Giáo án Tin học 7 tiết 59: Học vẽ hình hình học động với geogebra
2. Làm quen GeoGebra.
a. Khởi động.
¬ - Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm trên màn hình.
b. Giới thiệu màn hình.
+ Màn hình làm việc của phần mềm bao gồm:
- Bảng chọn;
- Thanh công cụ;
- Khu vực các đối tượng hình vẽ.
Ngày soạn: 28/03/2015 Ngày day: 30/03/2015 Tuần 30 Tiết: 59 HỌC VẼ HÌNH HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng. - Biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học. 2. Kĩ năng: Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: 7A1: 7A2: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong nội dung bài học. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm. + GV: Dựa trên nội dung đặt vấn đề giới thiệu cho HS những tính năng của phần mềm giúp hỗ trợ những khó khăn của các em. + GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thêm trong SGK và rút ra kết luận. + GV: Yêu cầu HS đọc SGK để biết về phần mềm. + HS: Là một phần mềm giúp các em học tập hình học trong môn toán. Phần mềm này có khả năng: - Vẽ và thiết kế hình học chính xác. - Tạo sự chuyển động của các hình. + HS: Đọc thông tin trong SGK. 1. Giới thiệu phần mềm. - Đọc SGK/119. Hoạt động 2: Làm quen với GeoGebra. Khởi động: + GV: Hướng dẫn HS khởi động phần mềm. Giới thiệu màn hình: + GV: Màn hình làm việc của phần mềm bao gồm những gì? + GV: Bảng chọn chứa gì? + GV: Giới thiệu về thanh công cụ. + GV: Thanh công cụ dùng để làm gì? + GV: Yêu cầu HS nháy chuột lên một nút lệnh và nhận xét. + GV: Làm thế nào để phân biệt các công cụ và công dụng của nó. Các công cụ vẽ và điều khiển hình: + GV: Giới thiệu các công cụ làm việc chính. + GV: Để chọn một công cụ ta làm như thế nào? Mở và ghi tệp vẽ hình: + GV: Yêu cầu HS đọc SGK/120 và trả lời các câu hỏi sau. + GV: Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là gì? + GV: Để thực hiện lưu hình chúng ta làm như thế nào? + GV: Yêu cầu HS nêu thao tác mở một tệp đã có * Thoát khỏi phần mềm. + GV: Thao tác thoát khỏi phần mềm. + GV: Thực hiện củng cố các thao tác trên cho HS. + HS: Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm trên màn hình. + HS: Bảng chọn; thanh công cụ; khu vực các đối tượng hình vẽ. + HS: Chứa các lệnh chính. + HS: Chứa các công cụ làm việc. + HS: Dùng để vẽ, điều chỉnh và làm việc với các đối tượng. + HS: Xuất hiện các công cụ khác cùng nhóm. + HS: Mỗi công cụ đều có một biểu tượng riêng tương ứng. Biểu tượng cho biết công dụng của nó. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe, quan sát nhận biết. + HS: Nháy chuột lên biểu tượng của công cụ này. + HS: Đọc sách và tìm hiểu chuẩn bị các nội dung trả lời. + HS: Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là ggb. + HS: Để lưu hình hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc thực hiện lệnh File à Save từ bảng chọn. + HS: Nhấn Ctrl + O hoặc File à Open. Nháy chọn Open. + HS: Nháy chuột chọn File à Close hoặc Alt + F4. + HS: Chú ý các thao tác thực hiện của GV. 2. Làm quen GeoGebra. a. Khởi động. - Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm trên màn hình. b. Giới thiệu màn hình. + Màn hình làm việc của phần mềm bao gồm: - Bảng chọn; - Thanh công cụ; - Khu vực các đối tượng hình vẽ. c. Các công cụ vẽ và điều khiển hình. - Để vẽ hình chúng ta cần các công cụ. Để chọn một công cụ ta nháy chuột lên biểu tượng của nó. d. Mở và ghi tệp vẽ hình. - Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là ggb. - Để lưu hình hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc thực hiện lệnh File à Save từ bảng chọn. - Để mở tệp đã có nhấn Ctrl + O hoặc File à Open. Nháy chọn Open. e. Thoát khỏi phần mềm. - Nháy chuột chọn File à Close hoặc Alt + F4. Hoạt động 3: Vẽ hình đầu tiên. + GV: Hướng dẫn HS các thao tác mẫu thực hiện vẽ hình. + GV: Yêu cầu HS tạo đoạn thẳng AB dựa trên công cụ tạo đoạn thẳng. + GV: Yêu cầu HS tạo đoạn thẳng BC dựa trên công cụ tạo đoạn thẳng. + GV: Dựa trên hai đoạn thẳng đã có vẽ tam giác ABC trên mặt phẳng. + GV: Yêu cầu HS sử dụng công cụ thích hợp di chuyển điểm A, B, C. + GV: Hướng dẫn sửa sai các thao tác cho HS thực hiện. + HS: Đọc SGK/121 – 122 và theo dõi các thao tác GV thực hiện à Nhận biết thao tác. + HS: Sử dụng công cụ tạo đoạn thẳng bằng cách nháy mũi tên bên cạnh nút trên công cụ liên quan đến đường thẳng. + HS: Tương tự vẽ đoạn thẳng BC với điểm B đã được vẽ trước đó trong đoạn AB. + HS: Nối điểm C với A tạo đoạn thẳng AC à Tam giác ABC. + HS: Sử dụng công cụ di chuyển để thực hiện việc di chuyển. Bằng cách nháy chuột tại các điểm A, B, C và kéo thả chuột. + HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV đưa ra. 3. Vẽ hình đầu tiên: Tam giác ABC. - Xem SGK/121 – 122. 4. Củng cố: - Củng cố thao tác vẽ hình tam giác. 5. Dặn dò: - Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan_30__tiet_59__tin_7__2014__2015_20150727_111648.doc