Giáo án Tin học 8 - Tiết 15+16: Ôn tập - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên
HĐ 1: Hướng dẫn ban đầu (9’)
- GV: Triển khai nội dung và chia nhóm
- HS: Chia thành 4 nhóm
- GV: Đặt câu hỏi cho từng nhóm
+ Nhóm 1:
Câu 1: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
Câu 2: Phân biệt từ khóa và tên chương trình?
+ Nhóm 2:
Câu 3: Cấu trúc chung của chương trình?
Câu 4: Công dụng của một từ khóa thường dùng trong chương trình.
+ Nhóm 3:
Câu 5: Một số tổ hợp phím thường sử dụng trong chương trình.
Câu 6: Các kí hiệu phép toán, phép so sánh trong Pascal.
+ Nhóm 4:
Câu 7: Các kiểu dữ liệu thường dùng trong Pascal.
Câu 8: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa biến và hằng.
- HS: Lắng nghe – ghi chép
Tuần: 08 Tiết PPCT: 15 - 16 Ngày dạy: 12 " 18/10/2015 Lớp: 8A1, 8A2 Oân taäp I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống lại các nội dung chính về chương trình Pascal như kiểu dữ liệu, các phép toán với kiểu dữ liệu số, các phép so sánh và giao tiếp giữa người và máy. - Biết cấu trúc chung và các thành phần của chương trình. - Hiểu cách sử dụng biến và hằng. 2. Kỹ năng - Viết được chương trình TP đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh vào ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình. 3. Thái độ - Học tập nghiêm túc, làm đầy đủ các BT trong SGK và yêu cầu của GV đưa ra. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hãy cho biết các kiểu dữ liệu thường dùng trong Pascal ? - Nêu cú pháp khai báo biến A thuộc kiểu số nguyên và biến B thuộc kiểu số thực? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Tiết 1 HĐ 1: Hướng dẫn ban đầu (9’) - GV: Triển khai nội dung và chia nhóm - HS: Chia thành 4 nhóm - GV: Đặt câu hỏi cho từng nhóm + Nhóm 1: Câu 1: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Câu 2: Phân biệt từ khóa và tên chương trình? + Nhóm 2: Câu 3: Cấu trúc chung của chương trình? Câu 4: Công dụng của một từ khóa thường dùng trong chương trình. + Nhóm 3: Câu 5: Một số tổ hợp phím thường sử dụng trong chương trình. Câu 6: Các kí hiệu phép toán, phép so sánh trong Pascal. + Nhóm 4: Câu 7: Các kiểu dữ liệu thường dùng trong Pascal. Câu 8: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa biến và hằng. - HS: Lắng nghe – ghi chép HĐ 2: Trả lời câu hỏi lý thuyết (30’) - GV: Gọi đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - HS: Đại diện phát biểu - GV: Cho nhóm khác nhận xét bổ sung - HS: 2 – 3 nhận xét - GV: Chốt lại kết quả - cho điểm nhóm - HS: Lắng nghe – ghi chép I. Phần lý thuyết Câu 1: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? - Bảng chữ cái: thường gồm các chữ cái tiếng anh và kí hiệu phép toán (+, -, *, /, ...), dấu đóng mở ngoặc ( ), dấu nháy ‘ ‘,... - Các quy tắc để viết câu lệnh như: giữa các từ được cách nhau bởi một hoặc nhiều dấu cách, một số câu lệnh kết thúc bằng dấu chấm phẩy, có các cụm từ phải nằm trong dấu ngoăc đơn,... Câu 2: Phân biệt từ khóa và tên chương trình a) Từ khóa - Từ khoá là từ dành riêng do ngôn ngữ quy định. - Không được dùng các từ khoá này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định như: - VD: begin, end, uses, readln,... b) Tên chương trình - Tên do người dùng đặt ra phải tuân thủ các quy tắc như: + 2 tên khác nhau tương ứng với 2 đại lượng khác nhau. + Tên không được trùng với các từ khoá. + Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được có khoảng trắng. - VD: lop8a, X, Y, dientich,... Câu 3: Cấu trúc chung của chương trình. - Cấu trúc chương trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân. - Phần khai báo có thể có hoặc không, nhưng nếu có thì phải đặt trước phần thân. Câu 4: Công dụng của một từ khóa thường dùng trong chương trình. + Program: Khai báo tên chương trình + Clrscr: xóa dữ liệu trên màn hình + Uses: khai báo thư viện + Var: khai báo biến + Const: khia báo hằng + Begin: Thông báo điểm bắt đầu của thân chương trình + End: Thông báo điểm kết thúc thân chương trình + Write (Writeln): hiện thị thông tin nhưng không xuống dòng (hiện thị thông tin rồi xuống dòng). + Read(danh sách biến): dừng để nhập giá trị của biến nhưng không xuống dòng. Vd: read(x,y); + Readln(danh sách biến): dừng để nhập giá trị của biến và xuống dòng. Vd: readln(z,y); + Delay (thời gian): tạm dừng trong 1 khoảng thời gian. Vd: delay(5000); Câu 5: Một số tổ hợp phím thường sử dụng trong chương trình. - Ctrl + F9: chạy chương trình - Alt + F9: dịch chương trình - Alt + F5: quan sát kết quả - Alt + X: thoát chương trình - File → Save (phím F2): lưu chương trình Câu 6: Các kí hiệu phép toán, phép so sánh trong Pascal. - Phép cộng : + - Phép trừ: - - Phép nhân: * - Phép chia: / - Phép chia lấy phần nguyên: Div - Phép chia lấy phần dư: Mod - Phép ss bằng: = - Phép ss khác: - Phép ss lớn: > - Phép ss lớn hoặc bằng: >= - Phép ss nhỏ: < - Phép ss nhỏ hoặc bằng: <= Câu 7: Các kiểu dữ liệu thường dùng trong Pascal. - Byte: gồm các số nguyên từ 0 → 255 - Integer: số nguyên trong khoảng từ -32768 →32767 - Real: Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9x10-39 đến 1,7x1038 và số 0 - Char: Các ký tự trong bảng chữ cái - String: Các dãy kí tự gồm tối đa 255 ký tự. Dãy kí tự phải đặt trong dấu ‘ ‘. Câu 8: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa biến và hằng. a) Giống nhau - Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. - Biến và hằng phải được khai báo trước khi sử dụng. b) Khác nhau * Biến - Giá trị của biến có thể thay đổi khi thực hiện chương trình. - Giá trị khai báo của biến là 1 kiểu dữ liệu. - Cú pháp khai báo biến: Var tên biến : kiểu dữ liệu ; - VD: Var X, y : byte; Lop : string; - Phép gán giá trị cho biến: Tên biến := giá trị gán; * Hằng - Giá trị của hằng không thay đổi khi thực hiện chương trình. - Giá trị khai báo của hằng là 1 con số cụ thể. - Cú pháp khai báo hằng: Const tên hằng = giá trị cụ thể ; - VD: Const Z = 6; Lop = 9 ; Tiết 2 HĐ 3: Đặt câu hỏi bài tập (9’) - GV: Đưa ra câu hỏi bài tập - HS: Lắng nghe – ghi chép Bài 1. Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal. a) ; b) ; c); d) e. 15 – 8 ≥ 3; f. (20-15)2 ≠ 25 h. 112 = 121 x 3 l) x : y > 10 – 3x Bài 2: Cho các biểu thức sau, dựa vào đó hãy viết các khai báo cho phù hợp, để có thể tính kết quả? a. Công thức tính diện tích hình tròn: S=PI*R2 (trong đó PI=3.14, R là bán kính đường tròn). b. Công thức tính diện tích tam giác: S=1/2*(a*h) (trong đó a và h là số tự nhiên được nhập từ bàn phím) c. Biến C là kết quả phép chia lấy phần nguyên của a và b. Bài 3 : Hãy liệt kê các lỗi nếu có trong CT và sửa lại cho đúng : Var a,b := Integer; Const c := 3; Begin a := 200 b := a/c; Write(b); Readln; End. - GV: Gợi ý hướng dẫn làm từng bài - HS: Lắng nghe – ghi nhớ HĐ 4: Làm bài tập (30’) - GV: Gọi từng HS lên bảng làm - HS: Thực hiện theo yêu cầu - GV: Chốt lại kết quả - cho điểm - HS: Lắng nghe – ghi nhớ II: Bài tập Bài 1. a) (a/b) + (c/d); b) a*x*x + b*x + c; c) 1/x – (a/5) * (b + 2); d) (a*a + b) * (1 + c) * (1+c) * (1+c); e) 15 – 8 >= 3; f) (20 – 15) * (20 – 15) 25; h. 11*11 = 121 * 3; l) x/y > 10 – 3 * x; Bài 2. a) Var S, R : real; const Pi = 3.14; b) Var S: real; a, h : integer; c) Var a, b, c : integer; Bài 3. - Lỗi khai báo biến Var a,b := Integer; → sửa lại Var a,b : Integer; - Lỗi khai báo hằng Const c := 3; → sửa lại Const c = 3; - Lỗi viết lệnh a := 200 → sửa lại a := 200; - Lỗi khai báo sai kiểu dữ liệu cho biến b := a/c; → sửa lại khai báo Var b : real; 4. Củng cố: (3’) - Hệ thống lại các nội dung trọng tâm của bài. 5. Hướng dẫn về nhà: (3’) - Về học lại kiến thức ngày hôm nay. Và làm các bài tập đã ôn để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t 15 16.doc