GIáo án Tin học 8 bài 7: Câu lệnh lặp

BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP (tt)

A. MỤC TIÊU:

- Biết ngôn ngữ lập trình dựng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.

- Hiểu hoạt động của câu lệnh với số lần biết trước for.do trong Pascal.

- Viết đúng được lệnh for.do trong một số tình huống đơn giản.

- Hiểu lệnh ghép trong Pascal

- Thái độ nghiêm túc cẩn thận.

B. CHUẨN BỊ:

1. GV: - SGK, SGV, tài liệu, giáo án, đồ dùng dạy học.

2. HS: - Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập.

C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (10’)

- HS 1: Nêu một số công việc phải thực hiện nhiều lần.

- HS 2: Hãy đưa ra cấu trúc lặp for to do

- HS 3: Nêu thuật toán tính tổng N số tự nhiên.

 

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học 8 bài 7: Câu lệnh lặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 	
Tuần 20
BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP
A. MỤC TIÊU: 
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dựng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh với số lần biết trước for...do trong Pascal.
- Viết đúng được lệnh for...do trong một số tình huống đơn giản.
- Hiểu lệnh ghép trong Pascal.
- Thái độ nghiêm túc cẩn thận. 
B. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, SGV, tài liệu, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. HS: Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)- Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần (5’)
G: Hãy đọc SK trang 56.
H: Đọc SGK.
G: Hãy lấy ví dụ thực tế về một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần.
H: Cho ví dụ.
G: Nhận xét.
Hoạt động 2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh (15’)
G: Hãy đọc ví dụ 1 trang 56.
H: Đọc SGK.
G: Em có nhận xét gì về việc vẽ hình vuông trong ví dụ trên?
H: Công việc vẽ hình vuông được lặp đi lặp lại 3 lần.
G: Hãy đọc và giải thích thuật toán trong ví dụ 1.
H: Đọc và giải thích.
G: Hãy đọc ví dụ 2 trang 57.
H: Đọc SGK.
G: Giải thích việc thực hiện lặp phép cộng.
G: Trong ví dụ 2, phép cộng được lặp bao nhiêu lần?
H: Trả lời.
G: Cú pháp câu lệnh lặp là gì, phép lặp thực hiện bao nhiêu lần?
Hoạt động 3. Ví dụ về câu lệnh lặp (17’)
G: Đưa ra cú pháp câu lệnh lặp.
G: Giải thích các thành phần trong câu lệnh lặp.
G: Làm sao tính được số lần lặp?
H: Trả lời.
G: Hãy đọc ví dụ 1 trang 58.
H: Đọc SGK.
G: Hãy đọc ví dụ 2 trang 58.
H: Đọc SGK.
G: minh họa bằng ngôn ngữ Pascal cú pháp câu lệnh for  to  do
* Lưu ý cho HS:
- Biến đếm là biến đơn có kiểu nguyên;
- Giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu;
- Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
G: Cho hs nhận xét và so sánh sự khác nhau ở câu lệnh lặp trong hai ví dụ trên?
G: Giải thích cho HS tại sao ví dụ 2 trong câu lệnh lặp có begin  end
(Delay (200) là hàm khai báo thời gian rơi nhanh hay chậm của chữ O)
*Lưu ý: Câu lệnh đơn giản Writeln(‘O’) và Delay(200) được đặt trong từ khoá begin và and để tạo thành câu lệnh ghép trong pascal
Hoạt động 4. Củng cố và dặn dò (2’)
G: Xem lại kiến thức đã học, xem trước các ví dụ phần 4 bài câu lệnh lặp.
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần
SGK trang 56
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh
Ví dụ: Tính tổng S=1+2+..+20
Thuật toán:
Bước 1: S←0; k←1
Bước 2: S←S+k; k←k+1
Bước 3: Nếu k≤20 thì quay lại bước 2, ngược lại chuyển bước 4.
Bước 4: Kết thúc
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
Cú Pháp:
For := to do 
trong đó:
+ for, to, do là các từ khóa.
+ biến đếm là biến đơn có kiểu nguyên.
+ giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu.
Số lần lặp= giá trị cuối – giá trị đầu +1
Ví dụ 1: Chuong trình in ra màn hình thứ tự lần lặp.
Program lap;
var i:integer;
begin
	for i:= 1 to 20 do
	writeln(‘Day la lan lap thu ’,i);
	readln;
end.
Ví dụ 2: chương trình ghi nhận vị trí 10 chữ O rơi từ trên xuống.
ues crt;
var i:integer;
begin
clrscr;
for i:= 1 to 20 do
	begin	writeln(‘O’); delay(200); end;
	readln;
end.
Tiết 40 
BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP (tt)
A. MỤC TIÊU: 
- Biết ngôn ngữ lập trình dựng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh với số lần biết trước for...do trong Pascal.
- Viết đúng được lệnh for...do trong một số tình huống đơn giản.
- Hiểu lệnh ghép trong Pascal
- Thái độ nghiêm túc cẩn thận. 
B. CHUẨN BỊ: 
1. GV: - SGK, SGV, tài liệu, giáo án, đồ dùng dạy học...
2. HS: - Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập...
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (10’)
- HS 1: Nêu một số công việc phải thực hiện nhiều lần.
- HS 2: Hãy đưa ra cấu trúc lặp fortodo
- HS 3: Nêu thuật toán tính tổng N số tự nhiên.
 3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp (29’)
G: Trình bày đoạn chương trình tính tổng N số tự nhiên, với N là số tự nhiên được nhập từ bàn phím (Pascal).
G: Theo công thức tính tổng ta cần khai bao nhiêu biến? kiểu biến?
H: 3 biến kiểu số nguyên.
G: Trong 3 biến thì biến nào có giá trị được nhập từ bàn phím?
H: Biến N.
G: Ở đây sử dụng một kiểu dữ liệu mới, kiểu longint có phạm vi từ -231 đến 231 – 1 để khai báo biến tổng vì tổng có thể có giá trị rất lớn mà kiểu integer không đáp ứng được.
G: Thực hiện bài toán tính tổng các số tự nhiên từ 1→ 100 bằng Pascal cho HS quan sát kết quả.
G: Trình bày đoạn chương trình tính tích N số tự nhiên, với N là số tự nhiên được nhập từ bàn phím (Pascal)
G: Theo công thức tính tổng ta cần khai bao nhiêu biến? kiểu biến?
H: 3 biến kiểu số nguyên.
G: Trong 3 biến thì biến nào có giá trị được nhập từ bàn phím?
H: Biến N.
G: Thực hiện bài toán tính tích các số tự nhiên từ 1→ 100 bằng Pascal cho HS quan sát kết quả.
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
Ví dụ 1: Chương trình tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, với N là số tự nhiên được nhập từ bàn phím.
S = 1+2+3+  + N 
program Tinh_tong;
var 	N,i:integer;
	S:longint;
begin
	write(‘Nhap so N = ‘);
	readln(N);
	S:= 0;
	for i:= 1 to N do
	S:= S+i;
	writeln(‘Tong cua’, N, ‘so tu 	nhien dau tien S = ‘, S);
	readln;
end.
Ví dụ 2: chương trình tính tích N số tự nhiên, với N là số tự nhiên được nhập từ bàn phím.
N! = 1.2.3.N
program Tinh_Giai_Thua;
var 	N,i:integer;
	P:longint;
begin
	write(‘Nhap so N = ‘);
	readln(N);
	P:= 1;
	for i:= 1 to N do
	P:= P*i;
	writeln( N, ‘! = ‘, P);
	readln;
end.
Hoạt động 2: Củng cố-dặn dò. (5’)
1/ Cấu trúc lặp trong chương trình dựng để làm gì?
2/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal cấu trúc lặp với số lần lặp cho trước được thể hiện với câu lệnh nào?
- Học bài, xem lại bài và lấy thêm các ví dụ 
- Chuẩn bị bài học cho tiết sau làm bài tập câu lệnh lặp.

File đính kèm:

  • docxBai_7_Cau_lenh_lap_20150727_112959.docx