Giáo án Tin học 7 - Học kì 2 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thanh Thùy

- GV: Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó. Ví dụ như em muốn lọc ra những bạn nào có điểm Ngữ văn là , lọc ra những bạn nào có điểm Tin học là 10

- Kết quả lọc dữ liệu không sắp xếp lại dữ liệu, kết quả lọc được hiển thị theo thứ tự ban đầu, còn các hàng khác sẽ bị ẩn đi.

- GV: hướng dẫn HS các bước thực hiện lọc dữ liệu.

- HS: chú ý quan sát và ghi bài.

- GV: lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho các bước thực hiện lọc dữ liệu.

- GV: sau khi có kết quả lọc theo giá trị trong 1 cột, ta có thể chọn cột khác để tiếp tục lọc các hàng thỏa mãn thêm các tiêu chuẩn bổ sung.

*Hoạt động 2

- GV: Khi nháy chuột ở mũi tên trên tiêu đề cột phía trên danh sách chọn ta sẽ thấy lựa chọn (Top 10.). Lựa chọn này dùng để lọc các hàng có giá trị dữ liệu thuộc một số giá trị (ví dụ 3 hoặc 5 hàng) lớn nhất hoặc nhỏ nhất trong cột đó. Chẳng hạn em có thể lọc các hàng có dữ liệu thuộc 3 giá trị lớn nhất hoặc 5 giá trị nhỏ nhất.

- GV: hướng dẫn HS các bước thực hiện lọc dữ liệu.

- HS: chú ý quan sát và ghi bài.

- GV: lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho các bước thực hiện lọc dữ liệu.

* Chú ý: Nếu trong vùng cần lọc, số dữ liệu phù hợp với yêu cầu nhiều hơn số giá trị cần lọc thì sẽ hiển thị tất cả các giá trị phù hợp đó.

VD: trong bảng điểm lớp em, lọc theo điểm toán các hàng có giá trị lớn nhất và lấy giá trị là 2 hàng nhưng trong bảng điểm có 1 bạn được 10 và 5 bạn được 9 thì sẽ hiển thị cả 6 hàng chứ không phải là 2 hàng như lựa chọn ban đầu.

 

doc72 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 7 - Học kì 2 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thanh Thùy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phần mề học toán đơn giản dành cho học sinh THCS.
- Toolkit Math (TIM) là công cụ để hỗ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị
*Hoạt động 2
- GV: em hãy nêu cách khởi động một chương trình đã được cài đặt trên máy tính ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
 + C1: nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình trên màn hình nền Desktop.
 + C2: Nháy chọn Start -> Program -> nháy chọn vào tên chương trình cần mở.
2. Khởi động phần mềm.
- B1: nháy đúp chuột vào biêt tượng chương trình Toolkit Math trên màn hình nền.
- B2: nháy chuột vào ô Algebra Tools (công cụ đại số) để bắt đầu làm việc.
*Hoạt động 3 
- GV: màn hình làm việc của một chương trình bao gồm những thành phần nào ?
- HS trả lời: bao gồm thanh tiêu đề
 Thanh bảng chọn
 Màn hình làm việc
- GV: cho HS quan sát màn hình làm việc của phần mềm Toolkit Math.
- Có thể di chuyển chuột đến các bảng chọn để chọn lệnh cần thực hiện.
- Các lệnh được thực hiện sẽ hiển thị ở cửa sổ làm việc chính.
- GV: ta có thể phóng to, thu nhỏ hay đóng các cửa sổ này tương tự như với các chương trình khác trên máy tính.
3. Màn hình làm việc của phần mềm.
a, Thanh bảng chọn:
- Là nơi thực hiện các lệnh chính của phần mềm.
- Trên thanh bảng chọn có nhiều bảng chọn, mỗi bảng chọn sẽ có 1 bảng chọn nhỏ tương ứng.
b, Cửa sổ dòng lệnh:
- Nằm phía dưới của màn hình.
- Là nơi gõ các lệnh cần thực hiện.
- Khi gõ xong lệnh, ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
c, Cửa sổ làm việc chính:
- Là nơi hiển thị tất cả các lệnh và kết quả của các lệnh được thực hiện.
d, Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số:
- Có màu xanh, nằm bên phải màn hình.
- Hiển thị kết quả của các lệnh vẽ đồ thị hoặc có liên quan đến dồ thị hàm số.
*Hoạt động 4
- GV: Để tính toán các biểu thức, ta sử dụng lệnh Simplify.
- Sau khi ấn phím Enter để thực hiện lệnh, trên cửa sổ làm việc chính sẽ hiển thị kết quả như sau :
 Simplify 1/5 + 3/4
 answer:
- GV: nếu gõ sai cú pháp của lệnh, sau khi ấn phím Enter, máy tính sẽ hiện lên thông báo câu lệnh sai và không hiển thị kết quả.
- Chú ý: kí hiệu các phép toán :
 Nhân: * Chia: / Lũy thừa: ^ Thập phân: .
- Lệnh Plot dùng để vẽ các đồ thị hàm số đơn giản.
- GV: sau khi ấn phím Enter, kết quả sẽ được hiển thị ở của sổ vẽ đồ thị hàm số, có dạng:
4. Các lệnh tính toán đơn giản.
a, Tính toán các biểu thức đơn giản:
- Cú pháp: Simplify 8
- ý nghĩa: tính toán giá trị của các biểu thức.
VD : Tính giá trị của biểu thức : 1/5 + 3/4
+ B1: từ của sổ dòng lệnh, gõ :
 Simplify 1/5+3/4
+ B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
* Có thể thực hiện lệnh từ bảng chọn :
- Chọn bảng chọn Algebra -> Simplify -> xuất hiện hộp thoại Simplify.
- Gõ biểu thức cần tính tại dòng Expression to Simplify.
- Chọn OK để thực hiện, Cancel để hủy bỏ.
b, Vẽ đồ thị đơn giản:
- Cú pháp: Plot y = 8
- ý nghĩa: vẽ trực tiếp các đồ thị hàm số đơn giản.
VD : vẽ đồ thị hàm số y = 3x + 1
- B1 : Từ của sổ dòng lệnh, gõ :
 Plot y = 3*x+1
- B2 : ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
4) Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài.
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5) Hướng dẫn về nhà : - Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
Tuần 26
Ngày soạn: 01/03/2013
 Tiết 51: Học Toán với Toolkits Math (Tiết2)
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng đã được học trong phần mềm TIM.
+ HS có thể thưc hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả 2 cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
+ HS hiểu và áp dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải toán trong chương trình học trên lớp của mình.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, các hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu Projector.
+ HS: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập, kiến thức cơ bản.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
- Kiểm tra sĩ số và vị trí học sinh theo từng máy tính trong phòng.
2) Kiểm tra bài cũ :
	- HS1: Nêu cú pháp của lệnh tính toán các biểu thức đơn giản ?
3) Nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: sắp xếp học sinh thực hành máy tính.
 2 HS/ 1 máy tính.
- Yêu cầu HS khởi động máy tính.
- GV : cho HS khởi động phần mềm.
1. Khởi động phần mềm.
- B1: nháy đúp chuột vào biêt tượng chương trình Toolkit Math trên màn hình nền.
- B2: nháy chuột vào ô Algebra Tools (công cụ đại số) để bắt đầu làm việc.
*Hoạt động 2
- GV: màn hình làm việc của một chương trình Toolkit Math bao gồm những thành phần nào ?
- HS trả lời: bao gồm : Thanh bảng chọn
 Cửa sổ dòng lệnh
 Cửa sổ làm việc chính
 Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số
- GV: yêu cầu HS quan sát màn hình làm việc của phần mềm Toolkit Math.
- Có thể di chuyển chuột đến các bảng chọn để chọn lệnh cần thực hiện.
- Các lệnh được thực hiện sẽ hiển thị ở cửa sổ làm việc chính.
- GV: ta có thể phóng to, thu nhỏ hay đóng các cửa sổ này tương tự như với các chương trình khác trên máy tính.
2. Làm quen với màn hình làm việc của phần mềm.
a, Thanh bảng chọn:
- Là nơi thực hiện các lệnh chính của phần mềm.
- Trên thanh bảng chọn có nhiều bảng chọn, mỗi bảng chọn sẽ có 1 bản chọn nhỏ tương ứng.
b, Cửa sổ dòng lệnh:
- Nằm phía dưới của màn hình.
- Là nơi gõ các lệnh cần thực hiện.
- Khi gõ xong lệnh, ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
c, Cửa sổ làm việc chính:
- Là nơi hiển thị tất cả các lệnh và kết quả của các lệnh được thực hiện.
d, Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số:
- Có màu xanh, nằm bên phải màn hình.
- Hiển thị kết quả của các lệnh vẽ đồ thị hoặc có liên quan đến dồ thị hàm số.
*Hoạt động 4
- GV: Để tính toán các biểu thức, ta sử dụng lệnh Simplify.
- Sau khi ấn phím Enter để thực hiện lệnh, trên cửa sổ làm việc chính sẽ hiển thị kết quả như sau :
 Simplify - 3/4 + 2/5
 answer:
- Kết quả:  ; 9.66 ; 43 
- GV: nếu gõ sai cú pháp của lệnh, sau khi ấn phím Enter, máy tính sẽ hiện lên thông báo câu lệnh sai và không hiển thị kết quả.
- Lệnh Plot dùng để vẽ các đồ thị hàm số đơn giản.
- GV: sau khi ấn phím Enter, kết quả sẽ được hiển thị ở của sổ vẽ đồ thị hàm số, có dạng:
- GV : Yêu cầu HS thực hành các bài tập trong phần thực hành, làm các bài tập phần a, b (SGK - 118).
4. Thực hành các lệnh tính toán đơn giản.
a, Tính toán các biểu thức đơn giản:
- Cú pháp: Simplify 8
- ý nghĩa: tính toán giá trị của các biểu thức.
Bài tập : Tính giá trị của biểu thức: 
 -3/4 + 2/5
 -6/5 - 1/5
 2,3 . 4,2
 42 + 33
+ B1: từ của sổ dòng lệnh, gõ:
 Simplify -3/4 + 2/5
+ B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
b, Vẽ đồ thị đơn giản:
- Cú pháp: Plot y = 8
- ý nghĩa: vẽ trực tiếp các đồ thị hàm số đơn giản.
Bài tập : vẽ đồ thị các hàm số :
 y = x + 1
 y = x2 - 1
 y = 3x2 + 2
- B1 : Từ của sổ dòng lệnh, gõ :
 Plot y = x+1
- B2 : ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
- Làm bài tập a, b trong phần thực hành 7 (SGK - 118).
4) Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài.
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5) Hướng dẫn về nhà : 
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
Tuần 26
Ngày soạn: 01/03/2013
 Tiết 52: Học Toán với Toolkits Math (Tiết3)
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng đã được học trong phần mềm TIM.
+ HS có thể thưc hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả 2 cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
+ HS hiểu và áp dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải toán trong chương trình học trên lớp của mình.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, các hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu Projector.
+ HS: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập, kiến thức cơ bản.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
- Kiểm tra sĩ số và vị trí học sinh theo từng máy tính trong phòng.
2) Kiểm tra bài cũ :
	- HS1: Em hãy nêu kí hiệu của các phép toán nhân, chia, lũy thừa trong Excel ?
3) Nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Lệnh Simplify không những cho phép tính toán với các phép toán đơn giản, mà còn có thể thực hiện nhiều tính toán phức tạp với các loại biểu thức đại số khác nhau.
- Sau khi ấn phím Enter, trên cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện kết quả của biểu thức:
 Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20
 answer: 
- GV: Lệnh Expand dùng để khai triển, rút gon, tính toán trên các đa thức hay đơn thức.
- Sau khi ấn phím Enter, trên cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện kết quả của biểu thức:
 Expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
 answer: 18 . x5 . y3
- VD: thực hiện phép cộng, trừ đa thức:
 (3x2 + x - 1) + (4x2 - 4x + 5)
 Expand (3*x^2+x-1)+(4*x^2-4*x+5)
 answer: 7 . x2 - 3 . x + 4
- GV: Lệnh Solve dùng để tìm nghiệm của một đa thức (hay còn gọi là giải phương trình đại số).
- Sau khi ấn phím Enter, trên cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện kết quả của biểu thức:
 Solve 3*x + 1 = 0 x
 answer: 
- GV: Lệnh Make dùng để định nghĩa các đa thức, cho phép ta dùng các kí hiệu (f, g, ) để định nghĩa các đa thức mà ta quan tâm. Sau đó ta có thê dùng các tên gọi này vào các công việc tính toán khác mà không cần phải gõ lại đa thức ban đầu.
- Lúc này, đa thức 3x-2 đã được định nghĩa thông qua tên gọi p(x), ta có thể tính toán đa thức này với các đa thức khác.
VD: Expand (x^2 +1) * p(x)
 answer: 3 . x3 - 2 . x2 + 3 . x - 2
- Có thể giải phương trình hàm số p(x) đã được định nghĩa bằng lệnh Solve: Solve p(x) = 0 x
- Lệnh Graph chỉ sử dụng để vẽ đồ thị các hàm số đã được định nghĩa.
- Sau khi thực hiện, tại của sổ đồ thị hàm số sẽ hiển thị đồ thì của hàm số p(x) = 3x - 2 có dạng:
5. Các lệnh tính toán nâng cao.
a, Biểu thức đại số:
- Cú pháp: Simplify 8
- ý nghĩa : tính toán, rút gọn các biểu thức đại số.
VD : tính giá trị của biểu thức : 
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ :
 Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
b, Tính toán với đa thức:
- Cú pháp: Expand 8
- ý nghĩa: thực hiện các phép toán trên các đơn thức và đa thức (rút gọn biểu thức).
VD: Rút gọn đơn thức: 2x2y.9x3y2
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ :
 Expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
* Có thể thực hiện lệnh từ bảng chọn :
- Chọn bảng chọn Algebra -> Expand -> xuất hiện hộp thoại Expand.
- Gõ biểu thức cần tính tại dòng Expression to Expand.
- Chọn OK để thực hiện hoặc Cancel để hủy bỏ.
c, Giải phương trình đại số:
- Cú pháp: Solve 8
- ý nghĩa: giải một phương trình hàm số đơn giản.
VD: Giải phương trình: 3x +1 = 0
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ :
 Solve 3*x + 1 = 0 x
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
d, Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số:
- Cú pháp: Make 8
- ý nghĩa: định nghĩa một hàm số bằng các kí hiệu f, g, p để có thể dùng lại sau này mà không cần viết lại hàm số.
VD: định nghĩa đa thức P(x) = 3x - 2
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ :
 Make p(x) 3*x - 2
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
e, Vẽ đồ thị các đa thức đã được định nghĩa:
- Cú pháp: Graph 8
- ý nghĩa: vẽ đồ thị một hàm số đã được định nghĩa.
VD: vẽ đồ thị hàm số p(x) đã được định nghĩa ở phần d.
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ : Graph p
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
*Hoạt động 2
- GV : có thể thực hiện được nhiều thao tác trên cửa sổ dòng lệnh.
- Lệnh Clear dùng để xóa toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời.
- VD : để đặt nét bút có độ dày là 4, từ cửa sổ dòng lệnh ta gõ : Penwidth 4 8
- Để đặt màu xanh, ta gõ lệnh : Pencolor Blue 8
- Các màu sắc quy định dùng các từ tiếng Anh :
 Blue - xanh Red - đỏ Black - đen 
 Magenta - hồng yellow - vàng 
6. Các chức năng khác.
a, Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh:
- Có thể di chuyển con trỏ soạn thảo trong cửa sổ dòng lệnh để sửa các lỗi chính tả.
- Nếu gõ sai lệnh, phần mềm sẽ thông báo lỗi.
- Để quay lại các lệnh đã thực hiện trước, ta sử dụng phím mũi tên # và $, các lệnh đã gõ sẽ hiện ra và ta có thể sử dụng như lệnh mới.
b, Lệnh xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị:
 Clear 8
c, Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị:
- Lệnh đặt nét vẽ đồ thị: Penwidth
- Lệnh đặt màu thể hiện đồ thị: Pencolor
4) Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài.
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5) Hướng dẫn về nhà: - Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
Tuần 26
Ngày soạn: 02/3/2013
 Tiết 53: Học Toán với Toolkits Math (Tiết 4)
I. Mục tiêu bài giảng:
+ HS nhận biết và phân biệt được các màn hình chính và các chức năng đã được học trong phần mềm TIM.
+ HS có thể thưc hiện và thao tác được các lệnh chính đã học bằng cả 2 cách từ hộp thoại và từ dòng lệnh.
+ HS hiểu và áp dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giải toán trong chương trình học trên lớp của mình.
II. Phương tiện và cách thức:
a. Phương tiện thực hiện:
+ GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, các hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu Projector.
+ HS: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập, kiến thức cơ bản.
b. Cách thức tiến hành:
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
- Kiểm tra sĩ số và vị trí học sinh theo từng máy tính trong phòng.
2) Kiểm tra bài cũ :
	- HS1: Em hãy nêu kí hiệu của các phép toán nhân, chia, lũy thừa trong Excel ?
3) Nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: sắp xếp học sinh thực hành máy tính.
 2 HS/ 1 máy tính.
- Yêu cầu HS khởi động máy tính.
- GV : cho HS khởi động phần mềm.
1. Khởi động phần mềm.
- B1: nháy đúp chuột vào biêt tượng chương trình Toolkit Math trên màn hình nền.
- B2: nháy chuột vào ô Algebra Tools (công cụ đại số) để bắt đầu làm việc.
* Hoạt động 2
- GV: yêu cầu HS nhắc lại các câu lệnh tính toán nâng cao.
- HS suy nghĩ và trả lời.
+ Lệnh tính toán với các biểu thức đại số:
 Simplify 8
+ Lệnh tính toán với đa thức :
 Expand 8
+ Lệnh thực hiện giải các phương trình đại số :
 Solve 8
+ Lệnh định nghĩa các đa thức và đồ thị hàm số :
 Make 8
+ Lệnh vẽ đồ thị hàm số của các đa thức đa được định nghĩa :
 Graph 8
- GV: hướng dẫn HS làm bài.
- Sau khi ấn phím Enter, trên cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện kết quả của biểu thức:
 Simplify 5/9/(1/11-5/22)+5/9/(1/15-2/3)
 answer: -5
 Expand (3*x^2+x-1)+(4*x^2-4*x+5)
 answer: 7 . x2 - 3 . x + 4
 Solve 3*x + 1 = 0 x
 answer: 
VD: 
make r(x) 3/x
 r (x) : 3/x 
clear 
 : ok 
pencolor blue
 : ok 
penwidth 5
 : ok 
graph r
 : ok
2. Thực hành các lệnh tính toán nâng cao.
a, Biểu thức đại số:
- Tính toán, rút gọn các biểu thức đại số sau đây :
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ :
 Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
b, Tính toán với đa thức:
- Rút gọn các đa thức sau:
 a, 2x2y.9x3y2 b, (3x2 + x - 1) + (4x2 - 4x + 5)
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ :
 Expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
c, Giải phương trình đại số:
- Giải các phương trình sau: 
a, 3x +1 = 0 b, 3x2 + x - 1 = 0
c, 4x2 - 4x + 5 = 0 d, 3x – 2 = 0
- B1 : Tại cửa sổ dòng lệnh, gõ :
 Solve 3*x + 1 = 0 x
- B2: ấn phím Enter để thực hiện lệnh.
d, Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số:
- Thực hành phần 7c (SGK - 118).
- Định nghĩa các đa thức trong phần 7b (SGK - 118), sau đó dùng lệnh vẽ đồ thị các hàm số đã định nghĩa để vẽ đồ thị các hàm số đó.
Make p(x) x^2*y-2*x*y^2+5*x*y+3
 p (x) : x^2*y-2*x*y^2+5*x*y+3 
Make q(x) 3*x*y^2+5*x^2*y-7*x*y+2
 q (x) : 3*x*y^2+5*x^2*y-7*x*y+2 
expand p(x) + q(x)
 answer: 6*x^2*y+x*y^2-2*x*y+5
*Hoạt động 3
- GV : yêu cầu HS thực hành trên máy tính.
- Lệnh Clear dùng để xóa toàn bộ thông tin hiện đang có trên cửa sổ vẽ đồ thị hiện thời.
- VD : để đặt nét bút có độ dày là 4, từ cửa sổ dòng lệnh ta gõ : Penwidth 4 8
- Để đặt màu xanh, ta gõ lệnh : Pencolor Blue 8
- Các màu sắc quy định dùng các từ tiếng Anh :
 Blue - xanh Red - đỏ Black - đen 
 Magenta - hồng yellow - vàng 
3. Thực hành các chức năng khác.
- Thực hành các thao tác trên cửa sổ dòng lệnh.
- Quay lại các lệnh đã thực hiện và sử dụng các lệnh đó để không cần phải gõ lại lệnh.
- Xóa các thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị bằng lệnh: Clear 8
- Vẽ lại các đồ thị hàm số đã thực hiện bằng cách dùng lệnh đặt nét vẽ đồ thị: Penwidth và lệnh đặt màu thể hiện đồ thị: Pencolor với màu sắc và độ dày nét vẽ tùy ý.
4) Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài.
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
Tuần 27
Ngày soạn: 15/3/2013
 Tiết 54:Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ (Mục 1; 2; 3)
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
+ HS nắm được một số dạng biểu đồ thường dùng.
+ HS biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu.
+ HS biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra.
+ Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, các hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu Projector.
+ HS: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập, kiến thức cơ bản.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
- Kiểm tra sĩ số và vị trí học sinh theo từng máy tính trong phòng.
2) Kiểm tra bài cũ :
	- HS1: Chương trình bảng tính Excel có thể thực hiện được những công việc gì ?
3) Nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: trong các bảng tính như: Bảng tổng kết số HS giỏi qua các năm của trường THCS Lê Hồng Phong, bảng thành tích huy chương vàng các nước trong Segame 22, bảng theo dõi tổng giá trị sản xuất của nước ta qua các năm Để so sánh số liệu trong các bảng tính này ta phải mất một thời gian mới có thê nhận biết được.
- GV: Cho HS quan sát một bảng tính thành tích huy chương vàng, yêu cầu HS quan sát xem nước nào có số HCV nhiều nhất.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV: với các số liệu trong bảng tính, ta thực hiện minh họa bằng biểu đồ sẽ dễ dàng nhận ra hơn.
1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ.
- Biểu đồ là cách minh họa dữ liệu trực quan, giúp ta dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
*Hoạt động 2
- GV: Với chương trình bảng tính, em có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu.
- GV : cho HS quan sát các dạng biểu đồ.
- HS chú ý quan sát và ghi bài.
2. Một số dạng biểu đồ.
- Biểu đồ cột : thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
- Biểu đồ đường gấp khúc : dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
- Biểu đồ hình tròn : Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
*Hoạt động 3
- GV : Trong chương trình bảng tính, biểu đồ được tạo từ dữ liệu trên trang tính.
- GV : thực hiện các bước để tạo biểu đồ cho HS quan sát.
- GV : tren hộp thoại đầu tiên, ta sẽ thấy biểu đồ dạng cột đơn giản nhát được đánh dấu là dạng biểu đồ mặc định. Ta có thể chọn dạng biểu đồ khác để phù hợp hơn với yêu cầu minh họa dữ liệu.
- GV : thực hiện chọn dạng biểu đồ cho HS quan sát.
- HS chú ý quan sát các thao tác.
- GV : Việc chọn dạng biểu đồ thích hợp cũng góp phần minh họa dữ liệu một cách sinh động và trực quan hơn.
- Ngầm định trong chương trình bảng tính sẽ chọn tất cả dữ liệu của bảng tính.
- Nếu chỉ cần tạo biểu đồ cho 1 phần dữ liệu trong bảng tính thì ta phải thay đổi lại miền dữ liệu.
- Trong trường hợp có nhiều dữ liệu (nhiều cột, nhiều hàng), việc lựa chọn dữ liệu để minh họa sẽ làm cho biểu đồ trở nên đơn giản hơn nhưng vẫn phản ánh được nộ dung chính của dữ liệu.
3. Tạo biểu đồ.
- Biểu đồ được tạo từ dữ liệu trên trang tính.
- Các bước để tạo một biểu đồ :
 + B1 : Chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
 + B2 : Nháy chọn nút lệnh Cha

File đính kèm:

  • docTIN_HOC_7_HK_II.doc