Giáo án Tin học 8 - Tiết 11+12, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên

- GV: Trong việc tính toán để hạn chế viết nhiều lần 1 công thức thì ta nên lặp 1 công thức chung → S = 3.14 * R * R. Trong đó S, R là các biến mà do ta đặt từ trước.

 - GV: Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu trữ ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình đó là biến nhớ.

- HS: Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

- GV: Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

- GV: Biến dùng để làm gì?

- HS: Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu

- GV: Chốt lại nội dung trọng tâm

- HS: Lắng nghe – ghi chép

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 11+12, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06
Tiết PPCT: 11 - 12
Ngày dạy: 28/9 " 04/10/2015
Lớp: 8A1, 8A2
Baøi 4: söû duïng bieán trong chöông trình
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết khái niệm về biến- hằng
- Hiểu được cách khai báo, sử dụng biến, hằng
- Biến được vai trò của biến trong lập trình
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng khai báo biến trong chương trình
3. Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Nêu các kí hiệu phép toán trong phần mềm Pascal?
- Cho biết công dụng của câu lệnh sau: write (‘gia tri x =’); readln (x);
3. Bài mới	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Tiết 1
HĐ1: Tìm hiểu biến trong chương trình (20’)
- GV: Treo bảng phụ giải thích minh họa về biến.
Cho 3 hình tròn với 3 bán kính như sau: 3, 5, 2. Hãy tính diện tích của 3 hình tròn đó. Biết diện tích = 3.14 x bán kính2.
- HS: 2 – 3 HS lên bảng tính
+ 3.14 * 3 * 3
+ 3.14 * 5 * 5
+ 3.14 * 2 * 2
- GV: Trong việc tính toán để hạn chế viết nhiều lần 1 công thức thì ta nên lặp 1 công thức chung → S = 3.14 * R * R. Trong đó S, R là các biến mà do ta đặt từ trước.
 - GV: Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu trữ ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình đó là biến nhớ.
- HS: Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- GV: Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- GV: Biến dùng để làm gì?
- HS: Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu
- GV: Chốt lại nội dung trọng tâm
- HS: Lắng nghe – ghi chép
HĐ2: Tìm hiểu cách khai báo biến (15’)
- GV: Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình.
- GV: Tham khảo SGK cho biết việc khai báo biến gồm mấy công việc khai báo?
- HS: Khai báo tên biến và khai báo kiểu dữ liệu của biến.
- GV: Nêu công thức khai báo biến?
- HS: Phát biểu
- GV: Cho ví vụ khai báo biến - đặt câu hỏi thêm:
Var a,b: Integer;
S, diện tích: real;
Thongbao: String;
- GV: Trong đó các thông sau mang ý nghĩa gì?
 Var ? M,n ? S, dientich ? Thongbao ?
- HS: 2 – 3 HS phát biểu trả lời
- GV: Chốt lại nội dung trọng tâm
- HS: Lắng nghe – ghi chép
1. Biến là công cụ trong lập trình: 
- Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ dữ liệu. 
- Giá trị của biến có thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
2. Khai báo biến
-Biến phải được khai báo trước phần thân chương trình.
- Việc khai báo biến gồm : 
+ Khai báo tên biến;
+ Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
- Công thức khai báo biến:
Var tên biến : kiểu dữ liệu ;
- Ví vụ: 
 Var m, n : integer;
- Trong đó : 
+ Var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến.
+ m, n là các biến có kiểu dữ liệu số nguyên.
Tiết 2
HĐ 3: Tìm hiểu cách sử dụng biến trong chương trình (25’)
- GV: Các thao tác có thể thực hiện với biến là:
+ Gán giá trị cho biến
+ Tính toán với giá trị của biến.
- GV: Câu lệnh gán giá trị trong các ngôn ngữ lập trình thường có dạng như thế nào?
- HS: Tên biến := biểu thức cần gán;
- GV: Chốt lại kiến thức
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Cho HS tham khảo SGK 2 phút và trả lời câu hỏi. Hãy nêu ý nghĩa của các câu lệnh sau:
 x:=12; . x:=y; , x:=(a+b)/2;
- HS: 2 – 3 HS phát biểu trả lời
HĐ 4: Tìm hiều hằng trong chương trình (10’)
- GV: Cho HS tham khảo SGK 2 phút – cho biết đại lượng hằng là gì? Đặc điểm, cách khai báo của hằng?
- HS: 2 – 3 HS trả lời
- GV: Chốt lại nội dung trọng tâm
- HS: Lắng nghe – ghi chép
- GV: Ví dụ về khai báo hằng:	
Const pi = 3.14;
Bankinh = 2;
- Trong đó các từ sau mang ý nghĩa gì? Const? pi, bankinh ?
- HS: Phát biểu – trả lời
3. Sử dụng biến trong chương trình
- Các thao tác có thể thực hiện với biến là: 
+ Nhập(gán) giá trị cho biến
+ Tính toán với giá trị của biến.
- Lệnh để sử dụng biến :
+ Lệnh nhập giá trị cho biến từ bàn phím : Readln(tên biến);
+ Lệnh gán giá trị cho biến :
Tên biến := Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
- Ví dụ: X:=12;
→ Gán giá trị số 12 vào biến nhớ X.
4. Hằng:
- Hằng là đại lượng giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo.
- Cách khai báo hằng :
Const tên hằng = giá trị của hằng ;
- Ví dụ : const phi=10000;
Const: từ khóa để khai báo 
- phi: là hằng được gán giá trị là 10000
4. Củng cố: (7’)
- Cho HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 33.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay. Và các bài còn lại 5, 6 SGK/33.
- Về xem trước nội dung bài thực hành “3: Khai báo vầ sử dụng biến”. Xem và trả lời yêu cầu bài 1.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 11 12.doc