Giáo án Tin học 8 - Tiết 18, Bài 5: Từ bài toán chương trình - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm bài toán (10’ )
- GV: Hướng dẫn các em các VD trong SGK. Bài toán là khái niệm quen thuộc ta thường gặp ở những môn học nào?
- HS: Môn toán, vật lý, hoá học
- GV: Em hãy cho những ví dụ về bài toán?
- HS: 2 – 3 HS phát biểu
- GV: Nhận xét kết quả
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Cho vài ví vụ như: tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100, tính quảng đường ô tô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60 km/giờ.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
- GV: Tuy nhiên, hằng ngày ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều như lập bảng cửu chương, lập bảng điểm của các bạn trong lớp
- GV: Phân tích => yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm bài toán.
- HS: Đọc khái niệm
- GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm
- HS: Lắng nghe – ghi chép
Tuần: 09 Tiết PPCT: 18 Ngày dạy: 19 " 25/10/2015 Lớp: 8A1, 8A2 Baøi 5: töø baøi toaùn ñeán chöông trình I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết khái niệm thuật toán. - Biết các bước giải bài toán trên máy tính - Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản - Biết chương trình là thể hiện các thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. - Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. - Hiểu được thuật toán tìm số lớn nhất của một dãy số. 2. Kỹ năng - Biết xác định Input và Ouput của một bài toán chính xác, biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước chính xác. 3. Thái độ - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’) 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm bài toán (10’ ) - GV: Hướng dẫn các em các VD trong SGK. Bài toán là khái niệm quen thuộc ta thường gặp ở những môn học nào? - HS: Môn toán, vật lý, hoá học - GV: Em hãy cho những ví dụ về bài toán? - HS: 2 – 3 HS phát biểu - GV: Nhận xét kết quả - HS: Lắng nghe – ghi nhớ - GV: Cho vài ví vụ như: tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100, tính quảng đường ô tô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60 km/giờ. - HS: Lắng nghe – ghi nhớ - GV: Tuy nhiên, hằng ngày ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều như lập bảng cửu chương, lập bảng điểm của các bạn trong lớp - GV: Phân tích => yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm bài toán. - HS: Đọc khái niệm - GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm - HS: Lắng nghe – ghi chép HĐ 2: Tìm hiểu cách xác định bài toán (21’) - GV: Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được. - GV: Ví vụ tính kết quả của phép chia 2 số a,b. Cho biết điều kiện cho trước và kết quả thu được của bài toán là gì? - HS: 2 – 3 phát biểu - GV: Nhận xét kết quả - GV: Cho thêm ví vụ như tính diện tích 1 tam giác S=1/2*(a*h), tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100,...Xác định điều kiện cho trước và kết quả thu được? - HS: Lên bảng xác định - GV: Nhận xét – chốt lại kiến thức trọng tâm - HS: Lắng nghe – nghi chép I. Bài toán và xác định bài toán : 1) Bài toán - Là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. 2) Xác định bài toán - Để giải quyết được một bài toán cụ thể, ta cần xác định bài toán tức là xác định rõ các điều kiện cho trước (thông tin vào – input) và kết quả cần thu được (thông tin ra – output). * VD1 : Tính kết quả của phép chia 2 số a,b. - Điều kiện cho trước (Input): Giá trị a và b. - Kết quả cần thu được (Output): KQ phép chia. * VD2: Tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100. - Điều kiện cho trước (Input): dãy số từ 1 → 100 - Kết quả cần thu được (Output): Kết quả phép tổng 3. Củng cố: (10’) - GV: Yêu cầu HS đọc bài 1/SGK 45 và trả lời theo yêu cầu SGK. HS: Đọc thảo luận nhóm trả lời. a) .- Input: danh sách họ tên học sinh trong lớp - Output: số học sinh có họ trần b) - Input: dãy số n cho trước - Output: tổng các phần tử lớn hơn 0 c) - Input: dãy số n đã cho - Output: số các số có giá trị nhỏ nhất 4. Hướng dẫn về nhà: (3’) - Về học lại kiến thức ngày hôm nay. - Về xem trước nội dung 2 và 3 của bài để tiết sau học tiếp, và trước bài tập 2, 3, 4 SGK 45. IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t 18.doc