Giáo án Tin học 8 cả năm - Trường THCS Cuối Hạ

tiết 41: bài thực hành 5: sử dụng lệnh lặp for.do (tiết 1)

A. Mục tiêu bài học

*Kiến thức:

- HS luyện tập sử dụng lệnh lặp For.do.

*Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết chương trình với câu lệnh For.do

- Hiểu được ý nghĩa thuật toán sử dụng trong chương trình.

B. chuẩn bị

- GV: Máy chiếu, phòng thực hành máy vi tính, phần mềm Pascal.

- HS: Bài tập thực hành.

C. các bước lên lớp

1. Tổ chức ổn định lớp

2. Chuyển giảng

 

doc122 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 8 cả năm - Trường THCS Cuối Hạ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện.
- Kết quả kiểm tra đúng: Điều kiện được thoả mãn. 
- Kết quả kiểm tra sai: Điều kiện không thoả mãn.
3. điều kiện và phép so sánh.
- Phép so sánh được sử dụng để biểu diễn các điều kiện.
- Ví dụ: In ra màn hình giá trị lớn hơn trong hai số tương ứng với giá trị của 2 biến a và b.
+ Nếu a > b, in giá trị của a ra màn hình.
+ Ngược lại in giá trị của b.
d. củng cố
- HS nhắc lại hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
- GV chiếu máy - HS hoạt động nhóm vận dụng làm bài tập sau: Hãy mô tả các điều kiện cho dưới đây trong ngôn ngữ Pascal.
a. n là một số nguyên chia hết cho 3.
b. m là một số nguyên không chia hết cho 7.
c. y là một số dương không vượt quá 100.
d. Tổng hai số bất kỳ trogn ba số a, b, c luôn lớn hơn số còn lại.
e. Hai số a và b khác 0 có cùng dấu.
f. a và b là hai số nguyên tỉ lệ thuận với nhau theo tỉ lệ 3:4.
g. Số a > 5 và tổng của hai số b và c = 10, hoặc số a <=5 và tổng hai số b và c = - 20.
h. m nhận một trong các giá trị 1, 3, 5, 7, 8.
E. hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 1, 2 SGK /50.
- Xem trước nội dung mục 4, 5 bài “Câu lệnh điều kiện”.
tiết 30: bài 6: câu lệnh điều kiện (tiết 2)
Ngày soạn:10/12/2010
Ngày giảng:16/12/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dang: Dạng thiếu và dạng đầy đủ.
- Biết mọi ngôn ngữu lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong Pascal.
*Kĩ năng:
- Viết được câu lệnh điều kiện ở cả 2 dạng.
- Phân biệt được sự khác nhau của 2 dạng câu lệnh điều kiện.
B. chuẩn bị
- GV:: Máy tính, máy chiếu, câu hỏi.
- HS: Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 1 SGK/50.
3 Chuyển giảng
4 Bài mới
Hoạt động dạy học
Nội dung
- GV: Khi thực hiện một chương trình, máy tính sẽ thực hiện tuần tự các câu lệnh, từ câu lệnh đầu tiên đến câu lệnh cuối cùng.
- GV lấy ví dụ minh hoạ cho HS hiểu.
?HS quan sát ví dụ 2 SGK/48.
- GV gọi HS đọc lại ví dụ.
- HS hoạt động nhóm thảo luận mô tả hoạt động tính tiền cho bài toán trên.
- GV quan sát, gọi ý cho các nhóm.
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét các nhóm
- GV treo bảng phụ và giải thích các hoạt động được đưa ra để giải quyết yêu cầu của bài toán trên.
?Em có nhận xét gì về cấu trúc của cách mô tả hoạt động trên.
?HS quan sát ví dụ 3 SGK/48.
- GV gọi HS đọc lại ví dụ.
- HS hoạt động nhóm thảo luận mô tả hoạt động tính tiền cho bài toán trên.
- GV quan sát, gọi ý cho các nhóm.
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét các nhóm
- GV treo bảng phụ và giải thích các hoạt động được đưa ra để giải quyết yêu cầu của bài toán trên.
?Em có nhận xét gì về cấu trúc của cách mô tả hoạt động trên.
- HS hoạt động nhóm thảo luận nêu vì sao ví dụ 2 được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu còn ví dụ 3 được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ.
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét và giải thích. 
- GV: Trong các ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
- GV treo bảng phụ giới thiệu 2 dạng của câu lệnh điều kiện.
- GV giải thích cho HS các từ khoá IF, THEN, ELSE và các tham số có trong câu lệnh.
- GV lưu ý thêm cho HS trước từ khoá ELSE không sử dụng dấu chấm phẩy đối với câu lệnh đứng trước nó.
?HS quan sát ví dụ 4, ví dụ 5 SGK/49.
- HS hoạt động nhóm thảo luận tìm cấu lệnh điều kiện phù hợp để giải quyết 2 bài toán.
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng, giải thích cho HS.
4. cáu trúc rẽ nhánh.
- Máy tính thực hiện tuần tự các câu lệnh, từ câu lệnh đầu tiên cho đến câu lệnh cuối cùng.
Ví dụ 2: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
+ Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T.
+ Bước 3: In hóa đơn.
ị Cách phụ thuộc vào điều kiện như trên gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
Ví dụ 3: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
+ Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T; ngược lại số tiền phải thanh toán là 90% x T.
+ Bước 3: In hóa đơn.
ị Cách phụ thuộc vào điều kiện như trên gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ. 
5. Câu lệnh điều kiện.
- Kết quả kiểm tra đúng: Điều kiện được thoả mãn. 
- Dạng thiếu:
 IF THEN ;
- Dạng đầy đủ:
 IF THEN 
ELSE ;
d. củng cố
- HS nhắc lại 2 dạng cấu trúc của câu lệnh điều kiện.
?HS sử dụng phiếu học tập vận dụng làm bài tập 4 SGK/51.
E. hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 5, 6 SGK/51 và bài tập 1, 2 của bài thực hành 4.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
tiết 31: bài thực hành 4: sử dụng lệnh điều kiện if...then (tiết 1)
Ngày soạn:12/12/2010
Ngày giảng:23/12/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- HS luyện tập sử dụng lệnh điều kiện If...then.
*Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản.
- Hiểu được ý nghĩa thuật toán sử dụng trong chương trình.
B. chuẩn bị
- GV: Máy chiếu, phòng thực hành máy vi tính, phần mềm Pascal.
- HS: Bài tập thực hành.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Chuyển giảng
3. Thực hành
Hoạt động dạy học
Nội dung
- HS khởi động vào Pascal.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK/52.
- GV hướng dẫn cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ để giải quyết yêu cầu của bài tập trên.
- HS thực hiện gõ chương trình cho bài tập 1.
- GV quan sát.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành dịch chương trình.
- HS quan sát các lỗi trên màn hình.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- HS chạy chương trình. 
- GV yêu cầu HS nhập 2 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (12, 53), (65, 20).
- HS quan sát kết quả nhận được.
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- HS lưu chương trình với tên Sap_xep.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2 SGK/53.
- GV gợi ý cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ.
- HS thực hiện gõ chương trình.
- GV quan sát.
- HS tiến hành dịch chương trình và quan sát các lỗi xuất hiện trên màn hình.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- HS chạy chương trình.
- GV yêu cầu HS nhập 2 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (1.5, 1.6), (1.6, 1.5), (1.6, 1.6) để kiểm nghiệm kết quả. 
- HS quan sát kết quả nhận được.
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- HS lưu chương trình với tên Aicaohon.
- Thoát TP.
- Thoát máy. 
bài 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
Chương trình:
Program SS_haiso;
Uses crt;
Var a,b: real;
Begin
CLRSCR;
Writeln(‘nhap vao hai so’);
Readln(a,b);
If a < b then writeln(a,’ ‘,b)
else writeln(b,’ ‘ ,a);
Readln;
End.
bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Trang và Long, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn.
Chương trình:
Program Ai_cao_hon;
Uses crt;
Var Long, Trang: real;
Begin
CLRSCR;
Write (‘nhap vao chieu cao cua hai ban’);
Readln(a,b);
If Long > Trang then writeln(‘Long cao hon’)
Else If Long < Trang then writeln(‘Trang cao hon’)
Else writeln(‘Hai ban cao bang nhau’);
Readln;
End.
d. củng cố
- HS nhắc lại 2 câu lệnh điều kiện của cấu trúc rẽ nhánh.
- GV lưu ý cho HS tuỳ các trường hợp khác nhau mà sử dụng các câu lệnh khác nhau và lưu ý thêm cho HS khi khai báo biến cần chú ý đến yêu cầu của bài toán để khai báo kiểu dữ liệu phù hợp cho biến..
E. hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 3 SGK/54 bài thực hành 4.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
_________________________________________________
tiết 32: bài thực hành 4: sử dụng lệnh điều kiện if...then (tiết 2)
Ngày soạn:12/12/2010
Ngày giảng:23/12/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- HS luyện tập sử dụng lệnh điều kiện If...then.
*Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết chương trình đơn giản với câu lệnh If...then..
- Hiểu được ý nghĩa thuật toán sử dụng trong chương trình.
B. chuẩn bị
- GV: Phòng thực hành máy vi tính, phần mềm Pascal.
- HS: Bài tập thực hành.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Chuyển giảng
3. Thực hành
Hoạt động dạy học
Nội dung
- HS khởi động vào Pascal.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3 SGK/54.
- GV hướng dẫn cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ để giải quyết yêu cầu của bài tập trên.
- HS thực hiện gõ chương trình cho bài tập 3.
- GV quan sát.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành dịch chương trình.
- HS quan sát các lỗi trên màn hình.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- HS chạy chương trình.
- GV yêu cầu HS nhập 3 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (6, 5, 8), (6, 6, 12), (8, 9, 18) để kiểm nghiệm kết quả.
- HS quan sát kết quả nhận được.
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- Gv chiếu máy chạy chương trình để HS kiểm tra lại kết quả.
- HS lưu chương trình với tên KT_3canh.
- Thoát TP.
- Thoát máy. 
bài 3: Viết chương trình nhập ba số nguyên dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không?
Chương trình:
Program Ba_canh_tamgiac;
Uses crt;
Var a,b,c: real;
Begin
CLRSCR;
Writeln(‘nhap vao ba so’);
Readln(a,b,c);
If (a + b >c) and (b + c > a) and (c + a >b) then writeln(a, b, c, ‘la ba canh cua mot tam giac’)
else writeln(a, b, c, ‘khong phai la ba canh cua mot tam giac’);
Readln;
End.
d. củng cố
- HS nhắc lại 2 câu lệnh điều kiện của cấu trúc rẽ nhánh.
- GV hướng dẫn thêm cho HS cách sử dụng phép toán AND để nối các biểu thức điều kiện lại với nhau.
E. hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Làm bài tập (GV ra).
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết thực hành.
tiết 33: ôn tập 
Ngày soạn:19/12/2010
Ngày giảng:23/12/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- HS củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học.
- Vận dụng để làm các bài tập.
 *Kĩ năng:
- Xác định được INPUT, OUTPUT và viết thuật toán.
B. chuẩn bị
- GV: Máy tính, máy chiếu, câu hỏi.
- HS: Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Chuyển giảng
3. Ôn tập
Hoạt động dạy học
Nội dung
- GV hệ thống lại một số kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ I.
- HS sử dụng phiếu học tập ghi lại cấu trúc của chương trình.
- GV gọi HS trả lời và nhận xét.
?Khi đặt tên cần lưu ý những gì? 
- GV chiếu máy yêu cầu học sinh đặt tên cho chương trình, biến và khai báo kiểu dữ liệu phù hợp tương ứng cho biến. 
- HS hoạt động nhóm thảo luận.
- GV gọi các nhóm trả lời và giải thích.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS sử dụng phiếu học tập liệt kê lại các câu lệnh cơ bản đã học.
- GV gọi HS trả lời.
- GV chiếu máy phụ giới thiệu và giải thích lại các câu lệnh.
?Phân biệt sự khác nhau giữa 2 câu lệnh điều kiện If...then.
- HS hoạt động nhó -m thảo luận.
- GV gọi các nhóm trả lời.
- GV nhận xét và giải thích rõ hơn cho HS.
?Liệt kê các bước của quá trình giải bài toán trên máy tính.
- GV chiếu máy.
- HS hoạt động nhóm thảo luận nêu thuật toán cho bài tập.
- GV hướng dẫn HS.
- HS đại diện các nhóm trả lời và giải thích.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét và chiếu máy đưa ra đáp án đúng.
phần 1: Lý thuyết.
1. Cấu trúc của chương trình.
+ Phần khai báo.
+ Phần thân.
2. Cách đặt tên và các kiểu dữ liệu.
* Đặt tên:
- Chương trình.
- Biến.
- Hằng.
* Kiểu dữ liệu: Nguyên, thực, xâu, kí tự...
3. các câu lệnh cơ bản.
a. In kết quả ra màn hình.
b. Nhập dữ liệu.
c. Khai báo biến.
 : = ;
d. Khai báo hằng.
 CONST = ;
e. Câu lệnh điều kiện.
- Dạng thiếu: If Then ;
- Dạng đầy đủ: If Then Else ;
4. Quá trình giải bài toán trên máy tính và mô tả thuật toán.
d. củng cố
- HS nhắc lại các câu lệnh cơ bản đã học.
- GV chiếu máy - HS hoạt động nhóm vận dụng làm bài tập sau: Viết thuật toán tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến n.
E. hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Làm bài tập (GV ra).
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra Ôn tập.
______________________________________________
tiết 34: kiểm tra 1 tiết - thực hành 
Ngày soạn:19/12/2010
Ngày giảng:23/12/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- HS củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học.
- Vận dụng để làm các bài tập.
 *Kĩ năng:
- Khởi động, mở và lưu tệp.
- Viết chương trình.
- Dịch lỗi và chạy chương trình.
*Thái độ:
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Không quay cóp, không nhìn bài.
B. chuẩn bị
- GV: Đề và đáp án kiểm tra, phòng thực hành, phần mềm Pascal.
- HS: Các kiến thức đã học.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Kiểm tra (Đã có ở lưu đề)
tiết 35: ôn tập 
Ngày soạn:21/12/2010
Ngày giảng:27/12/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- HS củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học.
- Vận dụng để làm các bài tập.
 *Kĩ năng:
- Viết được một số chương trình đơn giản.
B. chuẩn bị
- GV: Máy tính, máy chiếu, câu hỏi.
- HS: Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Chuyển giảng
3. Ôn tập
Hoạt động dạy học
Nội dung
- GV chiếu máy.
- HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập.
- HS hoạt động nhóm thảo luận khai báo các biến cho bài tập trên.
- HS đại diện các nhóm trả lời và giải thích.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét các nhóm và gợi ý HS khai báo các biến cho bài tập.
- GV lưu ý thêm cho HS sử dụng câu lệnh gán để tìm được giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
?Tìm INPUT và OUTPUT của bài toán.
- HS hoạt động nhóm viết chương trình.
- GV quan sát.
- GV gọi HS đại diện các nhóm giải thích các câu lệnh được viết trong chương trình.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm.
- GV chiếu máy ghi chương trình của bài toán và giải thích rõ các lệnh để HS hiểu và nắm rõ hơn.
- GV yêu cầu HS xác định INPUT và OUTPUT.
- GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận.
- HS các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS hoạt động nhóm nêu các bước để mô tả cho thuật toán.
- GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn các nhóm.
- HS đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm đối chiếu, nhận xét.
- GV nhận xét và giải thích lại các bước cho HS hiểu.
phần 2: bài tập.
bài tập 1: Viết chương trình nhập vào 3 số bất kỳ từ bàn phím và in ra màn hình số lớn nhất, số bé nhất. 
Chương trình:
Program max_min;
Uses crt;
Var a,b,c: real;
Begin
CLRSCR;
Writeln(‘nhap vao 3 so bat ky:’);
Readln(a,b,c);
 max:=a;
 If a < b then max:=b;
 If a < c then max:=c;
 min:=a;
 If a > b then min:=b;
 If a > c then min:=c;
 Begin
 Writeln(‘so lon nhat la:’, max);
 Writeln(‘so be nhat la:’, min);
 end;
Readln;
End.
bài tập 2: Viết thuật toán sắp xếp 3 số theo thứ tự không tăng.
- Input: Ba số a, b, c.
- Output: a, b, c được sắp xếp không tăng.
- Thuật toán:
+ Bước 1: Nhập a, b, c.
+ Bước 2: Nến a < b, tráo đổi giá trị của a và b.
+ Bước 3: Nếu b < c, tráo đổi giá trị của b và c.
+ Bước 4: Nếu c < a, tráo đổi giá trị của c và a.
+ Bước 5: In ra a, b, c và kết thúc.
d. củng cố
- GV chiếu máy - HS hoạt động nhóm vận dụng làm bài tập sau: Viết thuật toán tìm số lớn nhất trong 2 số.
- GV lưu ý cho HS cách xác định Input và Output dựa vào câu hỏi của bài toán.
E. hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Làm bài tập (GV ra).
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ I.
_____________________________________________
tiết 36: kiểm tra học kỳ I 
Ngày soạn:21/12/2010
Ngày giảng:27/12/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- HS củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học.
- Vận dụng để làm các bài tập.
 *Kĩ năng:
- Viết chương trình.
*Thái độ:
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Không quay cóp, không nhìn bài.
- Nộp bài đúng thời gian quy định.
B. chuẩn bị
- GV: Đề và đáp án kiểm tra.
- HS: Các kiến thức đã học.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Kiểm tra (Đã có ở lưu đề)
tiết 37: Bài 7: câu lệnh lặp (Tiết 1)
Ngày soạn:10/01/2011
Ngày giảng:13/01/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
*Kĩ năng:
- Thực hiện tuần tự các công việc để đạt được kết quả.
B. chuẩn bị
- GV: Máy tính, máy chiếu, câu hỏi, bài tập.
- HS: Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Chuyển giảng
3. Bài mới
Hoạt động dạy học
Nội dung
- HS hoạt động nhóm thảo luận và liệt kê các hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
- GV: Có những công việc mà chúng ta thường thực hiện lặp lại với một số lần nhất định và biết trước.
?Lấy ví dụ minh hoạ.
- GV: Có những công việc lặp lại với số lần không xác định trước.
?Lấy ví dụ minh hoạ.
- GV lưu ý cho HS khi viết chương trình cho máy tính cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định.
 - GV lấy ví dụ minh hoạ và giải thích sơ lược cho HS.
- GV cho HS đọc ví dụ 1 SGK/56.
- GV gợi ý cho HS. 
- HS hoạt động nhóm thảo luận nêu thuật toán.
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác đối chiếu, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV chiếu máy đưa ra thuật toán và giải thích các bước đã nêu trong thuật toán.
- HS sử dụng phiếu học tập nêu thuật toán để vẽ hình vuông.
- GV cho HS đọc ví dụ 2 SGK/57.
- GV gợi ý cho HS. 
?Xác định Input và Output.
- HS hoạt động nhóm thảo luận nêu thuật toán.
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác đối chiếu, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV chiếu máy đưa ra thuật toán và giải thích các bước đã nêu trong thuật toán.
1. các công việc phải thực hiện nhiều lần.
- Nhiều hoạt động lặp lại với số lần nhất định và biết trước.
- Có những công việc lặp lại với số lần không thể xác định trước.
2. câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.
Ví dụ 1:
- Bước 1: Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu).
- Bước 2: Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1. Ngược lại kết thúc thuật toán.
*Thuật toán mô tả các bước để vẽ hình vuông.
- Bước 1: k:=0; 
- Bước 2: k:=k+1; 
- Bước 3: Nếu k < 4 thìư trở lại bước 2. Ngược lại, kết thúc thuật toán.
Ví dụ 2: Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên.
+ Bước 1: Sum:= 0; i:= 0;
+ Bước 2: i:= i + 1;
+ Bước 3: Nếu i <=100, thì Sum:= Sum + i và quay lại bước 2.
+ Bước 4: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
d. củng cố
- GV nhấn mạnh để HS biết rằng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định.
E. hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 1 SGK/60.
- Xem trước nội dung mục 3, 4 bài “Câu lệnh lặp”.
_____________________________________________
tiết 38: Bài 7: câu lệnh lặp (Tiết 2)
Ngày soạn:10/01/2011
Ngày giảng:13/01/2011
A. Mục tiêu bài học
*Kiến thức:
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước For...do trong Pascal.
- Biết lệnh ghép trong Pascal.
*Kĩ năng:
- Viết đúng lệnh For...do trong một số tình huống đơn giản.
B. chuẩn bị
- GV: Máy tính, máy chiếu, câu hỏi, bài tập.
- HS: Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập.
C. các bước lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Chuyển giảng
3. Bài cũ:
Câu hỏi 1: Em hãy nêu các bước cần làm để tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên?
4. Bài mới
Hoạt động dạy học
Nội dung
- GV chiếu máy giới thiệu câu lệnh (cấu trúc) lặp.
- GV giải thích rõ các tham số có trong câu lệnh.
- GV lưu ý cho HS biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối được sử dụng trong câu lệnh phải là các giá trị kiểu nguyên.
- HS đọc ví dụ 3, 4 SGK/58.
- GV chiếu máy viết sẵn 2 chương trình.
- HS hoạt động nhóm thảo luận nêu và giải thích rõ chức năng của từng câu lệnh được sử dụng trong chương trình.
- GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác đối chiếu, nhận xét.
- GV nhận xét các nhóm và giải thích lại các câu lệnh trong chương trình.
?Nếu thay kiểu dữ liệu cho biến i là giá trị thực thì câu lệnh lặp có thực hiện được không? Tại sao?
- HS hoạt động nhóm thảo luận.
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
- GV lưu ý thêm cho HS ở

File đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 8 chuan.doc