Giáo án Tin học 8 - Tiết 27, Bài thực hành 4: Sử dụng điều kiện If ... then ... (tiếp theo) - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên

HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập 2/SGK/53 (16’)

- GV: Nêu cú pháp và ý nghĩa hoạt động của câu lệnh điều kiện ở dạng thiếu và đủ.

- HS: 2 - 3 HS phát biểu

- GV: Một em hãy đọc yêu cầu đề bài cho cả lớp cùng nghe.

- HS: Đọc bài tập

- GV: Vậy từ yêu cầu đề bài chúng ta sẽ có điều kiện là gì ? Sau ĐK đó, CT sẽ làm gì?

- HS: Nếu Long > Trang thì Long cao hơn, nếu Long < Trang thì Trang cao hơn, ngược lại thì hai bạn bằng nhau. Các em khác nhận xét.

- GV: Từ các ĐK đã có, các em hãy viết thuật toán cho bài toán.

- HS: Một em hãy lên bảng viết thuật toán

- GV: Chốt lại nội dung trọng tâm

- GV: Cho HS viết CT trên máy

- HS: Gõ đoạn CT

- GV: Giúp HS sửa lỗi nếu có và nhận xét kết quả.

- GV: Khi chạy với bộ dữ liệu thứ 2, chúng ta sẽ thấy gì trên màn hình?

- HS: Phát biểu

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 27, Bài thực hành 4: Sử dụng điều kiện If ... then ... (tiếp theo) - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết PPCT: 27
Ngày dạy: 30/11 " 06/12/2015
Lớp: 8A1, 8A2
Ngày dạy: " / /2015
Lớp: 8A1, 8A2
Baøi thöïc haønh 4: 
Söû duïng ñieàu kieän ifthen(tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Viết câu lệnh ifthen trong chương trình
- Rèn kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
2. Kỹ năng
- Viết đúng câu lệnh rẽ nhánh dạng khuyết, rẽ nhánh dạng đầy đủ.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.
3. Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. Và bảo vệ máy tính.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy vẽ hình về cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập 2/SGK/53 (16’)
- GV: Nêu cú pháp và ý nghĩa hoạt động của câu lệnh điều kiện ở dạng thiếu và đủ.
- HS: 2 - 3 HS phát biểu
- GV: Một em hãy đọc yêu cầu đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS: Đọc bài tập
- GV: Vậy từ yêu cầu đề bài chúng ta sẽ có điều kiện là gì ? Sau ĐK đó, CT sẽ làm gì?
- HS: Nếu Long > Trang thì Long cao hơn, nếu Long < Trang thì Trang cao hơn, ngược lại thì hai bạn bằng nhau. Các em khác nhận xét.
- GV: Từ các ĐK đã có, các em hãy viết thuật toán cho bài toán.
- HS: Một em hãy lên bảng viết thuật toán 
- GV: Chốt lại nội dung trọng tâm
- GV: Cho HS viết CT trên máy
- HS: Gõ đoạn CT
- GV: Giúp HS sửa lỗi nếu có và nhận xét kết quả.
- GV: Khi chạy với bộ dữ liệu thứ 2, chúng ta sẽ thấy gì trên màn hình?
- HS: Phát biểu
- GV: Vậy theo các em chúng ta sẽ sửa lại như thế nào để CT chỉ có 1 kết quả.
- HS: 2 – 3 HS phát biểu
- GV: Nhận xét kết quả từng nhóm, giải thích. Các em có thể xem gợi ý từ SGK, giải thích gợi ý.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Từ gợi ý SGK, các em hãy sửa lại CT cho đúng.
- HS: Gõ lại nội dung
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập 3/SGK/T54 (16’)
- GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS: Đọc bài tập 
- GV: Gợi ý thực hiện yêu cầu của bài tập.
+ Vậy ĐK nào để a,b,c là 3 cạnh của tam giác ?
→ (a+b>c) và (b+c>a) và (c+a>b) thì a,b,c là 3 cạnh của tam giác. Các nhóm khác nhận xét.
+ Từ ĐK các định được, các em hãy viết thuật toán cho bài toán.
+ Một em hãy lên bảng viết thuật toán của bài toán này.
- GV: Nhận xét
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Từ thuật toán đã có, chúng ta hãy viết CT trên máy cho bài toán này.
- HS: Tiến hành viết CT trên máy, báo với GV kết quả.
- GV: Giúp HS sửa lỗi nếu có và nhận xét kết quả.
3. Bài 2/SGK/53: 
Bài 2 : Viết CT nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn.
 a) Gõ CT sau đây :
 Program Ai_cao_hon;
 Uses Crt;
 Var Long, Trang : Real;
 Begin
 Clrscr;
 Write(‘ Nhap chieu cao ban Long :’); Readln(Long);
 Write(‘Nhap chieu cao ban Trang :’); Readln(Trang);
 If Long>Trang then Writeln(‘Ban Long cao hon);
 If Long<Trang then Writeln(‘Ban Trang cao hon)
 Else Writeln(‘Hai ban cao bang nhau’);
 Readln;
 End.
b) Lưu CT với tên Aicaohon.pas. Dịch và sửa lỗi gõ nếu có.
c) Chạy CT với các bộ dữ liệu (1.5, 1.6) v (1.6, 1.5) v (1.6, 1.6). Quan sát kết quả nhận được và nhận xét. Hãy tìm chỗ chưa đúng trong chương trình.
d) Sửa lại CT để có kết quả đúng : chỉ in ra màn hình một thông báo kết quả :
Program Ai_cao_hon;
 Uses Crt;
 Var Long, Trang : Real;
 Begin
 Clrscr;
 Write(‘ Nhap chieu cao ban Long :’); Readln(Long);
 Write(‘Nhap chieu cao ban Trang :’); Readln(Trang);
 If Long>Trang then Writeln(‘Ban Long cao hon)
 Else If Long<Trang then Writeln(‘Ban Trang cao hon)
 Else Writeln(‘Hai ban cao bang nhau’);
 Readln;
 End.
4. Bài 3/SGK/54: Dưới đây là CT nhập 3 số nguyên dương a,b và c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra 3 số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác không?
Program Ba_canh_tam_giac;
Uses Crt;
Var a, b, c : Real;
Begin
 Clrscr;
 Write (‘Nhap ba so a, b va c :’); Readln (a,b,c);
 If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then
 Writeln (‘a, b va c la 3 canh cua một tam giac !’)
 Else Writeln (‘a, b va c khong la 3 canh cua tam giac !’);
 Readln;
End.
- Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong CT, soạn, dịch và chạy CT với các số tùy ý.
4. Củng cố: (4’)
- Cho HS đọc nội dung tổng kết. Nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của Tổng kết.
+ Có thể dùng các câu lệnh Ifthen lồng vào nhau
+ Có thể dùng các từ khóa And và Or để kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản thành phép so sánh phức tạp.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Về xem trước nội dung yêu cầu bài 2 và 3, để tiết sau thực hành tiếp. 
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 27.doc
Giáo án liên quan