Giáo án: Tin Học 7 tuần 28 - Giáo viên: Hà Văn Việt

Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: nắm được các dạng biểu đồ và công dụng của mỗi dạng;

- Kỉ năng: Biết cách bày một dữ liệu nào đó bằng biểu đồ thích hợp với mục đích của mình;

- Thái độ: nhận thấy việc sữ dụng biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan và sinh động, dễ so sánh và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu.

- Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định: (1’) 7A1: ./ .

2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ lúc học bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Tin Học 7 tuần 28 - Giáo viên: Hà Văn Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28	 Ngày soạn: 02 – 03 - 2015
Tiết: 53	 Ngày dạy: – 03 - 2015
HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng đã được học trong phần mềm Tim
Kỉ năng: HS có thể thực hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh
Thái độ: HS hiểu và áp dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải toán trong chương trình học trên lớp mình.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu.
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1’)	7A1: ./..
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ lúc học bài mới
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: THỰC HÀNH CÁC LỆNH TÍNH TOÁN NÂNG CAO(42’)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cú pháp của lệnh tính toán các biểu thức nng cao. Cho ví dụ?
GV: gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày 
GV: cho học sinh làm các bài thực hành trong SGK trang 118
HS: nhắc lại: 
- Simplify Cú pháp: simplify 
- Expand có cú pháp: Expand 
- Hàm solve có cú pháp: 
Solve 
HS: lấy ví dụ minh hoạ
HS: thực hành.
4. Củng cố: xen kẽ trong giờ học.
5. Dặn dò: (2’)
Xem lại lí thuyết của Bài học.
Xem phần tiếp theo của bài học.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 28	 Ngày soạn: 02 – 03 - 2015
Tiết: 54	 Ngày dạy: – 03 - 2015
Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: nắm được các dạng biểu đồ và công dụng của mỗi dạng;
Kỉ năng: Biết cách bày một dữ liệu nào đó bằng biểu đồ thích hợp với mục đích của mình;
Thái độ: nhận thấy việc sữ dụng biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan và sinh động, dễ so sánh và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu.
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1’)	7A1: ./..
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ lúc học bài mới
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: MINH HOẠ SỐ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (10 phút)
GV: cho HS quan sát hình 96 SGK
GV: số học sinh giỏi gia tăng theo từng năm như thế nào?
GV: để trả lời câu hỏi trên, rõ ràng các em phải mất một khoảng thời gian nhất định để so sánh và phân tích số liệu.
đối với các trang tính có dữ liệu trong nhiều cột và nhiều hàng, điều đó lại càng khó khăn hơn.
GV: nhưng nếu mô phỏng bảng số liệu trên bằng biểu đồ sẽ rút ngắn thời gian.
GV: cho HS quan sát hình 97
GV: cách sử dụng biểu đồ hay cách sử dụng bảng số liệu sẽ có ưu điểm hơn? Tại sao?
GV: nhận xét câu trả lời của học sinh
HS: quan sát hình trên màn chiếu
HS: số học sinh giỏi của các lớp tăng hàng năm
HS: lắng nghe
HS: lắng nghe
HS: quan sát hình 97
HS: trả lời.
HS: lắng nghe
Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
1. Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ
Biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan, giúp em dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu.
Hoạt động 2: MỘT SỐ DẠNG BIỂU ĐỒ (20 phút)
GV: Hãy kể tên một số dạng biểu đồ mà em biết? Chúng được sử dụng trong các trường hợp nào?
HS: trả lời:
- Biểu đồ cột: rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
- Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
- Biểu đồ hình tròn: thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể
2. Một số dạng biểu đồ:
- Biểu đồ cột: rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
- Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
- Biểu đồ hình tròn: thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể
Hoạt động 3: TẠO BIỂU ĐỒ (10 phút)
GV: việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ là rất cần thiết. Vậy để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu trong chương trình bảng tính, chúng ta sẽ phải làm như thế nào?
Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ tiếp tục nội dung TẠO BIỂU ĐỒ 
GV: giới thiệu để tạo biểu đồ, em thực hiện các thao tác sau:
Chọn một ô trong bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
GV: hỏi: trên hình, ô nào đang được chọn?
Nháy vào nút Chart Wizard trên thanh công cụ. Chương trình bảng tính sẽ hiển thị hộp thoại Chart Wizard đầu tiên.
Nháy liên tiếp nút Next trên các hộp thoại và nháy nút Finish trên hộp thoại cuối cùng (khi nút Next bị mờ đi). Kết quả được biểu đồ sau (chiếu Slide)
Bước thứ nhất các em cần biết đó là bước chọn dạng biểu đồ 
GV: trên hộp thoại đầu tiên, em sẽ thấy biểu đồ dạng cột đơn giản nhất được đánh dấu là dạng biểu đồ ngầm định. Em có thể chọn dạng biểu đồ khác phù hợp hơn với yêu cầu minh hoạ dữ liệu. 
Sau khi nháy Next, hộp thoại tiếp theo cho thấy địa chỉ của khối dữ liệu được chọn để tạo biểu đồ. Ngầm định chương trình bảng tính sẽ chọn tất cả dữ liệu. Nếu chỉ cần tạo biểu đồ với một phần dữ liệu trong khối đó, em có thể xác định lại miền dữ liệu như sau:
Trong ô Data Range, các em sẽ thấy địa chỉ của khối chứa dữ liệu được biểu đồ minh hoạ và một đường viền nháy quanh khối đó trên trang tính. Để thay đổi địa chỉ em chỉ cần kéo thả chuột trên trang tính để chọn khối dữ liệu cần thiết.
Sau khi chon miền dữ liệu em nháy Next để sang hộp thoại tiếp theo
GV: hộp thoại tiếp theo sẽ giúp các em trong việc điền thông tin để giải thích rõ hơn về biểu đồ. Sau khi thông tin chú giải cần thiết, em nháy Next để hiển thị hộp thoại cuối cùng xác đặt vị trí biểu đồ trên trang tính. 
GV: chia cả lớp thành từng nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Tại mỗi bước, nếu nháy nút Finish khi chưa ở bước cuối cùng, biểu đồ có được tạo ra hay không?
2. Nút Back ở mỗi bước có ý nghĩa như thế nào?
HS: lắng nghe
HS: quan sát các thao tác của GV trên màn chiếu
HS: quan sát và trả lời 
HS: quan sát từng dạng của biểu đồ 
HS: thảo luận theo nhóm
1. tại mỗi bước, nếu em nháy nút Finish khi chưa ở bước cuối cùng thì biểu đồ cũng được tạo. Khi đó các nội dung hay tính chất bị bỏ qua sẽ được đặt theo ngầm định
2. Trên hộp thoại nếu cần em có thể nháy nút Back để trở lại bước trước 
3. Tạo biểu đồ
Để tạo biểu đồ em thực hiện các thao tác sau đây:
1. Chọn một ô trong miền dữ liệu cần vẽ biểu đồ
2. Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ
3.Nháy nút Next trên hộp thoại Chart Wizard và nháy nút Finish trên hộp thoại cuối cùng khi nút Next bị mờ đi
a/ Chọn dạng biểu đồ
b/ Xác định miền dữ liệu 
c/ Các thông tin giải thích biểu đồ. 
d/ Vị trí đặt biểu đồ
SGK trang 82 à 86
4. Củng cố: xen kẽ trong giờ học.
5. Dặn dò: (4’)
Xem lại lí thuyết của Bài học 
Xem tiếp nội dung còn lại của bài học 9
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_7_tuan_28.doc