Giáo án Tin học 8 - Học kì 1 - Võ Thị Bích Ngọc

LUYỆN GÕ PHÍM NHANH VỚI FINGER BREAK OUT

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau tiết này HS:

- Biết Finger break out là gì?

- Biết cách khởi động phần mềm.

- Biết các thành phần trong màn hình chính của phần mềm.

- Biết cách thoát khỏi phần mềm.

2. Kỹ năng

- Làm quen với môn học.

- Khởi động được Finger break out.

- Nhận biết được các thành phần chính trên màn hình của phần mềm.

- Thoát khỏi được Finger break out.

 3. Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

- Tích cực thảo luận, hoàn thành tốt bài tập thực hành.

- Nghiêm túc trong quá trình thực hành, nội quy phòng máy, rèn luyện ý thức học tập tốt.

II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 1. Phương pháp

- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan và hướng dẫn.

 2. Phương tiện

- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập, phòng máy.

- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.

III- NỘI DUNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)

2. Kiểm tra bài cũ//bỏ qua

3. Nội dung bài mới

 

doc103 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 8 - Học kì 1 - Võ Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lưu ý để HS hình dung.
- Thực hành qua một lần để HS quan sát.
- Yêu cầu HS thực hành theo sự chỉ dẫn.
3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm
- HS thực hành.
Củng cố và dặn dò (1p)
Củng cố
Nội dung đã được thực hành.
Dặn dò
Xem lại bài, xem trước bài tiếp theo.
Thực hành lại cách sử dụng phần mềm (nếu có điều kiện).
Rút kinh nghiệm
Tuần: 10 Tiết 19 Ngày soạn: 01/10
BÀI 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết khái niệm bài toán.
- Biết cách xác định bài toán và quá trình giải bài toán trên máy tính.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Thực hiện được các bước trong quá trình giải bài toán.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (3p)
? Finger break out là gì
? Hãy nêu các thành phần trong màn hình chính của phần mềm.
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 1. Bài toán và xác định bài toán (19p)
- Ví dụ về bài toán: Tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100, giải phương trình bậc nhất, lập bảng điểm của lớp,
? Bài toán là gì
- HS: Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
? Để giải quyết được một bài toán, ta làm như thế nào
- HS: Để giải quyết được một bài toán cụ thể, ta cần phải xác định bài toán: Xác định các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được.
- VD 1: Xét các bài toán:
 a) Tính diện tích hình tam giác
 - Điều kiện cho trước: Một cạnh và đường cao tương ứng với cạnh đó.
 - Kết quả cần thu được: Diện tính hình tam giác.
 b) Nấu một món ăn
 - Điều kiện cho trước: Các thực phẩm (trứng, dầu ăn, rau, muối, đường, mắm,)
 - Kết quả cần thu được: Một món ăn.
1. Bài toán và xác định bài toán
- Để giải quyết được một bài toán cụ thể, ta cần phải xác định bài toán: Xác định các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được.
Hoạt động 2: 2. Quá trình giải bài toán trên máy tính (19p)
- Máy tính thực hiện việc xử lí thông tin dưới sự chỉ dẫn của con người thông qua các lệnh.
=> Con người đưa cho máy tính một dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà máy tính có thể thực hiện để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần tìm.
? Thuật toán là gì
- HS: Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để nhận được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
- Cho HS quan sát hình 28 trong SGK và giải thích về “từ bài toán đến chương trình”.
- HS: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm những bước:
 + Xác định bài toán: Xác định thông tin đã cho (INPUT) và thông tin cần tìm (OUTPUT).
 + Mô tả thuật toán.
 + Viết chương trình.
2. Quá trình giải bài toán trên máy tính 
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để nhận được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
- Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm những bước:
 + Xác định bài toán: Xác định thông tin đã cho (INPUT) và thông tin cần tìm (OUTPUT).
 + Mô tả thuật toán.
 + Viết chương trình.
Củng cố và dặn dò (3p)
Củng cố
? Để giải quyết được một bài toán cụ thể, ta làm như thế nào
? Thuật toán là gì
? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm những bước nào
Dặn dò
Học thuộc bài, xem trước phần tiếp theo.
Làm bài tập 1 trong SGK tr 45.
Rút kinh nghiệm
Tuần: 10 Tiết 20 Ngày soạn: 01/10
BÀI 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt)
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết cách xác định bài toán và mô tả thuật toán.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Xác định được bài toán và mô tả được thuật toán.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (2p)
? Thuật toán là gì
? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm những bước nào
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 3: 3. Thuật toán và mô tả thuật toán (37p)
? Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm thuật toán là gì
- HS: Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để nhận được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
- Dẫn dắt HS tìm hiểu cách xác định bài toán và mô tả thuật toán.
- Cho VD và giải thích để HS hình dung.
- VD: Bài toán “Pha trà mời khách”
Xđ bài toán
 INPUT: Trà, nước sôi, ấm và chén.
 OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách.
Mô tả TT
 Bước 1. Tráng ấm, chén bằng nước sôi.
 Bước 2. Cho trà vào ấm.
 Bước 3. Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
 Bước 4. Rót trà ra chén để mời khách.
- Cho HS quan sát các VD về bài toán “Giải phương trình bậc nhất” và bài toán “Làm món trứng tráng” trong SGK và giải thích để HS hiểu rõ hơn.
3. Thuật toán và mô tả thuật toán (SGK)
Củng cố và dặn dò (5p)
Củng cố
? Cho bài toán về việc nấu 1 nồi cơm, yêu cầu HS xác định bài toán và mô tả thuật toán.
Dặn dò
Học thuộc bài, xem trước phần tiếp theo.
Rút kinh nghiệm
Tuần: 11 Tiết 21 Ngày soạn: 02/10
BÀI 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt)
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết vận dụng cách xác định bài toán và mô tả thuật toán vào giải một số ví dụ về thuật toán.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Vận dụng và giải được một số ví dụ về thuật toán.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (4p)
? Thuật toán là gì
? Em hãy mô tả thuật toán về việc pha trà mời khách.
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 4: 4. Một số ví dụ về thuật toán (38p)
? Yêu cầu HS nhắc lại cách mô tả thuật toán đã được học trong tiết trước. 
- HS: Xác định INPUT, OUTPUT và các bước cần thực hiện để giải bài toán.
* Hướng dẫn HS làm các VD trong SGK tr 40, 41, 42.
- VD2: Tính diện tích hình A.
- Cho HS quan sát hình 29 trong SGK và giải thích để HS hình dung.
- VD3: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
- Cho HS quan sát hình 30 trong SGK và giải thích để HS hình dung.
- VD4: Đổi giá trị của hai biến x và y.
- Cho HS quan sát hình 31 trong SGK và giải thích để HS hình dung.
4. Một số ví dụ về thuật toán (SGK)
Củng cố và dặn dò (2p)
Củng cố
? Thuật toán là gì
? Em hãy nhắc lại cách xác định bài toán và mô tả thuật toán.
Dặn dò
Học thuộc bài, xem trước phần tiếp theo.
Làm bài tập 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK tr 45.
Rút kinh nghiệm
Tuần: 11 Tiết 22 Ngày soạn: 02/10
BÀI 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt)
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết vận dụng cách xác định bài toán và mô tả thuật toán vào giải một số ví dụ về thuật toán.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Vận dụng và giải được một số ví dụ về thuật toán.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (4p)
? Mô tả thuật toán về việc tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 5: 4. Một số ví dụ về thuật toán (tt) (35p)
? Yêu cầu HS nhắc lại cách mô tả thuật toán đã được học trong tiết trước. 
- HS: Xác định INPUT, OUTPUT và các bước cần thực hiện để giải bài toán.
* Hướng dẫn HS làm các VD trong SGK tr 43, 44.
- VD5: So sánh hai số thực a và b.
- Hướng dẫn HS mô tả thuật toán và giải thích để HS hình dung.
- VD6: Tìm số lớn nhất trong dãy A.
- Cho HS quan sát hình minh họa trong SGK và giải thích để HS hình dung.
4. Một số ví dụ về thuật toán (tt) (SGK)
Củng cố và dặn dò (5p)
Củng cố
? Thuật toán là gì
? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm những bước nào
	? Cho 1 VD và yêu cầu HS mô tả thuật toán
Dặn dò
Học thuộc bài, xem trước bài tiếp theo.
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK tr 45.
Rút kinh nghiệm
Tuần: 12 Tiết 23 Ngày soạn: 05/10
BÀI TẬP
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết vận dụng cách xác định bài toán và mô tả thuật toán vào giải bài tập.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Vận dụng và giải được các bài tập trong SGK.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (3p)
? Quá trình giải bài toán trên máy tính được thực hiện theo những bước nào
? Những công việc em cần thực hiện để mô tả thuật toán là gì
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 1. Hướng dẫn HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK tr 45 (40p)
- Cho HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét bài làm của các nhóm.
Bài 1
- HS:
a)
INPUT: Danh sách HS trong lớp.
OUTPUT: Số HS mang họ Trần.
b)
INPUT: Dãy n chứa các phần tử.
OUTPUT: Tổng các phần tử lớn hơn 0.
c)
INPUT: Dãy n số
OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất
Bài 2
- HS:
Sau ba bước, x có giá trị ban đầu của y và y có giá trị ban đầu của x, tức giá trị của hai biến x và y được hoán đổi cho nhau.
Bài 3
- HS:
INPUT: Ba số dương a, b, c.
OUTPUT: Thông báo “a, b, c có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác” hoặc thông báo “a, b, c không thể là ba cạnh của một tam giác”
B1. Tính a+b. Nếu a+b<=c, chuyển tới bước 5
B2. Tính b+c. Nếu b+c<=c, chuyển tới bước 5
B3. Tính a+c. Nếu a+c<=b, chuyển tới bước 5
B4. Thông báo “a, b, c có thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán
B5. Thông báo “a, b, c không thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán
Bài 4
- HS :
INPUT: Hai biến x và y
OUTPUT: Hai biến x và y có giá trị tăng dần
B1. Nếu x<=y, chuyển tới bước 5
B2. 
B3. 
B4. 
B5. Kết thúc thuật toán
1. Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK tr 45
Bài 1
a)
INPUT: Danh sách HS trong lớp.
OUTPUT: Số HS mang họ Trần.
b)
INPUT: Dãy n chứa các phần tử.
OUTPUT: Tổng các phần tử lớn hơn 0.
c)
INPUT: Dãy n số
OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất
Bài 2
Sau ba bước, x có giá trị ban đầu của y và y có giá trị ban đầu của x, tức giá trị của hai biến x và y được hoán đổi cho nhau.
Bài 3
INPUT: Ba số dương a, b, c.
OUTPUT: Thông báo “a, b, c có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác” hoặc thông báo “a, b, c không thể là ba cạnh của một tam giác”
B1. Tính a+b. Nếu a+b<=c, chuyển tới bước 5
B2. Tính b+c. Nếu b+c<=c, chuyển tới bước 5
B3. Tính a+c. Nếu a+c<=b, chuyển tới bước 5
B4. Thông báo “a, b, c có thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán
B5. Thông báo “a, b, c không thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán
Bài 4
INPUT: Hai biến x và y
OUTPUT: Hai biến x và y có giá trị tăng dần
B1. Nếu x<=y, chuyển tới bước 5
B2. 
B3. 
B4. 
B5. Kết thúc thuật toán
Củng cố và dặn dò (1p)
Củng cố
Nội dung đã làm bài tập.
b) Dặn dò
Học bài, xem lại các bài tập đã giải.
Xem trước các bài tập còn lại (bài 5, 6).
Rút kinh nghiệm
Tuần: 12 Tiết 24 Ngày soạn: 05/10
BÀI TẬP (tt)
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết vận dụng cách xác định bài toán và mô tả thuật toán vào giải bài tập.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Vận dụng và giải được các bài tập trong SGK.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (3p)
? Quá trình giải bài toán trên máy tính được thực hiện theo những bước nào
? Những công việc em cần thực hiện để mô tả thuật toán là gì
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 2: 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập 5, 6 trong SGK tr 45 (40p)
- Cho HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét bài làm của các nhóm.
Bài 5
- HS:
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an
OUTPUT: Tổng S=a1 + a2 ++ an
B1. S0; i0
B2. i i + 1
B3. Nếu i<=n, SS + ai quay lại B2
B4. Thông báo S và kết thúc thuật toán
Bài 6
- HS:
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an
OUTPUT: S = Tổng các số ai > 0 trong dãy a1, a2,..., an
B1. S 0 ; i 0
B2. i i +1
B3. Nếu ai >0, S S + ai;ngược lại giữ nguyên S
B4. Nếu i <= n, và quay lại bước 2
B5. Thông báo S và kết thúc thuật toán
2. Làm các bài tập 5, 6 trong SGK tr 45
Bài 5
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an
OUTPUT: Tổng S=a1 + a2 ++ an
B1. S0; i0
B2. i i + 1
B3. Nếu i<=n, SS + ai quay lại B2
B4. Thông báo S và kết thúc thuật toán
Bài 6
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an
OUTPUT: S = Tổng các số ai > 0 trong dãy a1, a2,..., an
B1. S 0 ; i 0
B2. i i +1
B3. Nếu ai >0, S S + ai;ngược lại giữ nguyên S
B4. Nếu i <= n, và quay lại bước 2
B5. Thông báo S và kết thúc thuật toán
Củng cố và dặn dò (1p)
Củng cố
Nội dung đã làm bài tập.
b) Dặn dò
Học bài, xem lại các bài tập đã giải.
Xem trước bài tiếp theo (Tìm hiểu thời gian với phần mềm Sun Times)
Rút kinh nghiệm
Tuần: 13 Tiết 25 Ngày soạn: 08/10
BÀI 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Bước đầu làm quen với điều kiện trong hoạt động hằng ngày.
- Biết được tính đúng hoặc sai của các điều kiện.
- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện và phép so sánh.
- Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong ngôn ngữ lập trình.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Nhận biết được tính đúng hoặc sai của các điều kiện.
- Nhận biết được vai trò của phép so sánh và câu điều kiện trong lập trình.
- Nhận biết được cấu trúc rẽ nhánh trong ngôn ngữ lập trình.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (4p)
? Mô tả thuật toán tính tổng các phần tử của dãy số A={a1, a2, , an}
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện (6p)
- Dẫn dắt HS tìm hiểu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.
=> Những hoạt động thường bị tác động bởi sự thay đổi của hoàn cảnh.
- Đưa ra 1 vài ví dụ cụ thể và giải thích để HS hình dung.
=> Những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”.
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- Những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”.
Hoạt động 2: 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện (6p)
- Đưa ra một ví dụ, phân tích và giải thích tính đúng, sai của điều kiện để HS hình dung:
 Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể dục buổi sáng.
- Từ “Nếu” dùng để chỉ một “điều kiện”
- Cụm từ “em bị ốm” là điều kiện
- Cụm từ “em sẽ không tập thể dục buổi sáng” là hoạt động tiếp theo. Hoạt động này có thể xảy ra hay không phụ thuộc vào điều kiện đúng hay sai.
- Kết quả kiểm tra điều kiện đúng => Điều kiện thỏa mãn.
- Kết quả kiểm tra điều kiện sai => Điều kiện không thỏa mãn.
- Đưa ra 1 vài VD về các điều kiện trong tin học và giải thích để HS nắm rõ hơn.
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện (SGK)
Hoạt động 3: 3. Điều kiện và phép so sánh (8p)
? Yêu cầu HS nhắc lại kết quả của phép so sánh và các kí hiệu của phép so sánh trong Pascal đã được học trong các bài trước. 
=> HS: Sử dụng phép so sánh trong lập trình.
- Đưa ra VD và giải thích để HS hình dung.
- VD1 (SGK) tr 47.
3. Điều kiện và phép so sánh 
Hoạt động 4: 4. Cấu trúc rẽ nhánh (12p)
- Nhắc lại kiến thức: Con người ra lệnh cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Các lệnh này được thực hiện 1 cách tuần tự.
- Giới thiệu sơ lược về cấu trúc rẽ nhánh để HS hình dung.
- Đưa ra 1 vài VD và giải thích để HS hình dung.
- VD2 (SGK) tr 48.
=> Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
- VD3 (SGK) tr 48.
=> Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
- Cho HS quan sát sơ đồ hình 32 trong SGK tr 49 và giải thích để HS nắm rõ hơn.
- Yêu cầu HS về nhà vẽ sơ đồ hình 32 vào vở.
4. Cấu trúc rẽ nhánh
Củng cố và dặn dò (8p)
Củng cố
? Giải bài tập 2, 3 trong SGK tr 50, 51.
Dặn dò
Học thuộc bài, xem trước phần tiếp theo (5. Câu lệnh điều kiện)
 5. Rút kinh nghiệm
Tuần: 13 Tiết 26 Ngày soạn: 20/10
BÀI 6. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết được câu lệnh điều kiện trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết cách sử dụng câu lệnh điều kiện để giải các bài tập trong SGK.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Sử dụng được câu lệnh điều kiện để giải các bài tập trong SGK.
	3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
	2. Phương tiện
- GV: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập.
- HS: SGK, vở, đồ dùng học tập.
III- NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp + kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (3p)
? Yêu cầu HS vẽ sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu, sau đó giải thích hoạt động thực hiện của sơ đồ
? Yêu cầu HS vẽ sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, sau đó giải thích hoạt động thực hiện của sơ đồ
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 5: 5. Câu lệnh điều kiện (15p)
- Giới thiệu về câu lệnh điều kiện.
- Câu lệnh điều kiện trong ngôn ngữ Pascal.
 + Cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
 if then ;
- Giải thích hoạt động của câu lệnh để HS hình dung: 
 + Nếu điều kiện được thỏa mãn => thực hiện câu lệnh sau từ khóa then 
 + Ngược lại => câu lệnh bị bỏ qua.
- VD4 (SGK) tr 49: Giải thích để HS hình dung. 
- VD5 (SGK) tr 49: Giải thích để HS hình dung.
- Dẫn dắt HS tìm hiểu câu lệnh điều kiện dạng đủ.
? Cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ là gì
- HS: 
 + Cú pháp câu lệnh điều kiện dạng đủ:
 if then else ;
- Giải thích hoạt động của câu lệnh để HS hình dung:
 + Nếu điều kiện được thỏa mãn => thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then
 + Ngược lại => thực hiện câu lệnh 2
- VD6 (SGK) tr 50: Giải thích để HS hình dung.
5. Câu lệnh điều kiện
- Cú pháp câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
 if then ;
 + Nếu điều kiện được thỏa mãn, thực hiện câu lệnh sau từ khóa then 
 + Ngược lại, câu lệnh bị bỏ qua.
- Cú pháp câu lệnh điều kiện dạng đủ:
 if then else ;
 + Nếu điều kiện được thỏa mãn, thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then
 + Ngược lại, thực hiện câu lệnh 2
Hoạt động 6: 6. Sửa câu hỏi và bài tập SGK tr 50 (24p)
Câu 1:
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời và sửa bài vào vở. 
Câu 2: 
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời và sửa bài vào vở. 
Câu 3:
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời và sửa bài vào vở. 
Câu 4: 
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời và sửa bài vào vở. 
Câu 5:
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời và sửa bài vào vở. 
Câu 5:
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời và sửa bài vào vở. 
6. Sửa câu hỏi và bài tập 

File đính kèm:

  • docGiao_an_Tin_hoc_lop_8.doc