin học 8 - Tiết 31, Bài 7: Câu lệnh lặp (Tiếp theo) - Trần Văn Hải

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại về cầu trúc của câu lệnh điều kiện.

+ GV: Đưa ra cấu trúc câu lệnh lặp trong Pascal.

+ GV: Giải thích các từ khóa for, to, do, biến đếm là gì?

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại từ khóa trong câu lệnh lặp là gì?

+ GV: Biến đếm trong câu lệnh lặp là biến thuộc kiểu nào?

+ GV: Giá trị đầu và giá trị cuối là giá trị nguyên hay thập phân?

+ GV: Giải thích cách hoạt động của câu lệnh lặp.

+ GV: Câu lệnh lặp sẽ thực hiện như thế nào?

+ GV: Số lần lặp của các câu lệnh như vậy có biết trước hay không.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 31, Bài 7: Câu lệnh lặp (Tiếp theo) - Trần Văn Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2015
Ngày day: 28/12/2015
Tuần 16
Tiết: 31 
BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cầu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước.
- Hiểu lệnh ghép.
2. Kĩ năng: Viết đúng được lệnh lặp với số lần biết trước trong một số tình huống đơn giản.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:
8A2:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (40’) Tìm hiểu ví dụ về câu lệnh lặp.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại về cầu trúc của câu lệnh điều kiện.
+ GV: Đưa ra cấu trúc câu lệnh lặp trong Pascal.
+ GV: Giải thích các từ khóa for, to, do, biến đếm là gì?
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại từ khóa trong câu lệnh lặp là gì?
+ GV: Biến đếm trong câu lệnh lặp là biến thuộc kiểu nào?
+ GV: Giá trị đầu và giá trị cuối là giá trị nguyên hay thập phân?
+ GV: Giải thích cách hoạt động của câu lệnh lặp.
+ GV: Câu lệnh lặp sẽ thực hiện như thế nào?
+ GV: Số lần lặp của các câu lệnh như vậy có biết trước hay không.
+ GV: Khi thực hiện các vòng lặp biến đếm sẽ nhận các giá trị như thế nào khi các câu lệnh thực hiện
+ GV: Nhận xét các câu trả lời.
+ GV: Yêu cầu HS rút ra luận.
+ GV: Đưa ra ví dụ 3 SGK cho HS nhận biết.
Lần lặp thứ
i
Kết quả viết ra màn hình
1
1
Đây là lần lặp thứ 1
2
2
Đây là lần lặp thứ 2
3
3
Đây là lần lặp thứ 3
4
4
Đây là lần lặp thứ 4
5
5
Đây là lần lặp thứ 5
6
6
Đây là lần lặp thứ 6
7
7
Đây là lần lặp thứ 7
8
8
Đây là lần lặp thứ 8
9
9
Đây là lần lặp thứ 9
10
10
Đây là lần lặp thứ 10
+ GV: 
+ GV: Đưa ra ví dụ 4 SGK để HS tìm hiểu.
+ GV: Thực hiện viết chương trình và chạy chương trình cho HS quan sát và nhận biết.
+ GV: Yêu cầu HS nhận xét về kết quả nhận được sau khi thực hiện chạy chương trình.
+ GV: Trong cú pháp sau do câu lệnh thực hiện như thế nào?
+ GV: Trong chương trình trên có mấy câu lệnh đơn.
+ GV: Đặt vấn đề làm thế nào để thực hiện 2 câu lệnh đơn.
+ GV: Giới thiệu và giải thích cho HS về câu lệnh ghép.
+ GV: Câu lệnh ghép được đặt trong cặp từ khóa nào?
+ GV: Đưa ra các ví dụ minh họa cho HS thấy được câu lệnh ghép.
+ GV: Nhận xét các ví dụ đưa ra, chốt nội dung.
+ HS: Ôn lại kiến thức cũ các em đã học về câu lệnh điều kiện.
+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, ghi nhận cấu trúc câu lệnh.
+ HS: Phát hiện vấn đề dựa trên sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Các từ For, to, do là từ khóa.
+ HS: Biến đếm là biến kiểu nguyên.
+ HS: Giá trị đầu và giá trị cuối là giá trị nguyên?
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và biết được cách hoạt động.
+ HS: Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là một vòng lặp.
+ HS: Số vòng lặp là biết trước và bằng:
giá trị cuối – giá trị đầu + 1.
+ HS: Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị là giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.
+ HS: Câu lệnh lặp có dạng:
for := do ;
Trong đó, for, to, do là các từ khóa, biến đếm là kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là một vòng lặp. Số vòng lặp là biết trước và bằng: giá trị cuối – giá trị đầu + 1.
+ HS: Quan sát ví dụ 3 cách thực hiện của câu lệnh lặp.
+ HS: Đọc thông tin ví dụ 4 SGK để tìm hiểu về câu lệnh lặp.
+ HS: Quan sát quá trình thực hiện của GV và hiểu hoạt động của câu lệnh.
+ HS: Kết quả là lần lượt xuất hiện 10 con số 0 trên màn hình.
+ HS: Sau do là thực hiện một câu lệnh đơn.
+ HS: Trong chương trình trên có 2 câu lệnh đơn.
+ HS: Phát hiện trong câu trúc có từ khóa Begin...End.
+ HS: Tìm hiểu và biết được câu lệnh ghép trong Pascal.
+ HS: Câu lệnh ghép được đặt trong từ khóa begin...end.
+ HS: Quan sát và tìm hiểu nội dung ví dụ GV đưa ra.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu bài học.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp.
- Câu lệnh lặp có dạng:
for := do ;
- Trong đó, for, to, do là các từ khóa, biến đếm là kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
- Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là một vòng lặp. Số vòng lặp là biết trước và bằng: giá trị cuối – giá trị đầu + 1.
- Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị là giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối.
 4. Củng cố: (3’)
	- Củng cố cú pháp của câu lệnh lặp. 
5. Dặn dò: (1’)
 	- Học thuộc cấu trúc và cách sử dụng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan_18_tiet_35_tiet_31.doc