GIáo án Tin học 8 tiết 26+ 27: Câu lệnh điều kiện

- Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ?

- GV nêu ví dụ về tính đúng sai của điều kiện như SGK.

- Yêu cầu vài HS cho ví dụ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 tiết 26+ 27: Câu lệnh điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 26-27
Tuần: 13-14
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thực hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
1.2/ Kĩ năng: Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
1.3/ Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, BGĐT (nếu có) hoặc tranh ảnh minh hoạ.
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu những hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. 
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
- Yêu cầu HS đọc mục 1 – SGK.
- Cho một vài ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ?
- Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó.
- Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên .
- 1 HS đọc, các HS còn lại theo dõi.
- HS lần lượt cho VD:
+ Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng.
+ Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học . 
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- HS trả lời:
+ Các điều kiện : chiều nay trời không mưa, em bị ốm.
+ Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học.
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
 Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu".
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính đúng hoặc sai của các điều kiện.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
- Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ?
- GV nêu ví dụ về tính đúng sai của điều kiện như SGK.
- Yêu cầu vài HS cho ví dụ.
- Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn.
- HS chú ý.
- Ví dụ :
+ Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại.
+ Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình.
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện:
 Khi đưa ra câu điều kiện, kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
- Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình.
- Ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào để so sánh.
- Ví dụ : Nếu a > b, phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình; ngược laị in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai).
-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥.
- Học sinh chú ý lắng nghe
3. Điều kiện và các phép so sánh:
Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không thoả mãn.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
BT 1 – SGK: Em hãy cho một vài ví dụ về các hoạt động hằng ngày phụ thuộc vào điều kiện.
- Yêu cầu 1 vài HS nêu ví dụ.
BT 2- SGK: 
- Yêu cầu 4 HS trả lời.
- HS cho ví dụ.
a/ Đ	b/ Đ	
c/ Đ	d/ S
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem tiếp mục 4,5 – SGK.
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi:
- Hãy cho một vài ví dụ về các hoạt động hằng ngày phụ thuộc vào điều kiện.
- Các phép so sánh có vai trò gì trong việc mô tả thuật toán và lập trình?
* GV nhận xét và chấm điểm.
 HS lần lượt trả lời.
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
 Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.
? Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
- Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng.
? Em hãy mô tả hoạt động trên.
- Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trong ví dụ trên gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
- GV giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ như hình 32-SGK.
VD2: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
+ B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ B2: Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T.
+ B3 : In hoá đơn.
- Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
VD3 : Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
+ B1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ B2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T; ngược lài, số tiền phải thanh toán là 90% x T
+ B3. In hoá đơn.
- Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
4. Cấu trúc rẽ nhánh:
 Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh điều kiện.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
- Câu lệnh điều kiện có mấy dạng?
- GV giới thiệu cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu.
* Dạng thiếu.
- Cú pháp:
IF then ;
- Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
- Em hãy cho biết câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal của bài tập sau: “Giả sử cần in số a ra màn hình nếu a>b”.
- GV nêu VD5 – SGK.
- GV giới thiệu cú pháp câu lệnh điều kiện dạng đủ.
* Dạng đủ:
- Cú pháp: If then Else ;
- Hãy cho biết hoạt động của câu lệnh trên.
- GV giới thiệu VD6-SGK.
- Có 2 dạng: dạng đủ và dạng thiếu.
- Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- Thể hiện dạng thiếu trong Pascal.
If a > b then Writeln(a);
- HS chú ý.
+ Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
- HS chú ý.
5. Câu lệnh điều kiện:
a) Dạng thiếu:
- Cú pháp:
IF then ;
b) Dạng đủ:
- Cú pháp: 
If then Else ;
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Cấu trúc rẽ nhánh có mấy dạng? Kể ra? 
- Cho biết cú pháp, cấu trúc và hoạt động của từng dạng.
- Yêu cầu HS làm BT5, BT6-SGK.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lần lượt thực hiện.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem và làm lại các bài tập vừa làm.
- Làm các bài tập còn lại sau bài học.
- Chuẩn bị bài thực hành 4.
- Tiết sau xuống phòng máy thực hành.

File đính kèm:

  • docTiet 26-27.doc