Giáo án Tin học 8 - Chủ đề: Cấu trúc lặp không xác định - Năm học 2014-2015

* GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho các ví dụ về các hoạt động hằng ngày có liên quan đến câu lệnh lặp chưa biết trước

* HS: Làm theo yêu cầu của GV

* GV: Đưa ra ví dụ: Một ngày chủ nhật Long gọi điện cho Trang. Không có ai nhấc máy. Long quyết định gọi lại thêm 1 lần nữa. Như vậy Long đã biết trước là mình sẽ lặp lại gọi điện thêm 2 lần. Một ngày khác, Long quyết định cứ 10 phút gọi điện một lần cho Trang cho đến khi có người bắt máy. Vậy lần này Long sẽ lặp lại việc gọi điện mấy lần.

* HS: Trả lời

* GV: Điều kiện để kết thúc hoạt động lặp đó là gì?

* HS: Trả lời

* GV: Tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ sau:

Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3,.), cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000?

* GV: Tìm hiểu các bước của thuật toán trong ví dụ này

* HS: Suy nghĩ và trả lời theo yêu cầu của GV

* GV: Giới thiệu cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Chủ đề: Cấu trúc lặp không xác định - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Cấu trúc lặp không xác định
1. Xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ:
1. Kiến thức:
	- Hiểu nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
- Hiểu ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal
3. Thái độ:	
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
2. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu hỏi /Bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Cấu trúc lặp không xác định
Câu hỏi/ Bài tập định tính 
HS lấy được một số VD việc sử dụng cấu trúc lặp không xác định trong giải quyết BT 
HS chỉ ra và giải thích được cấu trúc lặp không xác định trong một mô tả TT cụ thể 
HS vận dụng cấu trúc lặp không xác định để mô tả thuật toán của một bài toán quen thuộc 
HS vận dụng cấu trúc lặp không xác định để mô tả thuật toán của một bài toán mới 
Bài tập định lượng 
Bài tập thực hành 
2. Câu lệnh While .. do
Câu hỏi/ Bài tập định tính 
HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh While ..do
HS chỉ ra các thành phần của một câu lệnh Whlie .. do
Bài tập định lượng 
HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp không xác định
HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp không xác định để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa While..do
HS viết được câu lệnh câu lệnh lặp không xác định để thực hiện một tình huống quen thuộc
HS viết được câu lệnh câu lệnh lặp không xác định để thực hiện một tình huống mới
Bài tập thực hành 
HS sửa lỗi câu lệnh lặp không xác định trong chương trình quen thuộc có lỗi
HS vận dụng câu lệnh lặp không xác định kết hợp với các lệnh khác đã học để viết chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề tình huống quen thuộc
HS vận dụng câu lệnh lặp không xác định kết hợp với các lệnh khác đã học để viết chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề tình huống mới.
3. Lặp vô hạn
Câu hỏi/ Bài tập định tính
HS nắm được các lỗi cần tránh khi lặp vô hạn 
Hiểu trường hợp lặp vô hạn 
Bài tập định lượng
HS chỉ ra được cơ chế hoạt động của lặp vô hạn để tránh trong khi lặp trình
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp vô hạn để giải thích được trường hợp lặp vô hạn 
HS viết được lệnh để khắc phục chương trình khi gặp lỗi lặp vô hạn ở một tình huống quen thuộc
HS viết được lệnh để thực hiện một tình huống mới.
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi lệnh lặp vô hạn trong CT quen thuộc có lỗi.
3. Năng lực có thể hướng tới:
Qua chủ đề Cấu trúc lặp không xác định có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:
Năng lực chung: Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào câu lệnh While..do trong tin học
Năng lực cốt lõi: diễn tả thuật toán cấu trúc lặp, tránh lỗi lặp vô hạn
Ngày soạn: 10/02/2015 	Tiết 49	Bài 8. LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC (tiết 1)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
- Hiểu ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal
3. Thái độ:	
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
4. Năng lực:
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào câu lệnh While..do trong tin học
- Diễn tả thuật toán cấu trúc lặp, tránh lỗi lặp vô hạn.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, vấn đáp
- Giải quyết vấn đề
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
- Phòng thực hành, máy tính cài sẵn phần mềm, phân nhóm học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vở ghi chép, dụng cụ học tập.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tổ chức lớp (1 phút)
Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh.
Kiểm tra bài cũ. (Không thực hiện)
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: Với bài toán trên, trong Turbo Pascal ta sử dụng vòng lặp fortodo thì sẽ thực hiện dễ dàng . Nhưng nếu ta thay số 100 bởi n ( tính tổng n số tự nhiên đầu tiên ) thì ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vòng lặp fortodo, bởi lúc này số lần lặp không biết trước. Vậy ta phải làm như thế nào ? Để giải quyết bài toán này chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
Triển khai bài:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung 
Hoạt động1: Tìm hiểu các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước (20 phút)
* GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho các ví dụ về các hoạt động hằng ngày có liên quan đến câu lệnh lặp chưa biết trước
* HS: Làm theo yêu cầu của GV 
* GV: Đưa ra ví dụ: Một ngày chủ nhật Long gọi điện cho Trang. Không có ai nhấc máy. Long quyết định gọi lại thêm 1 lần nữa. Như vậy Long đã biết trước là mình sẽ lặp lại gọi điện thêm 2 lần. Một ngày khác, Long quyết định cứ 10 phút gọi điện một lần cho Trang cho đến khi có người bắt máy. Vậy lần này Long sẽ lặp lại việc gọi điện mấy lần.
* HS: Trả lời 
* GV: Điều kiện để kết thúc hoạt động lặp đó là gì?
* HS: Trả lời 
* GV: Tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ sau: 
Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3,...), cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000?
* GV: Tìm hiểu các bước của thuật toán trong ví dụ này
* HS: Suy nghĩ và trả lời theo yêu cầu của GV
* GV: Giới thiệu cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
* HS: Chú ý nghe giảng
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước 
Ví dụ 1: Một ngày chủ nhật Long gọi điện cho Trang. Không có ai nhấc máy. Long quyết định gọi lại thêm 1 lần nữa. Như vậy Long đã biết trước là mình sẽ lặp lại gọi điện thêm 2 lần. Một ngày khác, Long quyết định cứ 10 phút gọi điện một lần cho Trang cho đến khi có người bắt máy.
Ví dụ 2: Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3,...), cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000?
Thuật toán:
Kí hiệu S là tổng cần tìm và ta có thuật toán như sau:
- Bước 1. S ¬ 0, n ¬ 0.
- Bước 2. Nếu S ≤ 1000, n ¬ n + 1; ngược lại chuyển tới bước 4.
- Bước 3. S ¬ S + n và quay lại bước 2.
- Bước 4. In kết quả : S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho S > 1000. Kết thúc thuật toán.
* Nhận xét: Cách mô tả hoạt động lặp trong các ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước. Trong NNLT Pascal, để thể hiện cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước, ta sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước While...do. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu lệnh lặp với số lần không biết trước (18 phút)
* GV: Đưa ra cú pháp về lệnh lặp với số lần chưa biết trước
 While do ;
* HS: Chú ý nghe giảng và ghi vở
* GV: Giảng: Điều kiện? Câu lệnh?
* HS: Trả lời
* GV: Nhận xét
* GV: Nêu sơ đồ khối của câu lệnh
* HS: Chú ý nghe và ghi vở
* GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => Nêu hoạt động của câu lệnh.
2. Lệnh lặp với số lần chưa biết trước:
a. Cú pháp
 While do ;
Trong đó: 
- Điều kiện: thường là một phép so sánh
- Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
b. Sơ đồ khối
c. Hoạt động
- Bước 1. Kiểm tra điều kiện.
- Bước 2. Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện câu lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại Bước 1
 IV. Củng cố :(5 phút)
- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức
- Yêu cầu học sinh lấy thêm một số ví dụ về các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
 V. Dặn dò: (1 phút)
 - Học bài ở vở kết hợp SGK
— — —»@@&??«— — —
Ngày soạn: 10/02/2015 	Tiết 50	Bài 8. LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC (tiết 2)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết lựa chọn câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước hoặc câu lệnh lặp với số lần biết trước phù hợp cho từng tình huống cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng khai báo và sử dụng biến trong các câu lệnh trong Pascal.
- Rèn luyện khả năng đọc hiểu chương trình.
- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển.
3. Thái độ:	
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào câu lệnh While..do trong tin học.
- Diễn tả thuật toán cấu trúc lặp, tránh lỗi lặp vô hạn.
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp - Giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Phòng thực hành, máy tính cài sẵn phần mềm, phân nhóm học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vở ghi chép, dụng cụ học tập.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp: (1’ ) Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu cú pháp về câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
Trong câu lệnh While..do điều kiện để thoát khỏi vòng lặp là gì?
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cú pháp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng để giải quyết một số bài toán và tìm hiểu hiện tượng lặp vô hạn lần trong ngôn ngữ Pascal.
Triển khai bài:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Các ví dụ về câu lệnh lặp While..do (20’)
- Trước khi đi tìm hiểu cú pháp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trứơc GV gọi HS nhắc lại cú pháp của câu lệnh lặp với số lần biết trước.
- HS trả lời.
- GV: Chốt ý:
- GV: Xét ví dụ 3 .
- GV: Chúng ta biết rằng, nếu n càng lớn thì càng nhỏ, nhưng luôn luôn lớn hơn 0. Với giá trị nào của n thì < 0.005 hoặc < 0.003 ? 
- GV cho HS đọc ví dụ 3 trong SGK.
- 2 – 3 HS đọc ví dụ 3
- GV: Giới thiệu chương trình mẫu sgk ( Giáo viên in chương trình mẫu trên)
- HS: Quan sát. 
- GV: Chạy tay cho học sinh xem.
- HS: Chú ý nghe và tự chạy tay lại. 
- GV: Yêu cầu học sinh mở máy tính và mở chương trình ví dụ 3 ( giáo viên chuẩn bị chương trình mẫu và đưa lên các máy )
- HS: thực hiện. 
- GV: Cho học sinh chạy chương trình trên máy .
- HS: Thực hiện.
- GV: Yêu cầu hs thay điều kiện sai_so = 0.003 thành 0.002 ; 0.001 ; 0.005 ; ...
- HS: thực hiện 
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 4.
- HS đọc ví dụ 4.
- GV: Cho học sinh quan sát chương trình 
- HS quan sát chương trình
- GV: Chạy tay cho học sinh xem chương trình mẫu 
- HS: Chú ý nghe và tự chạy tay lại 
- GV: Cho học sinh chạy chương trình trên máy.
- HS thực hiện yêu cầu.
- GV: Chạy chương trình này, ta nhận được giá trị ntn?
- HS: Nếu chạy chương trình này ta sẽ nhận được n = 45 và tổng đầu tiên lớn hơn 1000 là 1034.
- GV: Giới thiệu ví dụ 5.
- GV: Cho học sinh quan sát chương trình 
- HS quan sát chương trình.
- GV: Ví dụ này cho thấy rằng chúng ta có thể sử dụng câu lệnh whiledo thay cho câu lệnh fordo.
2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước:
Trong Pascal câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước có dạng:
while do ;
Ví dụ 3: 
Với giá trị nào của n ( n>o ) thì < 0.005 hoặc < 0.003? Chương trình dưới đây tính số n nhỏ nhất để nhỏ hơn một sai số cho trước : 
uses crt;
var x: real;
n: integer;
const sai_so=0.003;
begin
clrscr;
x:=1; n:=1;
while x>=sai_so do begin n:=n+1; x:=1/n end;
writeln('So n nho nhat de 1/n < ',sai_so:5:4, 'la ',n);
readln
end.
Ví dụ 4: Chương trình Pascal dưới đây thể hiện thuật toán tính số n trong ví dụ 2.
var S,n: integer;
begin
S:=0; n:=1;
while S<=1000 do
 begin 
 S:=S+n; n:=n+1; 
 end;
writeln('So n nho nhat de tong > 1000 la ',n);
writeln('Tong dau tien > 1000 la ',S);
end.
Ví dụ 5: Viết chương trình tính tổng 
Hoạt động 2: Lặp vô hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh (10’)
-GV: Nêu ví dụ.
-GV: Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình trên?
- HS trả lời: Trong chương trình trên, giá trị của biến a luôn luôn bằng 5, điều kiện a<6 luôn luôn đúng nên lệnh writeln('A') luôn được thực hiện.
GV: lệnh writeln('A') được thực hiện mãi mãi, k bao giờ ngừng, hiện tượng đó gọi là lặp vô hạn lần.
 GV: Khi viết chương trình sử dụng cấu trúc lặp cần chú ý tránh tạo nên vòng lặp không bao giờ kết thúc. 
3. Lặp vô hạn lần-lỗi lập trình cần tránh:
Ví dụ:
var a:integer;
begin
a:=5;
while a<6 do writeln('A');
end.
- Do vậy, khi thực hiện vòng lặp, điều kiện trong câu lệnh phải được thay đổi để sớm hay muộn giá trị của điều kiện được chuyển từ đúng sang sai. Chỉ như thế chương trình mới không "rơi" vào những "vòng lặp vô tận".
IV. Củng cố :(5 phút)
- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 3(a,b) trang 70 SGK.
Bài 3:
9 vòng lặp được thực hiện. Khi kết thúc S=5.0
Chương trình tương ứng:
S:=10;x:=0.5;
While S < 10 do
	S:=S-x;
Write(s);
Không vòng lặp nào được thực hiện. S=10;
Chương trình tương ứng:
S:=10; n:=0;
While S < 10 do
	Begin n:=n+3; 	S:=S-n; end;
Write(s);
V. Dặn dò: (1 phút)
 - Học bài ở vở kết hợp SGK.
 - Bài tập 4,5 SGK.
 - Xem trước bài thực hành 6. 
— — —»@@&??«— — —
BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chủ đề: Cấu trúc lặp không xác định
1. Xác định KTKN và năng lực hướng tới của chủ đề
a. Chuẩn KT, KN, thái độ 
* Kiến thức
	- Hiểu nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
- Hiểu ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
* Kỹ năng
	Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal
	* Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
b. Năng lực hướng tới của chủ đề
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào câu lệnh While..do trong tin học
- Diễn tả thuật toán cấu trúc lặp, tránh lỗi lặp vô hạn
2. Lập bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi hoặc bài tập trong chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi /Bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Cấu trúc lặp không xác định
Câu hỏi/ Bài tập định tính 
HS lấy được một số VD việc sử dụng cấu trúc lặp không xác định trong giải quyết BT 
HS chỉ ra và giải thích được cấu trúc lặp không xác định trong một mô tả TT cụ thể 
HS vận dụng cấu trúc lặp không xác định để mô tả thuật toán của một bài toán quen thuộc 
HS vận dụng cấu trúc lặp không xác định để mô tả thuật toán của một bài toán mới 
Bài tập định lượng 
Bài tập thực hành 
2. Câu lệnh While .. do
Câu hỏi/ Bài tập định tính 
HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh While ..do
ND2.DT.NB.1
HS chỉ ra các thành phần của một câu lệnh Whlie .. do
ND2.DT.TH.1
Bài tập định lượng 
HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp không xác định
ND2.DL.NB.1
HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp không xác định để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa While..do
ND2.DL.TH.1
HS viết được câu lệnh câu lệnh lặp không xác định để thực hiện một tình huống quen thuộc
HS viết được câu lệnh câu lệnh lặp không xác định để thực hiện một tình huống mới
Bài tập thực hành 
HS sửa lỗi câu lệnh lặp không xác định trong chương trình quen thuộc có lỗi
HS vận dụng câu lệnh lặp không xác định kết hợp với các lệnh khác đã học để viết chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề tình huống quen thuộc ND2.TH.VDT.1
HS vận dụng câu lệnh lặp không xác định kết hợp với các lệnh khác đã học để viết chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề tình huống mới.
3. Lặp vô hạn
Câu hỏi/ Bài tập định tính
HS nắm được các lỗi cần tránh khi lặp vô hạn 
Hiểu trường hợp lặp vô hạn 
Bài tập định lượng
HS chỉ ra được cơ chế hoạt động của lặp vô hạn để tránh trong khi lặp trình
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp vô hạn để giải thích được trường hợp lặp vô hạn 
HS viết được lệnh để khắc phục chương trình khi gặp lỗi lặp vô hạn ở một tình huống quen thuộc
HS viết được lệnh để thực hiện một tình huống mới.
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi lệnh lặp vô hạn trong CT quen thuộc có lỗi.
HS sửa lỗi lệnh lặp vô hạn trong CT mới có lỗi.
ND3.TH.VDC.1
3. Hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả:
	Câu ND2.DT.NB.1:
	Nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh While..do
Câu ND2.DT.TH.1: Câu lệnh nào sau đây viết đúng cú pháp lệnh While..do
a. While i=1 do t:=10;
b. While a<=b; do write(‘b khong nho hon a’);
c. i:=1; while i<10 do begin sum:=sum+i; i:=i+1; end;
Câu ND2.DL.NB.1: Cho đoạn chương trình sau:
	x:=0; tong:=0;
	while tong<=20 do 
	begin
	write(tong);
	tong:=tong+1;
	end;
	x:=tong;
Sau khi đoạn CT thực hiện, giá trị của x bằng?
A. 20	B. 21	C. Không xác định	D. 0
Câu ND2.DL.TH.1: Xét lệnh:
Sum:=0;
x:=1; while x<5 do begin sum:=sum+x; x:=x+1; end;
sẽ cho kết quả là gì?
Câu ND2.TH.VDT.1: Hãy chỉ ra lỗi trong các câu lệnh sau đây:
	a. While a<=b; do write(‘b khong nho hon a’); 
	b. x:= 10; While x:=5 do x:=x+1;
Câu ND3.TH.VDC.1: Hãy chỉ ra lỗi trong các câu lệnh sau đây:
	i:=1; while i<10 do sum:=sum+i; i:=i+1
4. Xây dựng đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – HỌC KỲ II
(Kiểm tra sau chủ đề cấu trúc lặp không điều kiện)
4.1 Mục đích: Đánh giá KT-KN, năng lực của HS sau khi học xong chủ đề cấu trúc lặp không xác định
4.2 Hình thức: Tự luận
4.3 Ma trận
Nội dung
Chủ đề
Mức độ
Cộng
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề Lệnh While...do
Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: %
Cú pháp và hoạt động
Sử dụng lệnh While...do
Số câu: 1 (Câu 1)
Điểm: 4
Số câu: 1 (Câu 2a,b)
Điểm: 4
Chủ đề Lệnh lặp vô hạn
Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: %
Sử dụng lệnh lặp vô hạn
Số câu: 1 (Câu 2.c)
Điểm: 2
Tổng số câu: 2
Tổng điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
4.4 Biên soạn câu hỏi
Câu 1: Nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh While..do
Câu 2: Hãy chỉ ra lỗi trong các câu lệnh sau đây:
	a. While a<=b; do write(‘b khong nho hon a’); 
	b. x:= 10; While x:=5 do x:=x+1;
	c. i:=1; while i<10 do sum:=sum+i; i:=i+1
4.5 Hướng dẫn chấm
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
- Cú pháp: While do ;
- Hoạt động
+ Bước 1. Kiểm tra điều kiện.
+ Bước 2. Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện câu lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại Bước 1
4đ
2
Chỉ ra lỗi trong các câu lệnh sau đây:
a. While a<=b; do write(‘b khong nho hon a’); 
Dư dấu ;
b. x:= 10; While x:=5 do x:=x+1;
Sai điều kiện
c. i:=1; while i<10 do sum:=sum+i; i:=i+1
Lặp vô hạn
2đ
2đ
2đ

File đính kèm:

  • docBai_8_Lap_voi_so_lan_chua_biet_truoc.doc