GIáo án Tin học 8 tiết 31+ 32: Bài tập

2. Viết chương trình nhập vào từ bàn phím điểm trung bình (ĐTB), sau đó xếp loại học lực và in ra màn hình theo yêu cầu sau:

 ĐTB >= 8 : Xếp loại giỏi

 6,5 <= ĐTB <8: Xếp loại khá

 5<= ĐTB <6,5 : Xếp loại trung bình.

 ĐTB < 5: Xếp loại yếu.

- GV gợi ý, yêu cầu HS lên bảng thực hiện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 tiết 31+ 32: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 31-32
Tuần: 16
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học ở bài 5, 6.
1.2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh đã học để viết chương trình.
1.3/ Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập.
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn lại một số kiến thức đã học.
1. Nêu các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal.
2. Nêu cách khai báo biến, hằng trong Pascal. Cho ví dụ.
3. Bài toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước? 
4. Trình bày cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ và câu lệnh điều kiện dạng thiếu. Cho ví dụ?
1. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal : Số nguyên (integer), số thực (real), xâu (string), char (một kí tự trong bảng chữ cái).
2. Cách khái báo biến, hằng :
Var :;
Const = ;
VD: 
- Khai báo biến: 
Var m,n : Interger;	S: real; Thongbao: string;
- Khai báo hằng: Const a = 10; const Pi = 3.14;
3. Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm có 3 bước: 
Bước 1 : Xác định bài toán 
Bước 2 : Mô tả thuật toán
Bước 3 : Viết chương trình
4. Cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ và câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
- Dạng thiếu: If then ;
- Dạng đủ: If then Else ;
- Cho ví dụ: If a> b then write (a); If a>b then Max := a else Max:= b;
Hoạt động 2: Bài tập .
Bài 1: Đánh dấu “x” vào ô trống thích hợp.
Nội dung
Đúng
Sai
1/ Var a, b : integer;
2/ Var c, d := real;
3/ Const x = 3;
4/ Const y: real;
5/ If x := 5 then a = b;
6/ If x > 7 then a := b; 
7/ If x > 6 then a := b; else m := n;
8/ If x < 4 then a := b else m : = n;
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời.
- GV uốn nắn câu trả lời của HS.
1/ đ; 
2/ s; 
3/ đ; 
4/ s; 
5/ s; 
6/ đ; 
7/ s; 
8/ đ
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS ôn lại các kiến thức vừa ôn.
- Xem và làm lại các bài tập đã làm.
- Tiết sau kiểm tra thực hành 1 tiết trên máy tính.
======================================================================
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động 1: Bài tập .
1. Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b từ bàn phím in ra màn hình tổng hiệu tích thương của hai số đó.
- GV gợi ý, yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
2. Viết chương trình nhập vào từ bàn phím điểm trung bình (ĐTB), sau đó xếp loại học lực và in ra màn hình theo yêu cầu sau:
 ĐTB >= 8 : Xếp loại giỏi
 6,5 <= ĐTB <8: Xếp loại khá
 5<= ĐTB <6,5 : Xếp loại trung bình.
 ĐTB < 5: Xếp loại yếu.
- GV gợi ý, yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
Program tong_hieu_tich_thuong;
uses crt ;
var a,b : integer ;
begin
 	clrscr ;
	write(‘nhap so a :’); readln(a);
	write(‘nhap so b :’); readln(b);
	writeln(‘Tong 2 so ava b la:’, a+b);
 writeln(‘Hieu 2 so ava b la:’, a-b);
 writeln(‘Tich 2 so ava b la:’, a*b); 
 writeln(‘Thuong 2 so ava b la:’, a/b);
Readln
end.
2.
Program Xeploai;
Var ĐTB: Real;
Begin
 Write (‘ Nhap vao diem trung binh:’); Readln (ĐTB);
 If ĐTB >= 8 then Writeln (‘Xep loai Gioi’) else
 If ĐTB >= 6.5 then Writeln (‘Xep loai Kha’) else
 If ĐTB >= 5 then Writeln (‘Xep loai TB’) else Writeln (‘ Xep loai Yeu’);
 Readln	
End.

File đính kèm:

  • docTiet 31-32.doc
Giáo án liên quan