Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Đặng Dung

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và mối quan hệ giữa chúng.

- HS hiểu được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.

- HS bước đầu hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm.

2. Kỹ năng: - Biết khởi động và thoát khỏi phần mềm

- HS thao tác vẽ được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.

3. Thái độ: Nghiêm túc học tập, say mê với công việc vẽ hình học.

4. Năng lực: Thông qua phần mềm HS biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học được học trong chương trình môn toán.

- Thực hành vẽ được tam giác, đường phân giác, đường trung trực, đường vuông góc, hình bình hành.

 

doc128 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Đặng Dung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cú pháp: Make 
* Ví dụ 1: Định nghĩa đa thức P(x) = 3x – 2
* Gõ từ dòng lệnh.
Make p(x) 3*x-2
 Tên hàm Đa thức
 Kết quả: p (x) : 3*x-2 
 * Sử dụng bảng chọn.
B1: Define → Function
B2: - Nhập tên hàm vào khung Name of Function 
 - Nhập đa thức vào khung Function Expression
B3: OK
* Vẽ đồ thị thông qua định nghĩa:
 Graph: Lệnh vẽ đồ thị theo các hàm số đã định nghĩa.
* Cú pháp: Graph 
* VÍ dụ: Vẽ đồ thị thông qua định nghĩa ở ví dụ 1
 Graph p
* Ví dụ 4: Vẽ đồ thị thông qua định nghĩa
B1: Định nghĩa đa thức p(x) = 3x – 2
 Make p(x) 3*x-2
B2: Tính toán với x = x2 + 1
 Expand (x^2+1)*p(x)
B3: Vẽ đồ thị thông qua định nghĩa
 Graph (x+1)*p
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các chức năng khác
 GV: Ngoài những chức năng trên phần mềm còn cung cấp cho ta các chức năng khác
* Gọi một HS thao tác – HS thao tác
* Gọi một HS thao tác – HS thao tác
* Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số x = y2 + 2 có độ dày nét vẽ = 3, màu đỏ.
* Gọi một HS lên máy thao tác
 Penwidth 3 
 Pencolor red
 Plot x=y^2+2 
6. Các chức năng khác:
* Chỉnh sửa lệnh:
C1) Gõ phím ↓ ↑ → chỉnh sửa
C2) Nháy đúp chuột tại lệnh cần sửa → chỉnh sửa
* Xoá thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị: 
C1) Gõ lệnh Clear tại dòng lệnh
C2) Nháy nút X và mở lại cửa sổ vẽ đồ thị chọn lệnh Mathkit chọn 2D Graph Window
* Các lệnh đặt nét vẽ, màu sắc trên cửa sổ đồ thị:
 1. Đặt nét vẽ đồ thị:
Ví dụ: đặt nét vẽ có độ dày = 2
 Penwidth 2
 2. Đặt màu cho nét vẽ:
Ví dụ: Đặt màu xanh cho nét vẽ
 Pencolor Blue
* Một số tên màu:
- Blue: màu xanh - Black: màu đen
- red: màu đỏ - magenta: màu hồng
- yellow: màu vàng
E. DẶN DÒ: - Về nhà học thuộc các lệnh đã học.
- Tập thực hiện tính toán các phép toán đã học đại số ở lớp 7 trên máy bằng phần mềm Tim
	- Tập vẽ đồ thị
	- Xem trước mục 7 phần thực hành để tiết sau thực hành
	- Đem theo sách đại số 7 để thực hành
df&ec
Tiết 30: HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (t3)
THỰC HÀNH
Ngày soạn: 22/11/2015
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: - Biết Toolkit Math là phần mềm học toán đơn giản nhưng rất hữu ích.
 - Nắm được các lệnh đơn giản để tính toán các biểu thức và vẽ đồ thị của phần mềm.
2. Kỹ năng: - Biết cách khởi động phần mềm. HS nhận biết được cửa sổ của phần mềm. 
- Thực hiện và thao tác được các lệnh chính như tính toán, rút gọn biểu thức đại số, vẽ đồ thị đơn giản.
3. Thái độ: - HS có ý thức rèn luyên phương pháp tính toán các biểu thức toán học bằng nhiều cách, say mê vẽ đồ thị hàm số chính xác dựa trên tính năng của phần mềm.
- Nhiêm túc, yêu thích môn học, Có ý thức giư gìn cơ sở, vật chất.
4. Năng lực: Sử dụng được phần mềm để tính toán các biểu thức đơn giản, vẽ đồ thị hàm số đơn giản.
- Học sinh nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng chính của màn hình phần mềm TIM.
- Học sinh có thể thực hiện và thao tác được các lệnh chính bằng hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: Học sinh thực hành trực quan trên máy tính, rèn luyện kỹ năng tính toàn và vẽ đồ thị hàm số. 
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK tin 7, sách đại số 7, phòng máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 1) Tính biểu thức: 3x – 5y2 + 6 – 3/4x +2y2
	 2) Vẽ đồ thị hàm số: x = 7y + 3
* BÀI MỚI: * Bước 1: Hướng dẫn ban đầu
 Học sinh thực hành tính toán các biểu thức và vẽ đồ thị hàm số đơn giảm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* Bước 2: Hướng dẫn từng phần.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
CÂU 1: Rút gọn biểu thức đại số. 
a) 
b) 
c) 
d) 5 + 8 + 100 + 123
e) 1973 + 5961 + 1952 – 6413.2
CÂU 1: * Rút gọn biểu thức đại số. Gõ từ dòng lệnh
a) Simplify 3/5 +5*x^2-6*y-4/5
 → kết quả: answer 
b) Simplify 1/2+3/4+7/5+9/4
 → kết quả: answer 
c) Simplify (6+3/5-2*4)/(3*x-6)
 → kết quả: answer 
d) Simplify 5+8+100+123
 → kết quả: answer 236
e) Simplify 1973+5961+1952-6413*2
 → kết quả: answer -2940
CÂU 2: Vẽ đồ thị hàm số 
a) x = 3
b) y = 4
c) y1 = 5x + 3
d) x1 = 6y - 2
e) x2 = 9y – 4
h) y2 = 9x - 4
X =3
Y =4
CÂU 2: Vẽ đồ thị hàm số 
b) plot y=4
a) plot x=3
 c) plot y=5*x+3
x =6*y-2
y =5*x+3
h) plot y=9*x-4
e) plot x=9*y-4
d) plot x=6*y-2
 * Bước 3: Tổng kết, đánh giá.* GV: - Hướng dẫn HS thực hành → sửa sai (nếu có)
	- Nhận xét ưu khuyết trong quá trình thực hành của HS.
E. DẶN DÒ: - Về tập rút gọn biểu thức, vẽ đồ thị hàm số.
	- Xem tiếp bài “Học toán với Toolkit Math”, phần 5 và 6 để tiết sau học
Ngày soạn: 28/11/2015
Tiết 31: HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (t4) 
THỰC HÀNH
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: - Biết Toolkit Math là phần mềm học toán đơn giản nhưng rất hữu ích.
 - Nắm được các lệnh đơn giản để tính toán các biểu thức và vẽ đồ thị của phần mềm.
2. Kỹ năng: - Học sinh biết vận dụng các tính năng của phần mềm vào học tập, giải toán trong chương trình đã học với phần mềm Toolkit math
3. Thái độ: - HS có ý thức rèn luyên phương pháp tính toán các biểu thức toán học bằng nhiều cách, say mê vẽ đồ thị hàm số chính xác dựa trên tính năng của phần mềm.
- Nhiêm túc, yêu thích môn học, Có ý thức giư gìn cơ sở, vật chất.
4. Năng lực: Sử dụng được phần mềm để tính toán các biểu thức đơn giản, vẽ đồ thị hàm số đơn giản.
- Học sinh nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng chính của màn hình phần mềm TIM.
- Học sinh có thể thực hiện và thao tác được các lệnh chính bằng hai cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: - Học sinh thực hành trực quan trên máy tính
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo án, SGK tin 7, sách đại số lớp 7, phòng máy
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
	1) Vẽ đồ thị hàm số y = - x2 - 1
	2) Rút gọn đa thức 
	* BÀI MỚI:
* Bước 1: Hướng dẫn ban đầu
- Chia nhóm để HS thực hành (2em/ 1máy), Học sinh thực hành tính toán các biểu thức và vẽ đồ thị hàm số đơn giảm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* Bước 2: Hướng dẫn từng phần. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu 1: Tính giá trị của biểu thức sau.
a) 0,24 . (-15)/4
b) 
Câu 2: Vẽ đồ thị hàm số.
a) y = 4x + 1, có nét vẽ bằng 3, màu xanh
Y= 4x+1
Y= 3/x
Y= 3/x
Y= 3*x
Y= 3-5*x
b) y = 3/x, nét vẽ bằng 2, màu đỏ
Câu 3: Làm sạch cửa sổ vẽ đồ thị
Câu 4: Tính tổng hai đa thức p(x)+q(x) biết p(x) = x2 + y – 2xy2 + 5xy + 3
 Q(x) = 3xy2 + 5x2y – 7xy + 2
Câu 1: a) Simplify 0,24*(-15)/4
 answer 
Simplify 5/9/(1/11-5/22)+3/7/(1/15-2/3)
 answer 
Câu 2: a. B1) Tạo nét vẽ bằng 3: Penwidth 3
 B2) Tạo màu cho nét vẽ: pencolor Blue
 B3) Vẽ đồ thị: plot y=4*x+1
b. B1) Tạo nét vẽ bằng 2: Penwidth 2
 B2) Tạo màu cho nét vẽ: pencolor red
 B3) Vẽ đồ thị: plot y=3/x
c. y = 3-5x, nét vẽ bằng 4, màu vàng.
 B1) Tạo nét vẽ bằng 4: Penwidth 4
 B2) Tạo màu cho nét vẽ: pencolor yellow
 B3) Vẽ đồ thị: plot y=3-5*x
d. y = 3x, nét vẽ bằng 2, nét vẽ màu đen
 B1) Tạo nét vẽ bằng 2: Penwidth 2
 B2) Tạo màu cho nét vẽ: pencolor black
 B3) Vẽ đồ thị: plot y=3*x
Câu 3: clear
Câu 4: 
Expand (x^2+y-2*x*y^2-5*x*y+3)+(3*x*y^2+5*x^2*y-7*x*y+2)
 answer 6x2y+xy-2xy+5
* Bước 3: Tổng kết, đánh giá. * GV: - Hướng dẫn HS thực hành → sửa sai (nếu có)
	- Nhận xét ưu khuyết trong quá trình thực hành của HS.
E. DẶN DÒ: - Về ôn tập lại lí thuyết đã học từ bài 6 đến bài 8, làm các bài tập ở SGK và học bài “Học toán với Toolkit Math” để tiết sau làm bài tập.
Tiết 32: BÀI TẬP
Ngày soạn 28/11/2015
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: Nhằm củng cố kiến thức đã học cho học sinh bài 4, 5, 11.
2. Kỹ năng: Vận dụng lý thuyết đã học ở các bài 4, bài 5 và bài 11 để giải một số bài tập và câu hỏi trong SGK và sách bài tập.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và say mê giải các câu hỏi và bài tập. 
 4. Năng lực: - Nhằm củng cố lại độ bền kiến thức đã học ở bài 4, 5 và bài 11.
 - Giúp HS vận dụng lí thuyết đã học để giải một số bài tập và câu hỏi ở SGK, sách bài tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hoạt động theo cặp, hỏi - đáp, hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- Giáo án, SGK tin 7, một máy tính để giới thiệu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
	1) Khởi động phần mềm Excel và mở bài “BAITH4” sau đó chèn thêm hai cột vào trước cột B và ba hàng vào trước hàng 4.
	2) Điều chỉnh độ rộng, hẹp cho cột sao cho hợp lí và đẹp.
	* BÀI MỚI:
Câu 1: Trong ô E10 có công thức =A1+B3 công thức được điều chỉnh như thế nào?
	a) Sao chép ô E10 vào G12. Ta biết khi sao chép địa chỉ ô được điều chỉnh thay đổi theo.
 - Xét cột E với cột G cách nhau hai cột, hàng 10 với hàng 12 cách nhau hai hàng Þ 
+ A1 Sẽ điều chỉnh thay đổi thành C3.
+ B3 Sẽ điều chỉnh thay đổi thành D5. Như vậy ô G12 sẽ có công thức =C3+D5 
b) Sao chép E10 vào G2. 
c) Sao chép E10 vào E3 Þ Cả b và c được thông báo lỗi vì trang tính không có ô với địa chỉ điều chỉnh như vậy. Ta đã biết khi sao chép công thức vào một ô nào đó thì địa chỉ của ô đó phải lứn hơn ô đích.
- Xét hàng 10 của ô đích E10 > hàng 2, 3 của ô được sao chép đến.
d) Di chuyển công thức ô E10 sang G12. Khi di chuyển dữ liệu đích (nguồn) được giữ nguyên không thay đổi Þ địa chỉ ô mới nhận được công thức vẫn là =A1+B3
Câu 2: Cho bảng dữ liệu sau
A
1
25
2
50
3
75
4
Hôm
5
Nay
6
100
7
20
8
40
9
Đi học
	* Cho biết kết quả hàm tính tổng:
	a) =Sum(A1:A3) Þ Kết quả = 150
	b) =Sum(A1:A3,100) Þ Kết quả = 250
	c) =Sum(A1+A4) Þ Kết quả = 25
	d) =Sum(A1:A2,A5) Þ Kết quả = 75
	* Kết quả hàm tính trung bình cộng:
	e) =Average(A1:A5) Þ Kết quả = 50
	f) =Average(A1:A6) Þ Kết quả = 62,5
	g) =Average(A1:A9) Þ Kết quả = 51,6
	k) =Average(A3:A8) Þ Kết quả = 58,8
	e) =Average(A2:A6,15) Þ Kết quả = 60
Câu 3: (HS thảo luận theo cặp)
 Những phát biểu sau đúng hay sai? (Ghi chữ Đ vào câu trả lời đúng, ghi chữ S vào câu trả lời sai).
Để xóa hàng hoặc cột ta chọn cột hoặc hàng và gõ phím Delete. (S)
Khi sao chép công thức ở ô tính thì nội dung ô tính mới giống hệt nội dung ô đích. (S)
 c) Sao chép và di chuyển từ một ô thì nội dung ô này sẽ được giữ nguyên (sao chép) hoặc bị xóa đi (di chuyển) nhưng nội dung ô đích thì giống nhau. (Đ)
Câu 4: Muốn xóa hẳn một hàng ra khỏi bảng tính ta chọn hàng và thực hiện? Edit → Delete
Câu 5: Công thức =B2+A3 được đặt trong ô B3, nếu sao chép công thức này sang ô D4 thì công thức ở ô D4 sẽ là? =D3+C4.
Câu 6: (HS trao đổi theo cặp). Giả sử ô C4 có công thức =C3+B4 nếu chèn thêm một cột mới vào trước cột C, hỏi công thức trong ô C4? Công thức của ô C4 được dịch chuyển sang ô D4 và có dạng =D3+B4, lúc này ô C4 sẽ không chứa dữ liệu mà dữ liệu đó đã được dịch chuyển sang ô D4.
Câu 7: Cho biết hàm tính tổng, tính trung bình cộng, tìm giá trị lớn nhất. tìm giá trị nhỏ nhất?
	- Sum: Hàm tính tổng	- Max: Hàm tìm giá trị lớn nhất
	- Average: Hàm tính trung bình cộng	- Min: Hàm tìm giá trị nhỏ nhất
Câu 8: Để chèn thêm cột vào trang tính ta thực hiện? Insert → Columns
Câu 9: Trang tính có thể chứa những kiểu dữ liệu nào? Kí tự, số, thời gian, hình ảnh, 
Câu 10: Khi chiều dài của số > chiều rộng của ô thì Excel sẽ hiển thị như thế nào? Hiển thị có dạng #####
Câu 11: Cho biết sự khác nhau giữa sao chép và di chuyển.
Sao chép
Di chuyển
- Địa chỉ ô sẽ được điều chỉnh theo
- Địa chỉ ô giữ nguyên không thay đổi
- Dữ liệu đích còn
- Dữ liệu đích không còn nó đã được di chuyển đến vị trí mới.
- Sử dụng lệnh Copy
- Dữ dụng lệnh Cut
E. DẶN DÒ: 
Về ôn tập lại lí thuyết đã học từ bài 1 đến bài 5 để tiết sau ôn tập.
™–œ›&š—˜
Ngày soạn: 06/12/2015
Ngày dạy:Tiết 33: ÔN TẬP (t1)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: - Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học ở học kì I, nhằm củng cố, khắc sâu độ bền kiến thức.
2. Kỹ năng: Ôn lại nôi dung lý thuyết đã học ở học kì I và giải một số bài tập và câu hỏi trong SGK, sách bài tập.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và say mê giải các câu hỏi và bài tập. 
 4. Năng lực: - Nhằm củng cố lại độ bền kiến thức đã học ở học kì I
 - Giúp HS vận dụng lí thuyết đã học để giải một số bài tập và câu hỏi ở SGK, sách bài tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hoạt động theo bàn, hỏi – đáp, trao đổi theo cặp.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- Giáo án, SGK tin 7, một máy tính để giới thiệu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
	1) Lên khởi động Excel và mở bài “BAITH5”, sau đó sao chép khối ô từ B2 đến H10 sang Sheet 3.
	2) Di chuyển khối ô từ B2 đến H10 sang Sheet 2, nhận xét sự khác nhau giữa sao chép và di chuyển..
	* BÀI MỚI:
Câu 1: Chương trình bảng tính là gì?
- Chương trình bảng tính là phần mềm giúp ghi lại dữ liệu dưới dạng bảng và thực hiện tính toán.
Câu 2: Phân biệt bảng tính, trang tính, trang màn hình.
	- Bảng tính: Là một tệp tin (File), bảng tính gồm nhiều trang tính.
	- Trang tính: Gồm các cột, hàng là miền làm việc chính của bảng tính, một trang tính gồm có nhiều trang màn hình.
	- Trang màn hình: Là vùng dữ liệu ta nhìn thấy trên màn hình.
Câu 3: Phân biệt cột, ô, hàng.
- Cột được đánh số thứ tự A, B, C, theo chiều ngang.
- Hàng được đánh số thứ tự 1, 2, 3,  theo chiều dọc.
- Ô tính là vùng giao nhau giữa cột và hàng dùng để chứa dữ liệu.
Câu 4: Hãy cho biết các thành phần chính trên trang tính?
	- Thanh bảng chọn chứa các bảng chọn.
	- Thanh công thức hiển thị dữ liêu, công thức tính toán trong ô được chọn.
	- Thanh công cụ chứa các nút lệnh thường dùng.
	- Có cột, hàng, ô tính.
	+ Hộp tên: Hiển thị địa chỉ ô được kích hoạt.
	+ Khối ô: Các ô được chọn.
Câu 5: Nêu cách chọn đối tượng trên trang tính?
	- Chọn một ô: Nháy chuột vào ô cần chọn.
	- Chọn một cột: Nháy chuột vào nút tên cột cần chọn.
	- Chọn một hàng: Nháy chuột vào nút tên hàng cần chọn.
	- Chọn khối ô: Di chuyển chuột để chọn.
	- Chọn nhiều khối ô không liền kề: Di chuyển chuột để chọn khối đầu + giữ phím Ctrl + lần lượt chọn các khối tiếp theo.
	- Chọn cả trang tính: Nháy chuột vào ô giao nhau giữa tên cột và tên hàng
Câu 6: Phân biệt cách hiển thị dữ liệu trên trang tính.
	- Dữ liệu kiểu số được căn đều về bên phải ô.
	- Dữ liệu kí tự được căn đều về bên trái ô.
Câu 7: Cho biết các phép toán trên trang tính. +, -, *, /, ^, %
Câu 8: Nêu cách nhập công thức, nhập hàm.
Nhập công thức
Nhập hàm
B1: Nháy chọn ô cần nhập công thức
B1: Nháy chọn ô cần nhập hàm
B2: Gõ dấu =
B2: Gõ dấu =
B3: Nhập biểu thức hoặc các phép toán
B3: Nhập hàm
B4: Gõ phím Enter để kết thúc
B4: Nhập địa chỉ ô hoặc số → Gõ phím Enter để kết thúc
Câu 9: HS hoạt động theo bàn.
- Nêu cách đến nhanh địa chỉ ô H10: Nháy chuột vào hộp tên và gõ H10 → Gõ phím Enter.
- Nêu cách chọn đối tượng bằng sử dụng hộp tên.
B1) Nháy chuột vào hộp tên
B2) - Gõ 2:2 chọn hàng 2	;	- Gõ A:D chọn bốn cột A, B, C, D	
	- Gõ A:A chọn cột A;	- Gõ A2:H7 chọn khối ô 
	- Gõ B2:C6,D1:E7,B8:E15 chọn nhiều khối ô
Câu 10: Giả sử cần tính tổng giá trị của ô C2 và D4 sau đó nhân với giá trị của ô B2 công thức nào sau là đúng?
a) (D4+C2)*B2	b) D4+C2*B2	c) =(D4+C2)*B2	d) =(D4+C2)B2
Câu 11: - Giả sử ta chọn một khối ô A3:D20. Hãy cho biết ô nào được kích hoạt? Ô A3 
	 - Cách nhập hàm nào sau đây là không đúng?
a) = Sum(5,A3,B1)	 b) =Sum(5;A3;B1)	 c) =Sum(5,A3,B1)	 d) =Sum (5,A3,B1)
Câu 12: Giả sử ô B3 có công thức như sau =B2+A3 nếu ta sao chép công thức này sang ô D4 thì trong ô D4 sẽ là: =D3+C4 vì: khi sao chép công thức từ ô B3 sang ô D4 địa chỉ ô sẽ được thay đổi theo.
 Cột B2 sẽ thay đổi thành D3
 Cột A3 sẽ thay đổi thành C4
	- Xét cột: từ B đến D tăng hai cột.
	- Xét hàng: Từ 3 đến 4 tăng một hàng
Câu 13: Giả sử ta có khối ô A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27, 2. Hãy cho biết kết quả tính trung bình cộng: Kết quả = 11
E. DẶN DÒ: 
- Về xem lại nội dung đã ôn tập.
- Xem tiếp kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5 để tiết sau ôn tập tiếp.
Ngày soạn: 06/12/2015
Ngày dạy:Tiết 34: ÔN TẬP (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: - Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học ở học kì I, nhằm củng cố, khắc sâu độ bền kiến thức.
2. Kỹ năng: Ôn lại nôi dung lý thuyết đã học ở học kì I và giải một số bài tập và câu hỏi trong SGK, sách bài tập.
- HS vận dụng các hàm đã học để tính toán.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và say mê giải các câu hỏi và bài tập. 
 4. Năng lực: - Nhằm củng cố, khắc sâu độ bền kiến thức đã học ở học kì I
 - Giúp HS vận dụng lí thuyết đã học để giải một số bài tập và câu hỏi ở SGK, sách bài tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: - Hoạt động theo bàn, hỏi – đáp, trao đổi theo cặp.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo án, SGK tin 7, một máy tính để giới thiệu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 1) Cho bảng dữ liệu sau.
A
B
C
1
20
40
2
70
10
3
15
30
4
80
50
5
100
60
	a) Tính trung bình cộng của khối ô từ A1 đến C5 vào ô C6.
	b) Sao chép khối ô từ A1 đến C5 vào Sheet 2, sau đó nhận xét kết quả.
 c) Sao chép công thức ở ô C6 vào ô H3 và nhận xét kết quả của ô H3.
* BÀI MỚI:	Câu 1: HS hoạt động theo nhóm
 Ở Việt Nam nhiệt độ trung bình tính bằng oc (Celsius), còn một số nước trên thế giới tính bằng oF. Công thức biến đổi giữa hai thang nhiệt độ là F = 9/5 + 32.
A
B
1
oc
oF
2
0
=9/5*A2+32
3
5
=9/5*A3+32
4
:
:
	B1: HS tính
B2: Sao chép công thức cho các ô còn lại. Đưa chuột vào ô vuông màu đen mằm góc dưới bên phải ô B3 → nháy đúp chuột.
B3: Thêm cột để nhập phần tính toán độ chênh lệnh giữa hai thang nhiệt độ.
	B3.1: Insert → Columns
	B3.2: Tính chênh lệch, =B2-A2 → Sao chép công thức cho các ô còn lại.
Câu 2: HS hoạt động theo nhóm
 Tính chỉ số khối cơ thể để xác định gầy, béo theo công thức BIM = W/H2. Trong đó W – cân nặng (Kg), H – chiều cao (mét), BIM 25 → Người béo
Câu 3: Cụm từ F5 trong hộp tên có nghĩa là? Địa chỉ ô F5 đang được kích hoạt
Câu 4: - Bạn An nói “Một nhóm các ô tạo nên một khối, bạn An nói đúng hay sai? Bạn An nói chưa chính xác (Sai) vì khối ô được tạo bởi một nhóm các ô liền kề tạo thành hình chữ nhật.
 - Cho bảng dữ liệu sau: Hãy cho biết dữ liệu ở các ô trong bảng chứa kiểu dữ liệu nào?
A
B
C
D
1
10-Dec-10
125
125
10/2/10
	- Ô A1,D1: Dữ liệu kiểu ngày.
	- Ô B1: Dữ liệu kiểu kí tự.
	- Ô C1: Dữ liệu kiểu số
E. DẶN DÒ: 
	Về ôn lại kiến thức đã học để tiết sau kiểm tra hết học kì I
Tiết 35 - 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 20/12/2015
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Nhằm đánh giá kết quả học tập kết quả học tập, độ bền kiến thức của học sinh ở học kì I.
- Năng lực tiếp thu bài, khả năng vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán đơn giản bằng cách sử dụng công thức, sử dụng hàm, thể hiện cách trình bày bảng.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Học sinh làm trên máy tính và thi thực hành trên máy.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- Đề kiểm tra, phòng máy.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 	
	* BÀI MỚI:
	Có đề đính kèm
Ngày soạn: 30/12/2015
Tiết 37: HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (t1) 
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và mối quan hệ giữa chúng.
- HS hiểu được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.
- HS bước đầu hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm.
2. Kỹ năng: - Biết khởi động và thoát khỏi phần mềm
- HS thao tác vẽ được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.
3. Thái độ: Nghiêm túc học tập, say mê với công việc vẽ hình học.
4. Năng lực: Thông qua phần mềm HS biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học được học trong chương trình môn toán.
- Thực hành vẽ được tam giác, đường phân giác, đường trung trực, đường vuông góc, hình bình hành.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hỏi - đáp, quan sát trực quan, trao đổi theo cặp, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- Giáo án, SGK tin 7, một máy tính có cài đặt phần mềm để giới thiệu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
	1) Lên tính ĐTB cho tường môn học
	2) Lọc ra danh sách học sinh có ĐTB =8,5
	* BÀI MỚI:
	 HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu.
	Các em vừa được học tính toán, vễ đồ thị hàm số với Toolkit Math.
?Trong toán học các em học môn số học và môn gì nữa – HS môn hình học
?Vậy các em vẽ hình bằng những công cụ nào? – HS thước, Eke, Compa, 
?Vẽ như vậy có chính xác không? – HS không được chính xác lắm
?Tim học và máy tính có thể giúp ta vẽ hình nhanh lại chính xác nhờ phần mềm hỗ trợ, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ hình nhưng ở chư

File đính kèm:

  • docBai_4_Su_dung_cac_ham_de_tinh_toan_20150727_112415.doc